Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Tôi là Thiên Sứ

              
Đề bài.
Đọc đoạn văn sau đây, hãy làm bài theo yêu cầu.
Có một nhà điêu khắc đang khắc gọt từng nhát dao lên một khối đá cẩm thạch, một em bé trai đứng gần đó nhìn ông ta một cách hiếu kỳ. Khối đá cẩm thạch này dần dần hiện lên đầu, bờ vai, cánh tay, thân hình, tiếp theo là tóc, đôi mắt, mũi, miệng v v ..., thế là một em bé gái hiện lên trước mắt.

Em bé trai cảm thấy rất kinh ngạc liền hỏi nhà điêu khắc rằng: "Tại sao ông biết có Thiên sứ ở trong khối đá này? "
Nhà điêu khắc cười ha hả nói với em rằng: "Trong khối đá này vốn chẳng có gì cả, chẳng qua là bác đưa sứ giả này ra từ trong trái tim bác bằng con dao khắc này mà thôi."

Hãy làm bài văn trên 800 chữ với đầu đề "Điêu khắc Thiên sứ trong trái tim mình". Tự đặt tựa đề, tự chọn thể loại (trừ thơ ca ra), nội dung bài văn phải nằm trong phạm vi đầu đề câu chuyện.  (Đề thi Văn của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc)
                  
Tranh của Anne-Francois-Louis Janmot, 1814-1892
Bài làm.
    

Hồi còn rất nhỏ, tôi thường thấy mẹ mặc chiếc váy màu trắng, trông mẹ sao mà xinh đẹp, sao mà vui vẻ vậy. Bàn tay nhỏ xíu của tôi nằm trong bàn tay mẹ sao mà hạnh phúc vậy! Hồi đó, mẹ chính là Thiên sứ trong trái tim tôi. Thế nhưng mẹ cứ lại hay gọi yêu tôi rằng "An Kỳ, con mới là Thiên sứ của mẹ!"
  
Tôi không phải là Thiên sứ, bằng không thì người được đón lên thiên đường chính là mẹ, chứ đâu phải là tôi?

Trong nhật ký của mình, mẹ viết: "Mong An Kỳ của mẹ tốt đẹp như Thiên Sứ vậy!" Tôi lau khô nước mắt, mẹ mong tôi trở thành Thiên sứ, giống như Thiên sứ vậy, thế thì tôi sẽ làm một Thiên sứ, cho dù tôi không phải là Thiên sứ thì tôi cũng phải cố gắng. Song, Thiên sứ là như thế nào nhỉ?

Có lẽ giống như mẹ chăng?
Thế là tôi để tóc dài, chải chuốt cho thật đẹp. Tôi mặc chiếc váy trắng dài, bước chân nhẹ nhàng. Lời ăn tiếng nói nhỏ nhẹ, cử chỉ động tác cũng nhẹ nhàng. Tôi ngắm mình trong tấm gương, trông tôi sao mà giống mẹ vậy. Bạn trai tôi nói với tôi rằng: "Trông em giống Thiên Sứ thôi, chẳng qua vì trông em xinh xắn, chứ em không phải là Thiên sứ !"

Làm thế nào để thành Thiên sứ nhỉ? Tôi tự hỏi mình như vậy, song không có đáp án. Có lẽ Thiên sứ là tốt đẹp thật sự chăng? Tôi lại nghĩ, thế là tôi đi tìm cái tốt đẹp thật sự vậy.
Tôi bắt đầu bắt chước nụ cười trên môi mẹ, rất ấm áp, rất thoải mái. Tôi tặng cho mỗi người nụ cười như vậy, bất kể người đó nghèo nàn hay là già yếu bệnh tật. Có lẽ trên đời này rất cần những nụ cười như vậy, có lẽ là tôi, trái tim tôi ngày càng trở nên trong suốt, nhẹ nhàng. Thế giới rất đẹp, nụ cười rất đẹp, song tôi không phải là Thiên sứ. Tôi thường nói chuyện với trái tim tôi rằng, làm thế nào để trở thành Thiên sứ nhỉ? Tâm hồn tôi không có đáp án rõ ràng, song tôi đang cố gắng!

Mãi cho đến một hôm, tôi cầm chiếc phiếu phục vụ tình nguyện của mẹ để lại, đến "Ngôi nhà trẻ em", tôi dường như cảm thấy tại nơi đây sẽ chắp cho tôi đôi cánh của Thiên Sứ.

Những đứa trẻ mồ côi, những đứa bé khuyết tật trông mà tội nghiệp, song tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc khi được làm những việc giúp đỡ các em. Cho dù những công việc đó chẳng qua chỉ là quét dọn nhà cửa cho các em, dạy các em vẽ tranh, viết chữ và tập đọc, rồi cùng các em chơi các trò chơi. Trông nụ cười ngây thơ của các em, tôi cảm thấy, các em mới là Thiên sứ, tôi cũng là thiên sứ.
   
"Chị Thiên sứ ơi, chị chơi cùng em với nhé." Một em bé gái trông như một Thiên sứ mỉm cười nói với tôi, "Chị hiền lành quá nhỉ." Đây chính là một lời khen tốt nhất dành cho tôi.

"Soạt." Thế là đôi cánh của tôi giang ra. Thì ra, lương thiện và chân thành mới là đôi cánh của Thiên sứ. Thế là tôi nghĩ đến mẹ tôi.

Thì ra, mẹ luôn hy vọng tôi trở thành con người lương thiện, chân thành, tốt đẹp như Thiên sứ vậy.

Tôi vỡ lẽ ra rồi, và cũng đã làm như vậy rồi.

Tôi là một Thiên sứ, rất tốt đẹp.
       
Tranh của Louis Janmot, 1814-1892
               
Lời bình:
Lý giải từ "điêu khắc" theo đoạn văn cho sẵn, có bốn hàm ý như sau.
1- "Điêu khắc" chính là biện pháp, phương pháp và hành động;
2- "Điêu khắc" cần phải hoàn thành dần, từng bước từng bước một;
3- "Điêu khắc" mang ý nghĩa là gọt giũa bỏ đi phần thô sơ, giữ lại phần tinh tế, không ngừng hoàn thiện;
4- Trong lòng nhà điêu khắc đã có sẵn hình ảnh của Thiên sứ, cho nên "điêu khắc" còn mang ý nghĩa làm gì cũng phải có tấm lòng, phải tỉ mỷ, phải kiên nhẫn, phải dày công.

Trong bài văn này, thí sinh có sự lý giải rất chính xác, rất có tầm mực đối với cái từ "Thiên sứ", lấy lương thiện và tốt đẹp làm trung tâm, xuất phát từ hành động và suy nghĩ, viết nên câu chuyện có tình tiết lên xuống, sinh động và cảm động lòng người. Bài văn này ban đầu viết tác giả bắt chước cách ăn vận của mẹ, bắt chước nụ cười của mẹ, tiếp đó đảm đương công việc của người tình nguyện, hoàn thành quá trình chuyển biến thành "Thiên sứ". Xét từ góc độ khác, bài văn miêu tả hình ảnh của "Thiên sứ" rất đầy đặn, mẹ mình là Thiên sứ, "Mình" muốn trở thành Thiên sứ, rồi lại phát hiện những trẻ em mồ côi cũng là Thiên sứ, có thể nói bài văn này có cách nhìn nhận mới mẻ, cấu tứ rất khéo léo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét