Phạm Hữu Quang (1952 - 2000) Nhà thơ Nguyễn Trọng Tín kể: "Bữa nhậu ở Hà Nội có Nguyễn Quang Lập, Bảo Ninh, bỗng Nguyễn Đình Chính đọc lại hai câu thơGiang hồ ta chỉ giang hồ vặtNghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà
Rồi hỏi :- Biết thơ ai không ?- Không.- Của Phạm Hữu Quang. Mọi người hãy uống gởi cho Quang một ly đi."Rất nhiều người thuộc bài Giang hồ mà không hề biết tác giả là ai. Có lần người bạn tôi ở Huế vào chơi, hứng lên ngâm :Tàu đi qua phố, tàu qua phốPhố lạ mà quen, ta giang hồ…Vợ con chẳng kịp chào xin lỗiMây trắng trời xa trắng cả lòng…Giang hồ ba bữa buồn một bữaThấy núi thành sông biển hóa rừng
Trời ơi, cái giọng Huế buồn đẫm, quán vắng chiều mưa lai rai không dứt, sao mà buồn, mà nhớ bạn tôi Phạm Hữu Quang quá thể !
...
Phạm Hữu Quang đi xa rồi, thơ anh vẫn còn có người nhớ, vẫn đọng lại ít nhiều trong lòng bạn đọc, thơ anh giống như dòng sông Hậu quê nhà : "Sông cứ chảy. Ừ, sông cứ chảy !". (Trần Hữu Dũng)
Phạm Hữu Quang, tuổi Nhâm Thìn |
GIANG HỒ
Phạm Hữu Quang
Tàu đi qua phố tàu qua phố
Phố lạ mà quen ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi trèo thang với… giặt đồ
Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng
Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình
Giang hồ có bữa ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si
Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa thưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu
Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở vệ đường
Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giày trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung…
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà!
5-1991
Phạm Hữu Quang
Tàu đi qua phố tàu qua phố
Phố lạ mà quen ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi trèo thang với… giặt đồ
Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng
Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình
Giang hồ có bữa ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si
Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa thưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu
Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở vệ đường
Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giày trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung…
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà!
5-1991
Bài thơ này HG đã được đọc một lần ở đâu đó xong quả thật HG không biết nhà thơ Phạm Hữu Quang.
Trả lờiXóaKhi đọc bài thơ này HG cũng thấy thinh thích tay "giang hồ" trong bài thơ vì HG cũng có một chút máu lãng tử, Hehehe...
Nhưng tay "giang hồ" ấy lai đáng yêu nhất là ở chỗ :
"Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà!"
He he, ông ấy mà "giang hồ thật" thì trường lớp, nhà cửa, vợ con để ai lo. Chị L cũng...còn may đó, he he.
"Chị gái" mình đó HG ạ!
Trả lờiXóaHồi 1992, mình đi làm 'Th..S, ở ĐHTH. Bà ấy dạy thêm, nuôi lợn, rồi 'nuôi đủ hai con với một chồng', mình chỉ nhớ tiếng'cơm sôi' thôi...
Chào Bạn!
Hi hi, vậy phải ngoan ngoãn và phải biết vâng lời “Chị gái” nghe cưng!
Trả lờiXóaCưng có nghe nhạc sỹ Phú Quang nói đại loại như thế này : Họ là người chăm sóc, nuôi nấng ta và các con ta, hàng ngày họ cho ta ăn uống, lo lắng và luôn dạy dỗ ta nên ta phải thương yêu và tôn trọng họ.
Cảm ơn Bạn đã nhắc bài "Giáo dục công dân".
Trả lờiXóaChúc một ngày vui!