Tam đa Phúc Lộc Thọ đều là người Hán, sinh ra ở Trung Nguyên và đều làm quan to ở ba triều đại khác nhau.
Ông Lộc, một quan tham chuyên ăn của đút.
Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, xu nịnh vua để được ban thưởng lấy tiền mua gái đẹp.
Chỉ có Ông Phúc thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề, nhưng mà nghèo.
Chỉ có Ông Phúc thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề, nhưng mà nghèo.
Người Hoa Hạ thâm thuý. Họ khéo xếp ba vị quan to, ba tính cách khác nhau, ở ba triều đại khác nhau để răn đời: Đừng tham lam, đừng làm mọi cách để có được cả ba Phúc, Lộc, Thọ. Trên đời này không ai được, ai mất tất cả!
Tượng ba vị này, thường được người ta đặt ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách, trên nóc tủ, có nhà còn làm cả bàn thờ rõ đẹp để thờ, cầu mong gia đình được "Tam đa". Nghĩ sao ở Nhật có TAM HẦU.
Xin được mở lòng miễn tội, gia chủ blog này chưa thờ ba ông. Nhưng nhờ Ơn Trên, nhà vẫn có nhiều mảnh ấm chén do các cháu nhỡ tay (có bát vỡ là nhà có Phúc, cổ nhân dạy vậy), cây sung góc vườn, thân già, hàng hàng chùm quả (có Lộc) và ông bà nhà cháu, tuổi hưu vẫn ăn uống được mới khổ chứ, vẫn sáng sáng quét sân, tối dạy cháu học đều đều... (kể như là được Thọ vậy).
Còn đây, hầu chuyện về ba ông "Phúc Lộc Thọ".
Đọc rồi, xin đừng cười 'miệng hình chữ nhật'. Tích xưa của người Hoa Hạ, phương Bắc, họ chiếm cả Giang Nam và còn định đồng hóa hết người tộc Việt. Thâm lắm!
Hãy cứ thờ đi, thờ đi mà có lộc văn, lộc hóa Trung Nguyên.
Bóng cau vườn nhà trong nắng thu phai. |
Ông này là Quách Tử Nghi, Thừa tướng đời Đường. Là quan to, được vua ban ruộng hàng trăm mẫu, nhưng ông lại đem chia bớt cho kẻ nghèo, suốt cuộc đời liêm trung, ngay thẳng. Không vì vinh hoa, phú quý mà mất nhân cách con người.
Cụ bà và cụ ông bằng tuổi nhau, hai cụ năm 83 tuổi đã có cháu ngũ đại nam tử.
Phúc to, phúc dày lắm lắm! Bởi thế cụ mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, giữa đời, đứng giữa trời, nói to lên rằng: 'Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa'. Cụ cười một hơi rồi 'hạc giá vân du'.
Cụ bà ra ôm lấy cụ ông và chít nội, than rằng: 'Tôi cùng tuổi, Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, huống sao chẳng đi cùng'…
Cụ bà ra ôm lấy cụ ông và chít nội, than rằng: 'Tôi cùng tuổi, Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, huống sao chẳng đi cùng'…
Dứt lời cụ bà cũng về cõi lạc. Con cháu hợp táng cho hai cụ. Vậy là, họ sống có nhau, chết cũng ở bên nhau. Hạnh phúc nào bằng. Về sau, cụ ông được người đời đặt tên là “Ông Phúc”.
Tên ông là Đậu Từ Quân, sinh ở Giang Tây, đời Thục Hán, là Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng là một quan tham. Tham lắm. Có biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội ..., dâng cho. Trong nhà Từ Quân, của nả chất cao như núi.
Vì tham, ăn nhiều của đút, bợ đỡ, biếu xén quan trên nên khi tuổi đã cao mà ông ta vẫn chưa về hưu, vẫn cố giữ bằng được cái ghế của mình để ăn bổng, ăn lộc, ăn của đút, rồi lại mang đi hối lộ. Đậu Từ Quân là điển hình cho thói 'tham quyền cố vị' của quan chức mọi thời.
Tới năm tám mươi tuổi mà vẫn chưa có đích tôn, quá lo nghĩ, buồn rầu, ông đã sinh bệnh, ốm liệt giường (chắc là tai biến mạch máu não!?). Ông nằm đến thối thịt, nát da, hôi khẳn đến mức con cái không dám đến gần. Đến khi chết, Đậu Tử Quân không nhắm được mắt, ngửa mặt mà than 'Lộc của ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?'. Rồi người "đi".
Người đời sau gọi Đậu Tử Quân là “Ông Lộc”. Tượng, tranh vẽ ông thường đội mũ quan. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, "lộc" phát âm gần với lục", tay cầm "cái như ý" hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu cũng được phát âm giống "lộc"). Ông là Thần Tài, người buôn bán hay thờ riêng ông này, nhưng trông bệ rạc lắm, thờ góc nhà, đủ đầy phẩm vật, lại được hút thuốc lá cắm vào que tăm khói lơ phơ. Hại cho sức khỏe lắm!
Ông là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời nhà Hán. Ông thích lộc của vua ban và ham mê gái đẹp. Người ta đồ rằng, trong dinh của Đông Phương Sóc, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ của nhà vua.
Đông Phương Sóc cho rằng thọ là nhờ lấy âm dưỡng dương.
Có đồng liêu khuyên: 'Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua, chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì'. Ông vuốt râu bạc, cười khà: 'Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan'
Có đồng liêu khuyên: 'Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua, chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì'. Ông vuốt râu bạc, cười khà: 'Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan'
Đông Phương Sóc thọ tới 125 tuổi (đời sau mới gọi “Ông Thọ”). Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết cơm, hết gạo, nên chắt phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở cụ nội. Vậy thì, làm quan như to Đông Phương Sóc, thọ như vậy phỏng là cực lắm ru?Hình ảnh Ông Thọ là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm con hạc.
Theo wikipedia. Ảnh vanthekt.
Nhớ H. là HU có nói: " ... có ba ông tam đa", thôi không kể nữa, "nhạy cảm" và "bức xúc" lắm. (ghi chú: "nhạy cảm" và "bức xúc" là từ 'trực nhật' của hội nghị bây giờ).
PS. Tượng TAM HẦU.
Hình như ba tên này không làm quan, không biết có làm "nhân dân"?. Ở Nhật, tích này nhắc ta muốn định tâm cần phải ngăn chặn nghiệp từ 6 căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) và tác động của 6 trần (hình tường, âm thanh, hương, vị, rờ mó chạm xúc, suy tư) thông qua 6 căn ấy. Tiếng Nhât: Không thấy, không nghe, không nói - “Mi-zaru, kika-zaru, iwazaru”. Nên khi mua tượng, bạn chú ý nét "tĩnh", ví như con hai tay bịt mồm, phải kín cả mũi...
Nghe Secret Garden, ta bỏ lo toan vụn vặt thường ngày, thả mình vào những giấc mơ, những giấc mơ xa! Đó là lúc những điệu nhạc du dương nâng cánh tâm hồn, bay đi vào ánh trăng đêm rời rợi, mượt mà, đằm thắm.
Theo wikipedia. Ảnh vanthekt.
Nhớ H. là HU có nói: " ... có ba ông tam đa", thôi không kể nữa, "nhạy cảm" và "bức xúc" lắm. (ghi chú: "nhạy cảm" và "bức xúc" là từ 'trực nhật' của hội nghị bây giờ).
Tam hầu |
Hình như ba tên này không làm quan, không biết có làm "nhân dân"?. Ở Nhật, tích này nhắc ta muốn định tâm cần phải ngăn chặn nghiệp từ 6 căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) và tác động của 6 trần (hình tường, âm thanh, hương, vị, rờ mó chạm xúc, suy tư) thông qua 6 căn ấy. Tiếng Nhât: Không thấy, không nghe, không nói - “Mi-zaru, kika-zaru, iwazaru”. Nên khi mua tượng, bạn chú ý nét "tĩnh", ví như con hai tay bịt mồm, phải kín cả mũi...
Nghe Secret Garden, ta bỏ lo toan vụn vặt thường ngày, thả mình vào những giấc mơ, những giấc mơ xa! Đó là lúc những điệu nhạc du dương nâng cánh tâm hồn, bay đi vào ánh trăng đêm rời rợi, mượt mà, đằm thắm.
Bà L hồi này ngày càng đẹp ra trẻ lại. Xin chúc mừng
Trả lờiXóaTôi viết bài này là lấy ý tưởng của Ông đó. Tôi viết về quan cho oách!
Trả lờiXóaEntry TAM HẦU trong dangba360plus. Nên tôi pots thêm ảnh ba ông "dân ngu, khu đen" này.
Chào ÔNG.
Có newiPad 2 chưa?
PHÚC - LỘC -ThỌ & TAM HẦU là của hai anh VanPham & dangnba.
Trả lờiXóaHôm nay HG chỉ nghe Song from a Secret Garden thôi, đó là "Khu vườn bí ẩn" của HG đó.
Tiếng hát xa dần theo tháng năm.
Trả lờiXóaỞ đâu mà không cần tiếng hát.
(Phạm Tiến Duật)
Tự nhiên khi đọc "còm", lại nhớ đến câu thơ này. Không hiểu vì sao?
Chào Em!
Nhưng giữa chiến trường nhiều khi thay cho nhạc
Trả lờiXóaLà những tâm hồn có nhạc ở bên trong.
(Phạm Tiến Duật)
Đó là bài thơ tôi thuộc và cũng một lần được nghe như vậy.
Trả lờiXóaKhu rừng già âm i tầu bay
Các chiến sĩ nhìn em đăm đắm ...
Vậy không biết trong bài thơ đó có câu này không ạ :
Trả lờiXóaCó lẽ vì khuôn mặt em xinh,
Nên tiếng hát nhòe đi không nhớ nữa
...
Giữa một vùng đất bụi khô rang
Em bỗng đến như dòng sông đầy nước
(Ê ê...là HG muốn trêu đùa anh Thế một chút cho vui thôi, đừng cho hiển thị comment này nha)