Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khét Tóc lá sả đâu đó vẫn bay hương. |
Trong blog Hoanglan206, câu blast "Yếm rách còn ngăn được gió. Tình em dang dở yếm nào che???", tự nhiên khi đọc mà lòng đầy tâm trạng. Lời ca "Thương lắm, thương lắm tóc dài ơi" như quấn quýt, dàn trải nỗi day dứt khôn nguôi. Xót xa "Yếm rách còn ngăn được gió", thốt cao như tiếng nấc nghẹn, nhức nhối tận cùng.
Hôm nay, nghe tiếng hát buồn, điệp khúc "Thương lắm tóc dài ơi! Thương lắm, thương lắm tóc dài ơi”, hòa lẫn trong tiếng mưa dai dẳng đầu đông, tái tê từng chấm lạnh.
Vẫn biết Phú Quang sáng tác trong một nỗi niềm riêng, ông kể khi trình bày ca khúc, cũng như viết "Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc".
Riêng tôi nhớ lại đến những 'tóc dài ơi' thời chiến trận. Ở tuổi chiều xế bóng, ta thường muốn tìm về 'ngày xưa ơi', vì ở đó đầy ắp vô tư, đâu vụ lợi. Đại đội trinh sát C21 Hóa học của tôi, đều là sinh viên ĐH Sư phạm, hàng năm họp ngày 19 tháng Mười Hai tại Hà Nội mà mỗi năm vơi đi một ít, vì vết thương, vì chất độc, cả nữa vì già. Và giữa những câu chuyện không đầu không cuối/ bao nhiêu người lại nhắc đến em.
Nhớ sao ríu rít, tiếng lanh chanh 'em đưa anh đi hái măng rừng' như lời thơ xưa ấy. Mặt em đẹp xinh, môi tái thâm vì sốt rét, em kéo ống chân che vết sẹo vắt rừng, có phải là em tìm 'hạnh phúc', mà khi bên anh, em kể về yêu dấu quê nhà.
Em như trong thơ Dương Hương Ly khóc, kể.
Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt
Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng
Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng
Môi tái ngắt, mái tóc mềm đẫm ướt
Bao dốc cao em cần cù đã vượt
Và mỗi lần ngồi nghỉ, em nhìn anh...
Em nói tới tương lai tươi thắm ngọt lành...
Bây giờ, chúng mình, những người còn sống sót, tuổi đã sáu, bẩy mươi rồi nhỉ. Bài này, tôi muốn nhớ lại một thuở, những cô gái xã viên hợp tác, sinh viên, văn công ... đi chiến trận ngày nào.
Những câu thơ, hình ảnh đều là tư liệu xưa, không sắp đặt, không là lời sau này ca ngợi, nhưng cũng phải hiểu là 'ngày ấy ở chiến trường, tiếng bom nghe rất nhỏ'. Như Hiền Giang nhắc tới "... giữa chiến trường nhiều khi thay cho nhạc/ Là những tâm hồn có nhạc ở bên trong ...". Như dangba, lính chiến xưa, buồn khóc Chương hôm nay mà đầy thế sự...
Ước mong bạn cũng ngậm ngùi và thương cảm như tôi.
Một chút thông tin về bức tranh những người còn lại. Như là lời tựa. "Tóc dài..., ngày xưa ơi!"
Đại đội "Hoa Trường Sơn", 40 "nữ xế" trên đường Trường Sơn ngày nào bây giờ ở tuổi lên bà, tóc lấm tấm bạc. Sổ ghi chép của Trưởng ban liên lạc Nguyễn Thị Hòa: 3 chị đã mất vì di chứng chiến tranh, 19 chị là thương binh, 2 chị sống đơn thân, 5 chị sống ly hôn, 7 chị lấy chồng đã qua đời vợ. Chị Hòa, chị Dung hơn 40 tuổi mới lập gia đình. Đến giờ chị Dung vẫn chưa có con. Nhiều chị thôi không lái xe là về quê làm ruộng, nhưng bệnh tật liên miên, cơ cực. "Tìm được nhau là may lắm rồi ...". (Bắc Giang online)
Hôm nay, nghe tiếng hát buồn, điệp khúc "Thương lắm tóc dài ơi! Thương lắm, thương lắm tóc dài ơi”, hòa lẫn trong tiếng mưa dai dẳng đầu đông, tái tê từng chấm lạnh.
Vẫn biết Phú Quang sáng tác trong một nỗi niềm riêng, ông kể khi trình bày ca khúc, cũng như viết "Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc".
Riêng tôi nhớ lại đến những 'tóc dài ơi' thời chiến trận. Ở tuổi chiều xế bóng, ta thường muốn tìm về 'ngày xưa ơi', vì ở đó đầy ắp vô tư, đâu vụ lợi. Đại đội trinh sát C21 Hóa học của tôi, đều là sinh viên ĐH Sư phạm, hàng năm họp ngày 19 tháng Mười Hai tại Hà Nội mà mỗi năm vơi đi một ít, vì vết thương, vì chất độc, cả nữa vì già. Và giữa những câu chuyện không đầu không cuối/ bao nhiêu người lại nhắc đến em.
Nhớ sao ríu rít, tiếng lanh chanh 'em đưa anh đi hái măng rừng' như lời thơ xưa ấy. Mặt em đẹp xinh, môi tái thâm vì sốt rét, em kéo ống chân che vết sẹo vắt rừng, có phải là em tìm 'hạnh phúc', mà khi bên anh, em kể về yêu dấu quê nhà.
Em như trong thơ Dương Hương Ly khóc, kể.
Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt
Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng
Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng
Môi tái ngắt, mái tóc mềm đẫm ướt
Bao dốc cao em cần cù đã vượt
Và mỗi lần ngồi nghỉ, em nhìn anh...
Em nói tới tương lai tươi thắm ngọt lành...
Bây giờ, chúng mình, những người còn sống sót, tuổi đã sáu, bẩy mươi rồi nhỉ. Bài này, tôi muốn nhớ lại một thuở, những cô gái xã viên hợp tác, sinh viên, văn công ... đi chiến trận ngày nào.
Những câu thơ, hình ảnh đều là tư liệu xưa, không sắp đặt, không là lời sau này ca ngợi, nhưng cũng phải hiểu là 'ngày ấy ở chiến trường, tiếng bom nghe rất nhỏ'. Như Hiền Giang nhắc tới "... giữa chiến trường nhiều khi thay cho nhạc/ Là những tâm hồn có nhạc ở bên trong ...". Như dangba, lính chiến xưa, buồn khóc Chương hôm nay mà đầy thế sự...
Ước mong bạn cũng ngậm ngùi và thương cảm như tôi.
Một chút thông tin về bức tranh những người còn lại. Như là lời tựa. "Tóc dài..., ngày xưa ơi!"
Đại đội "Hoa Trường Sơn", 40 "nữ xế" trên đường Trường Sơn ngày nào bây giờ ở tuổi lên bà, tóc lấm tấm bạc. Sổ ghi chép của Trưởng ban liên lạc Nguyễn Thị Hòa: 3 chị đã mất vì di chứng chiến tranh, 19 chị là thương binh, 2 chị sống đơn thân, 5 chị sống ly hôn, 7 chị lấy chồng đã qua đời vợ. Chị Hòa, chị Dung hơn 40 tuổi mới lập gia đình. Đến giờ chị Dung vẫn chưa có con. Nhiều chị thôi không lái xe là về quê làm ruộng, nhưng bệnh tật liên miên, cơ cực. "Tìm được nhau là may lắm rồi ...". (Bắc Giang online)
Giữa một vùng đất bụi khô rang
Em bỗng đến như dòng sông đầy nước.
|
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà
|
Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đoạn đường này các em làm đâu.
|
Các chiến sỹ nghe em hát say sưa
Ngày mai ngày kia sẽ chuyện trò vô khối
|
Giữa những câu chuyện không đầu không cuối
Bao nhiêu người lại nhắc đến em
|
Câu hát màu chi mà khuôn mặt màu hồng...
Tiếng hát xa rồi, không nhớ nữa... |
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều ... |
Bóng tối che rồi Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói Bông hoa làm duyên phải luỵ hương bay... |
Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng
Anh dắt tay em, trời chi chit sao giăng "Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm" |
Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi. |
"Thương em, thương em, thương em biết mấy...
Trả lờiXóaƠi em gái chưa một lần rõ mặt
Có lẽ nào anh lại mê em"
Bạn ạ!
Trả lờiXóaTôi viết bài này trong tâm trạng buồn của ngày mưa đầu đông. Nếu muốn "sến" thì phải vào dịp 20 tháng Mười gì đó, để cho ‘sáo’. Là suy ngẫm, nhưng lại vận vào nhiều thân phận. Cái thời trẻ của tôi, mẹ tôi, các chị tôi và các bạn tôi hưởng đạn bom và và chịu nhiều ‘nhận xét’ để vào khuôn khổ. Viết để chia sẻ cho chung và cả riêng mình nữa, vả lại sắp đến kỳ đồng đội gặp nhau. Nên bài hát và bài viết có thể xa nhau về 'thân phận', nhưng có chung 'giai điệu' cuộc đời. Tôi có nói “ước gì” và cảm ơn là bạn đã hiểu lòng.
Nói về ảnh bài đăng.
Bức ‘giữa một vùng đất bụi khô rang’ là ảnh các cô trong 40 “bông hoa Trường Sơn” khi ấy. Là 40 biên chế, chứ lúc nào có đủ cả đâu, nói như xưa: ‘hai thóc một gạo’, khi chúng tôi đi qua, tếu táo trêu đùa, nhận đồng hương rồi tào lao ước hẹn, khi quay về có lúc khóc thầm.
Ảnh ‘Bóng tối che rồi…’ là ‘người con gái sông La’, anh hùng La Thị Tám, chị may mắn hơn, sau này làm cán bộ ở tỉnh ủy Hà Tĩnh, chứ không nghèo khổ ‘thật thà’ như ‘người con gái Pakô’ anh hùng Kan Lịch, được ra Hà Nội phồn hoa dự hội, mua dép mang về cho chồng.
Tấm ảnh ‘khăn xanh khăn xanh phơi đầy lán sớm’. Hãy đừng thi vị câu thơ này nhé. Hãy thương, nó trần trụi là những miếng vải màn nhuộm màu ngụy trang, cấp phát, các chị phải cắt ra, chia nhau sử dụng, có đâu mà phơi đầy. Còn ‘Trắng cả rừng chiều’ là những lá thư yêu đó, bom đánh lán ở lúc ban chiều mà, sau này nghe Anh Duật kể lại.
Hai bức ảnh cuối cùng, một là chụp mười hai cô gái Đồng Lộc, ban để ý xem, chụp ngược sáng, mười hai hình tối, lại thấy mười hai bóng đổ, mười hai bóng nước. Ba mươi sáu bóng, thiêng lắm, khi chết đi, các chị có ‘ba hồn chín vía’ đấy, nhưng vẫn mong ‘Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp…’. Còn ảnh O Nhị, ‘người con gái anh chưa từng rõ mặt’ bây giờ ‘cánh chim chiều đã mỏi’, O bán cá ở chợ Hà tĩnh, ảnh chụp khi O gặp tác giả bài thơ. Các ảnh khác đều có thân phận cả, nhưng nói thành kể lể đó nha.
Chào Bạn.
Chào anh VanPham! Anh nói đúng : Bài hát và bài viết có thể xa nhau về “thân phận”, nhưng có chung "giai điệu" cuộc đời. Cái hay của bản nhạc là ở chỗ đó, nó đã cho từng người những cảm xúc giống nhau dù không giống nhau về hoàn cảnh.
Trả lờiXóaĐọc bài viết trên dù tôi không một ngày làm người lính như anh, như các chị thanh niên xung phong nhưng cũng là người sống trong thời đó, và trái tim tôi cũng “như cây dương cầm mỗi khi có tiếng động vang lên ở chung quanh, dây đàn lại rung lên rất lâu và khẽ”, nên tôi cũng ngậm ngùi thương cảm như anh.
Xin lỗi anh, mấy câu thơ ở comment trên là tôi trích ở một bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Thương cảm và xót xa!
Trả lờiXóaTiếng buồn ai thả vào đêm
Trả lờiXóaLời thương ai hát ướt mềm đáy tim
Xót xa cay đắng đời em
Vẫn khao khát nhớ, vẫn tim tím chiều
Tặng các Bạn.
Trả lờiXóaTA TRẢ CHO EM MƯỜI SÁU TUỔI
Nguyễn Sĩ Đại
Ta trả cho em mười sáu tuổi
Nơi đám mây như trang giấy học trò
Dòng mực biếc trôi xanh màu viễn xứ
Khung trời nào cũng nở mấy ngàn hoa
Ta trả cho em mười sáu tuổi
Môi bâng khuâng khi nhớ một tên người
Mùa xuân ngọt, mùa đông cũng ngọt
Khi một mình thì gọi ánh mắt ơi !
Ta trả cho em mười sáu tuổi
Ta thề buông một cánh buồm xa
Nghĩ về bạn thấy mình như có lỗi
Cánh hoa rơi thấp thỏm trước hiên nhà…
Ta trả cho em mười sáu tuổi
Những gì xưa hóa chật chội mất rồi
Ta trả cho em mườI sáu tuổi
Bàn chân đi xê xích cả chân trời !
Ta trả cho em mười sáu tuổi
Xếp hành trang kỷ niệm chỉ chất đầy
Làng với phố, bạn xưa, trường lớp cũ
Tuổi thơ ghì ấm áp một vòng tay !
Nào ai biết sau miền hai mươi tuổi
Bước vào đời đâu cũng gặp phục binh
Mong cái chết như một điều cứu rỗi
Trời pha lê hát vỡ dưới chân mình
Thì đây em, ta trả lại vòm xanh
Gìn giữ được sau rất nhiều bão tố
Ta trả cho em những đường chiều hoa đỏ
Rơi như mưa trên áo trắng học trò
Ta trả cho em một tuổi mùa thu
Hương cốm mới, lá sen lần thứ nhất
Trả mười ngón tay thưa lùa mái tóc
Soi mắt nhìn, lấp lánh ánh sao đêm
Ta trả cho em chiếc lá non mềm
Môi run rẩy những điều không thể nói
Ta trả cho em cả những điều nông nổi
Hương thời gian mà giữ ngực căng đầy
Ta trả cho em mùa hạ của nồng say
Triền sông ngát, Trương Chi chiều đứng hát
Ngàn sao cháy làm sao mà chịu được
Ước ao đành khóc lẫn với mưa ngâu !
Ta trả cho em cả sợi bạc trên đầu
Chờ đợi mãi, bao nhiêu là nước chảy
Còn tất cả khi em vừa kịp tới
Tan hết vào mười sáu tuổi, vầng trăng…
Cảm ơn các Bạn cùng chia sẻ!
Hoàng Lan 206 chuẩn bị mất nhà bên Yahoo di cư sang spos.com còn bao điều lạ lẫm thơ thẩn dạo một vòng thế nào lại lạc chân vào chốn này gặp lại 2 câu thơ đã dùng làm blast một thời gian, đọc lại thấy bao kí ức lại hiện về. Phải chăng HL206 đc gặp Thong dong bên chốn này cũng là do duyên?
Trả lờiXóaCảm ơn Bạn.
XóaTôi đã thăm nhà Bạn khi xưa. Chợt một câu hát "thương lắm" đầy say mê và kỷ niệm, mến yêu blog bạn viết.
Nay gặp lại cũng là "duyên" Bạn nhỉ!
Mong được làm quen.
Chúc Bạn vui!