Joshua Bell |
Trong suốt 45 phút, Bell đã biểu diễn sáu tiểu phẩm của Fritz Kreisler, Bach, Franz Schubert, Jules Massenet, Manuel Ponce trên chiếc đàn vĩ cầm do chính Antonio Stradivari chế tác năm 1713 (Bell đã mua với giá 3,5 triệu USD).
1.070 khách bộ hành đã lướt qua anh, chỉ 27 người vừa đi vừa ném tiền, và vỏn vẹn một phụ nữ nhận ra Joshua Bell, nghệ sĩ mà giá vé cho mỗi buổi hòa nhạc khoảng 100 USD!
Đây là kết quả một thử nghiệm của các nhà báo The Washington Post. Theo đề nghị của các tác giả cuộc thử nghiệm, Bell phải ăn mặc thật bình thường (quần jean, áo thun thể thao, mũ kết có logo đội Washington Nationals) và chơi đàn trong giờ cao điểm (7g45).
Nơi biểu diễn là ga L'Enfant Plaza, có nhiều tòa nhà các bộ của liên bang. Những nhà thử nghiệm muốn chắc khán thính giả của anh sẽ là tầng lớp trung lưu: khách đi metro giờ đó tại ga này chỉ có thể là các công chức, nhà phân tích ngân sách, chuyên gia dự án, nhà tư vấn, kế toán viên...
Một nhà báo The Washington Post sẽ bí mật ghi hình phản ứng của những người qua đường. Với những khách dừng lại nghe hoặc ném tiền vào chiếc hộp đàn của Bell, một nhà báo khác sẽ phỏng vấn khi họ ra khỏi ga.
Các tác giả cuộc thử nghiệm lúc đầu tưởng rằng tại Washington, một trong những đô thị phát triển nhất nước Mỹ về nhạc giao hưởng, Bell có thể thu hút một lượng lớn khán thính giả đến nỗi họ có thể phải nhờ cảnh sát can thiệp.
Vậy mà kết quả cuộc thử nghiệm làm chính Bell bối rối. Đa số những người đi qua thậm chí không thèm ngoái đầu nhìn anh, như anh không hiện hữu vậy. Một phụ nữ đánh giày tại ga để ý Bell chỉ vì “anh ta chơi nhạc quá to, nhưng do anh ta khá dễ thương nên đây là lần đầu tiên tôi không gọi cảnh sát khi có ai đó làm ồn” - bà này kể lại.
Và chỉ có một “nhân vật văn hóa” - như các nhà báo Washington Post gọi - một người đàn ông hói đầu tên Picarello làm việc tại bưu điện. Picarello lớn lên ở New York, am hiểu nhạc cổ điển vì ông từng học và mơ trở thành nghệ sĩ vĩ cầm, nhưng từ bỏ ước mơ này năm 18 tuổi.
Dẫu vậy, Picarello tiếp tục nghe nhạc cổ điển nên khi đi ngang ga sáng ấy, ông nhận ra ngay ngón đàn tuyệt vời của nghệ sĩ. Ông dừng lại tới chín phút để thưởng thức (nhưng không biết đó là Joshua Bell) và hào phóng ném vào hộp đàn 5 USD.
Còn người duy nhất nhận ra Bell là Stacy Furukawa. Furukawa làm việc tại Bộ Thương mại, không am hiểu về nhạc cổ điển như Picarello nhưng ba tuần trước cô có đi nghe Bell biểu diễn nên phát hiện Bell ngay. Furukawa đã bỏ vào hộp đàn của Bell 20 USD và tự giới thiệu mình khi Bell ngưng đàn.
Các tác giả cuộc thử nghiệm chỉ muốn biết liệu cái đẹp có vượt qua được sự tầm thường của tình huống và thời điểm không thuận lợi hay không?
Tác giả Gene Weingarten kết luận trong bài báo trên tờ The Washington Post (8-4-2007).
“Nếu trong đời mình chúng ta không thể dừng lại trong khoảnh khắc để lắng nghe một trong những nghệ sĩ lừng danh nhất trên Trái đất chơi những giai điệu hay nhất từng được viết, nếu cuộc sống hiện đại quá chế ngự ta khiến ta trở nên mù điếc trước những thứ như thế, thì ta còn bỏ qua những thứ gì nữa trong đời?”.
DUY VĂN
1.070 khách bộ hành đã lướt qua anh, chỉ 27 người vừa đi vừa ném tiền, và vỏn vẹn một phụ nữ nhận ra Joshua Bell, nghệ sĩ mà giá vé cho mỗi buổi hòa nhạc khoảng 100 USD!
Đây là kết quả một thử nghiệm của các nhà báo The Washington Post. Theo đề nghị của các tác giả cuộc thử nghiệm, Bell phải ăn mặc thật bình thường (quần jean, áo thun thể thao, mũ kết có logo đội Washington Nationals) và chơi đàn trong giờ cao điểm (7g45).
Nơi biểu diễn là ga L'Enfant Plaza, có nhiều tòa nhà các bộ của liên bang. Những nhà thử nghiệm muốn chắc khán thính giả của anh sẽ là tầng lớp trung lưu: khách đi metro giờ đó tại ga này chỉ có thể là các công chức, nhà phân tích ngân sách, chuyên gia dự án, nhà tư vấn, kế toán viên...
Một nhà báo The Washington Post sẽ bí mật ghi hình phản ứng của những người qua đường. Với những khách dừng lại nghe hoặc ném tiền vào chiếc hộp đàn của Bell, một nhà báo khác sẽ phỏng vấn khi họ ra khỏi ga.
Các tác giả cuộc thử nghiệm lúc đầu tưởng rằng tại Washington, một trong những đô thị phát triển nhất nước Mỹ về nhạc giao hưởng, Bell có thể thu hút một lượng lớn khán thính giả đến nỗi họ có thể phải nhờ cảnh sát can thiệp.
Vậy mà kết quả cuộc thử nghiệm làm chính Bell bối rối. Đa số những người đi qua thậm chí không thèm ngoái đầu nhìn anh, như anh không hiện hữu vậy. Một phụ nữ đánh giày tại ga để ý Bell chỉ vì “anh ta chơi nhạc quá to, nhưng do anh ta khá dễ thương nên đây là lần đầu tiên tôi không gọi cảnh sát khi có ai đó làm ồn” - bà này kể lại.
Và chỉ có một “nhân vật văn hóa” - như các nhà báo Washington Post gọi - một người đàn ông hói đầu tên Picarello làm việc tại bưu điện. Picarello lớn lên ở New York, am hiểu nhạc cổ điển vì ông từng học và mơ trở thành nghệ sĩ vĩ cầm, nhưng từ bỏ ước mơ này năm 18 tuổi.
Dẫu vậy, Picarello tiếp tục nghe nhạc cổ điển nên khi đi ngang ga sáng ấy, ông nhận ra ngay ngón đàn tuyệt vời của nghệ sĩ. Ông dừng lại tới chín phút để thưởng thức (nhưng không biết đó là Joshua Bell) và hào phóng ném vào hộp đàn 5 USD.
Còn người duy nhất nhận ra Bell là Stacy Furukawa. Furukawa làm việc tại Bộ Thương mại, không am hiểu về nhạc cổ điển như Picarello nhưng ba tuần trước cô có đi nghe Bell biểu diễn nên phát hiện Bell ngay. Furukawa đã bỏ vào hộp đàn của Bell 20 USD và tự giới thiệu mình khi Bell ngưng đàn.
Các tác giả cuộc thử nghiệm chỉ muốn biết liệu cái đẹp có vượt qua được sự tầm thường của tình huống và thời điểm không thuận lợi hay không?
Tác giả Gene Weingarten kết luận trong bài báo trên tờ The Washington Post (8-4-2007).
“Nếu trong đời mình chúng ta không thể dừng lại trong khoảnh khắc để lắng nghe một trong những nghệ sĩ lừng danh nhất trên Trái đất chơi những giai điệu hay nhất từng được viết, nếu cuộc sống hiện đại quá chế ngự ta khiến ta trở nên mù điếc trước những thứ như thế, thì ta còn bỏ qua những thứ gì nữa trong đời?”.
DUY VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét