Ảnh minh họa |
Mặc dù đây chỉ là 25 chuyện nhỏ của cô gái Việt yêu thương và lấy một người nước ngoài, nhưng không triết lý, dạy đời như topic "thói hư tật xấu của người Việt" trên mạng hồi nảo hồi nào. Bạn có thời gian hãy đọc, để chia sẻ cùng tôi. (vanthekt)
Ký sự: Người nước ngoài ở VN: Cách học tiếng Việt và vấn đề Yêu-Ghét!
Bắt đầu với việc giới thiệu sơ qua về nhân vật chính - chồng mình - gọi tắt là R: Một người nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á hiện đại. Anh chọn VN để nghiên cứu vì anh cảm thấy gắn bó với đất nước này sau một chuyến làm tình nguyện. Nhất là từ sau khi quen biết và yêu mình, niềm đam mê của anh càng lớn! Mình - một phụ nữ VN, bất cứ đi đâu, làm gì với anh trên mảnh đất quê hương mình, đều tự hào kể cho anh nghe những điều tốt đẹp của đất nước, con người. Cũng vì anh, mình đã lục lại nhiều trang sử để tìm hiểu các di dích cổ để khi anh hỏi, mình còn biết mà trả lời! Cũng từ đó, kiến thức lịch sử của mình " đầy " hơn!
Chồng mình là một người cực kì thân thiện, để học tiếng Việt, anh có thể nói chuyện với bất cứ ai trên đường phố. Anh cũng rất thích được mình sai đi chợ mua đồ, thích ăn đồ Việt, văn hóa Việt, etc. Có thể nói, anh là một người cực kì dễ thích nghi với môi trường sống!
Chuyện 1.
Những ngày đầu đến VN đầu năm 2003, R đến một thành phố nhỏ ở miền Nam. R không biết một chữ tiếng Việt, nhưng anh có một quyển sổ tay tiếng Việt cho người nước ngoài, mà trong đó người ta viết những câu thông dụng để giao tiếp với phiên âm. R khi đó đi cùng J, họ rất thích một quán cơm Tấm, và đến đó ăn trưa hàng này. Mỗi lần đến quán cơm, R luôn có nhiệm vụ gọi cơm cho 2 người, và anh gọi như sau:
- " Chị ơi! Xin cho tôi một ỉa cơm tấm!"
Không ai nói gì, cũng không ai cười, và hai anh Tây vẫn tự hào vì mình nói tiếng Việt rất đúng. ( vì người phục vụ vẫn mang đúng đồ mà họ gọi ). 4 tháng sau, trong khi học từ mới, R phát hiện " ỉa " có nghĩa là " take a **** ". . Anh nói đùa với J rằng họ ăn " ỉa " trong 4 tháng cơ đấy!
Những ngày đầu đến VN đầu năm 2003, R đến một thành phố nhỏ ở miền Nam. R không biết một chữ tiếng Việt, nhưng anh có một quyển sổ tay tiếng Việt cho người nước ngoài, mà trong đó người ta viết những câu thông dụng để giao tiếp với phiên âm. R khi đó đi cùng J, họ rất thích một quán cơm Tấm, và đến đó ăn trưa hàng này. Mỗi lần đến quán cơm, R luôn có nhiệm vụ gọi cơm cho 2 người, và anh gọi như sau:
- " Chị ơi! Xin cho tôi một ỉa cơm tấm!"
Không ai nói gì, cũng không ai cười, và hai anh Tây vẫn tự hào vì mình nói tiếng Việt rất đúng. ( vì người phục vụ vẫn mang đúng đồ mà họ gọi ). 4 tháng sau, trong khi học từ mới, R phát hiện " ỉa " có nghĩa là " take a **** ". . Anh nói đùa với J rằng họ ăn " ỉa " trong 4 tháng cơ đấy!
Chuyện 2.
Một lần, khi đó mới quen biết nhau, và mình vẫn giúp anh tìm những tài liệu anh cần về Hà Nội. Hôm đó mình phải đi học, nhưng có hẹn qua căn hộ của anh để đưa tài liệu cho anh.
Anh nói sáng nay trời đẹp nên anh ra công viên đọc sách, và tiện thể khoe với mình là anh mới học được cách nói lái từ một chú xe ôm. Rồi rất thích thú, anh mang quyển sách ( anh mượn của thầy giáo ở bên Mỹ) ra khoe từ mà chú xe ôm viết vào sách cho anh. Mình đọc mãi mà không hiểu vì chú ý viết tháu. R mở to mắt, đánh vần từ đó cho mình nghe:
- " Nắng cực!"
Mình lẩm bẩm lặp đi lặp lại từ đó ba hay 4 lần liền, rồi "á" lên một tiếng! R tròn mắt ngạc nhiên, rồi thích thú nói với giọng như phát hiện ra điều gì:
- " Nứng c..., nứng ... , phải không?" ( Muốn biết...là gì mời qua nguồn xem )
Mình đỏ mặt, hỏi:
- " Ai nói cho anh?"
- " Chú xe ôm nói với anh! Chú ấy nói nếu học tiếng Việt thì phải học chữ này! "
- " Anh biết ý nghĩa của chữ này không? "
- " Anh hỏi chú ấy nhưng mà chú cười thôi! Nên anh đã nghĩ sẽ xem từ điển của anh! Nhưng mà em ở đây rồi, em có thể nói với anh!"
- " Em sẽ nói cho anh lúc khác! Nhưng mà em tin là anh sẽ không dùng một từ trước khi anh biết nghĩa của nó, phải không?"
- " Tất nhiên! Nhưng anh muốn áp dụng từ mới vào giao tiếp!"
Kết quả là, mình cứ chối giải thích nghĩa của từ đó, còn anh thì lần nào gặp nhau cũng hỏi vì không tìm được trong từ điển của anh. Cũng từ sau ngày ấy, mỗi lần chú xe ôm nhìn thấy anh, đều vẫy tay chào anh và gọi với theo :
- " Hây, nứng ...., ha ha ha! "
Sau này thân hơn, mình cũng đã nói cho anh biết nghĩa của nó.
Chuyện 3.
Một trong những thú vui khi còn hẹn hò với nhau ( cả bây giờ ) của hai đứa mình là " đánh bóng mặt đường " . R thích đi xe máy càng cũ càng tốt ( vì thích đồ cổ ). Một lý do khác là vì như R nói " ngồi trên xe máy thì anh được em ôm " .
Một lần, hai đứa đang vi vi trên đường HBT (HN), đang say sưa chỉ trỏ nhà này cổ, kiến trúc nọ kia, thì có một chiếc Dylan, mà cưỡi trên chiếc xe đó hai bác khoảng ngoài 50s, ăn mặc chải chuốt, tóc bóng loáng ( ruồi chẳng may hạ cánh trên tóc bác chắc là ngã gãy cẳng ).
- " Em ơi! đi không? "
Hai đứa mình vẫn đi.
Bác già cố gắng lạng xe qua, rồi kéo tay áo mình:
- " Đi không em? Đi với thằng Tây làm *** gì? Đi với anh này!" Rồi bác hất hất mắt, cười đểu với mình.
R quay sang:
- " Chú nói gì? "
Hai bác già liếc nhìn cái xe Vespa cổ của bọn mình, cười khoái chí và bình phẩm với nhau bằng thứ tiếng Việt bẩn. R chưa đủ "trình độ" hiểu cái thứ tiếng ấy, nên quay sang hỏi mình:
- " Hai người đó nói gì với em? Mất dạy hả? "
- " Không có gì? Đi thôi, kệ họ!"
Rồi thì " con này nhìn cũng ngon mà đi với thằng Tây ba lô " cũng được các bác tha cho. Cũng từ đó, mình biết, ở VN, yêu Tây là phải sống chung với những điều này. Và tất cả mới chỉ mới bắt đầu!
Chuyện 4:
Cũng lại đang đi xe máy trên đường, hai 2 trai tuổi teen đi " Wave đỏ " (hồi đó loại xe này là mốt nếu mình nhớ không nhầm! )
Em trai 1:
- " Hey, she's good!" rồi ngón trỏ lên làm dấu "tuyệt!"
Em trai 2:
- " Yes, I go with her!"
R quay sang:
- " Ừ, anh biết cô ấy rất tốt! Cám ơn hai em!" Rồi cười.
Hai em trai tròn mắt, quay ra nói với nhau:
- " *** mẹ! Nó biết tiếng Việt mày ạ!"
Rồi chẳng ai nói gì, hai em trai tự động rẽ đường khác!
Chuyện 5:
R có nhiều bạn, cả bạn Việt lẫn bạn nước ngoài. Năm 2006, có T - một người nghiên cứu về Ẩm Thực Việt Nam, rất thích nấu ăn và học nấu các món ăn thuần Việt. Cực kì hiền lành là đánh giá của mình sau khi được tiếp xúc và bạn làm với anh. T đến Việt Nam lần đầu tiên vào giữa năm 2006 sau khi đã tham gia một số khóa học Tiếng Việt cơ bản, và khi đến HN, anh cũng tham gia học tiếng Việt ở Viện Ngôn Ngữ Học. Sau 5 tháng ở VN, anh nói với R rằng anh thích Việt Nam, thích văn hóa Việt và đặc biệt thích món ăn Việt. Nhưng có một việc không như ý đã xảy ra, làm cho T " không dám " trở lại Việt Nam trong 2 năm.
Một buổi đêm, T đi chơi ở một Bar cho người nước ngoài đến khoảng một giờ sáng. Trên đường lái xe máy về nhà, đến trước cửa ngân hàng AZN ở Bờ Hồ (HN), anh có bị va quyệt với một người đàn ông Việt Nam trung tuổi - cũng vừa ăn nhậu ở đâu đó. Hai người lồm cồm bò dậy, T chưa kịp hỏi han gì, ông kia túm cổ áo T và hét lên ( T không nhớ chính xac từng từ vì Tiếng Việt của anh thời đó " củ chuối ", nhưng đại ý là:
- " *** mẹ ...(thằng) Tây này! **** you, **** you! Mẹ à? ( mình đoán là mù à? ), ông ...( đánh) chết.. mẹ mày!" Rồi miệng nói, tay đấm đá túi bụi vào mặt, vào lưng T.
Quá sững sờ, T cố gắng đẩy ông ta ra và theo phản xạ thì nói:
- " Oh S.h.i.t!.... Xin bỏ tôi ra!"
Người kia hình như nghe thấy " **** " nên càng tiên tiết, vừa đấm vừa nói:
- " **** này, **** này!"
T quá hoảng loạn, và muốn bỏ chạy vì không hiểu sao lại rơi vào trường hợp này nên anh cố gắng đẩy ông kia ra, rồi chạy ra dựng xe dậy. Người đàn ông chạy theo T và tay đấm, chân đá, miệng chửi rủa T, giằng co với anh, không cho anh mang xe đi!
Giữa lúc đó, có một " đội đua Bờ Hồ " đi qua, chẳng rõ đầu cua tai nheo thế nào? Bọn nó xông vào " đập chết con mẹ thẳng Tây này đi bọn mày ơi!". T kể lại, bọn nó còn cố gắng lấy xe của anh, nhưng may sao có công an đi tuần nên anh được giải vây, và bọn kia, bao gồm cả ông đụng xe với anh cũng biến mất!
Sau vụ đó vài tháng, T về nước và không có ý định trở lại VN nữa. Nhưng anh đã quay lại vì niềm đam mê vẫn còn đó, và hiện nay anh đang làm Vice President của một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam và là Chef của một nhà hàng Ý.
Sau này, khi nhắc lại chuyện cũ, anh chỉ cười và nói:
- " Ngày trước, anh không nên nói "s.h.i.t" vì người VN nghĩ từ đó là chửi, nhưng ở Mỹ, người dùng từ đó để nói về cảm xúc của họ khi trường hợp không như ý họ muốn!"
Anh cũng nói thêm:
- " Bây giờ anh phải "nhập gia tùy tục", sống như người VN thôi em ơi!" Rồi cười!
Chuyện 6:
Chẳng là R rất ghét bị gọi là Tây. Vì theo anh, cái từ " Tây " nghe rất "thực dân." trong khi anh không phải thực dân, anh là " con rể, người trong gia đình của VN."
Chính vì thế, mỗi lần đi đâu, có đứa trẻ con, hay "người lớn" nào í ới, chỉ trỏ láo nháo:
- " Tây kìa! Tây kìa!"
Là anh quay ra phía đó, và nói với theo:
- " Đâu? Tây đâu?" Rồi dáo dác nhìn quanh quẩn ra vẻ tìm kiếm.
Cả bọn trẻ con nhí nhố cười hô hố, chạy ra làm quen.
- " Hello, hello!"
- " Hello, chào các cháu!"
Rồi thì chí chóe ai nói người nấy hiểu. Một lúc thì trở nên thân như là bạn từ bao giờ. Bọn trẻ con sờ tóc, sờ quần áo, sờ mắt ( xem Tây khác mình như thế nào?) Còn R thì nhìn mình, nháy nháy mắt:
- " Anh có nhiều bạn hơn em rồi nhé!"
Một lần, khi đó mới quen biết nhau, và mình vẫn giúp anh tìm những tài liệu anh cần về Hà Nội. Hôm đó mình phải đi học, nhưng có hẹn qua căn hộ của anh để đưa tài liệu cho anh.
Anh nói sáng nay trời đẹp nên anh ra công viên đọc sách, và tiện thể khoe với mình là anh mới học được cách nói lái từ một chú xe ôm. Rồi rất thích thú, anh mang quyển sách ( anh mượn của thầy giáo ở bên Mỹ) ra khoe từ mà chú xe ôm viết vào sách cho anh. Mình đọc mãi mà không hiểu vì chú ý viết tháu. R mở to mắt, đánh vần từ đó cho mình nghe:
- " Nắng cực!"
Mình lẩm bẩm lặp đi lặp lại từ đó ba hay 4 lần liền, rồi "á" lên một tiếng! R tròn mắt ngạc nhiên, rồi thích thú nói với giọng như phát hiện ra điều gì:
- " Nứng c..., nứng ... , phải không?" ( Muốn biết...là gì mời qua nguồn xem )
Mình đỏ mặt, hỏi:
- " Ai nói cho anh?"
- " Chú xe ôm nói với anh! Chú ấy nói nếu học tiếng Việt thì phải học chữ này! "
- " Anh biết ý nghĩa của chữ này không? "
- " Anh hỏi chú ấy nhưng mà chú cười thôi! Nên anh đã nghĩ sẽ xem từ điển của anh! Nhưng mà em ở đây rồi, em có thể nói với anh!"
- " Em sẽ nói cho anh lúc khác! Nhưng mà em tin là anh sẽ không dùng một từ trước khi anh biết nghĩa của nó, phải không?"
- " Tất nhiên! Nhưng anh muốn áp dụng từ mới vào giao tiếp!"
Kết quả là, mình cứ chối giải thích nghĩa của từ đó, còn anh thì lần nào gặp nhau cũng hỏi vì không tìm được trong từ điển của anh. Cũng từ sau ngày ấy, mỗi lần chú xe ôm nhìn thấy anh, đều vẫy tay chào anh và gọi với theo :
- " Hây, nứng ...., ha ha ha! "
Sau này thân hơn, mình cũng đã nói cho anh biết nghĩa của nó.
Chuyện 3.
Một trong những thú vui khi còn hẹn hò với nhau ( cả bây giờ ) của hai đứa mình là " đánh bóng mặt đường " . R thích đi xe máy càng cũ càng tốt ( vì thích đồ cổ ). Một lý do khác là vì như R nói " ngồi trên xe máy thì anh được em ôm " .
Một lần, hai đứa đang vi vi trên đường HBT (HN), đang say sưa chỉ trỏ nhà này cổ, kiến trúc nọ kia, thì có một chiếc Dylan, mà cưỡi trên chiếc xe đó hai bác khoảng ngoài 50s, ăn mặc chải chuốt, tóc bóng loáng ( ruồi chẳng may hạ cánh trên tóc bác chắc là ngã gãy cẳng ).
- " Em ơi! đi không? "
Hai đứa mình vẫn đi.
Bác già cố gắng lạng xe qua, rồi kéo tay áo mình:
- " Đi không em? Đi với thằng Tây làm *** gì? Đi với anh này!" Rồi bác hất hất mắt, cười đểu với mình.
R quay sang:
- " Chú nói gì? "
Hai bác già liếc nhìn cái xe Vespa cổ của bọn mình, cười khoái chí và bình phẩm với nhau bằng thứ tiếng Việt bẩn. R chưa đủ "trình độ" hiểu cái thứ tiếng ấy, nên quay sang hỏi mình:
- " Hai người đó nói gì với em? Mất dạy hả? "
- " Không có gì? Đi thôi, kệ họ!"
Rồi thì " con này nhìn cũng ngon mà đi với thằng Tây ba lô " cũng được các bác tha cho. Cũng từ đó, mình biết, ở VN, yêu Tây là phải sống chung với những điều này. Và tất cả mới chỉ mới bắt đầu!
Chuyện 4:
Cũng lại đang đi xe máy trên đường, hai 2 trai tuổi teen đi " Wave đỏ " (hồi đó loại xe này là mốt nếu mình nhớ không nhầm! )
Em trai 1:
- " Hey, she's good!" rồi ngón trỏ lên làm dấu "tuyệt!"
Em trai 2:
- " Yes, I go with her!"
R quay sang:
- " Ừ, anh biết cô ấy rất tốt! Cám ơn hai em!" Rồi cười.
Hai em trai tròn mắt, quay ra nói với nhau:
- " *** mẹ! Nó biết tiếng Việt mày ạ!"
Rồi chẳng ai nói gì, hai em trai tự động rẽ đường khác!
Chuyện 5:
R có nhiều bạn, cả bạn Việt lẫn bạn nước ngoài. Năm 2006, có T - một người nghiên cứu về Ẩm Thực Việt Nam, rất thích nấu ăn và học nấu các món ăn thuần Việt. Cực kì hiền lành là đánh giá của mình sau khi được tiếp xúc và bạn làm với anh. T đến Việt Nam lần đầu tiên vào giữa năm 2006 sau khi đã tham gia một số khóa học Tiếng Việt cơ bản, và khi đến HN, anh cũng tham gia học tiếng Việt ở Viện Ngôn Ngữ Học. Sau 5 tháng ở VN, anh nói với R rằng anh thích Việt Nam, thích văn hóa Việt và đặc biệt thích món ăn Việt. Nhưng có một việc không như ý đã xảy ra, làm cho T " không dám " trở lại Việt Nam trong 2 năm.
Một buổi đêm, T đi chơi ở một Bar cho người nước ngoài đến khoảng một giờ sáng. Trên đường lái xe máy về nhà, đến trước cửa ngân hàng AZN ở Bờ Hồ (HN), anh có bị va quyệt với một người đàn ông Việt Nam trung tuổi - cũng vừa ăn nhậu ở đâu đó. Hai người lồm cồm bò dậy, T chưa kịp hỏi han gì, ông kia túm cổ áo T và hét lên ( T không nhớ chính xac từng từ vì Tiếng Việt của anh thời đó " củ chuối ", nhưng đại ý là:
- " *** mẹ ...(thằng) Tây này! **** you, **** you! Mẹ à? ( mình đoán là mù à? ), ông ...( đánh) chết.. mẹ mày!" Rồi miệng nói, tay đấm đá túi bụi vào mặt, vào lưng T.
Quá sững sờ, T cố gắng đẩy ông ta ra và theo phản xạ thì nói:
- " Oh S.h.i.t!.... Xin bỏ tôi ra!"
Người kia hình như nghe thấy " **** " nên càng tiên tiết, vừa đấm vừa nói:
- " **** này, **** này!"
T quá hoảng loạn, và muốn bỏ chạy vì không hiểu sao lại rơi vào trường hợp này nên anh cố gắng đẩy ông kia ra, rồi chạy ra dựng xe dậy. Người đàn ông chạy theo T và tay đấm, chân đá, miệng chửi rủa T, giằng co với anh, không cho anh mang xe đi!
Giữa lúc đó, có một " đội đua Bờ Hồ " đi qua, chẳng rõ đầu cua tai nheo thế nào? Bọn nó xông vào " đập chết con mẹ thẳng Tây này đi bọn mày ơi!". T kể lại, bọn nó còn cố gắng lấy xe của anh, nhưng may sao có công an đi tuần nên anh được giải vây, và bọn kia, bao gồm cả ông đụng xe với anh cũng biến mất!
Sau vụ đó vài tháng, T về nước và không có ý định trở lại VN nữa. Nhưng anh đã quay lại vì niềm đam mê vẫn còn đó, và hiện nay anh đang làm Vice President của một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam và là Chef của một nhà hàng Ý.
Sau này, khi nhắc lại chuyện cũ, anh chỉ cười và nói:
- " Ngày trước, anh không nên nói "s.h.i.t" vì người VN nghĩ từ đó là chửi, nhưng ở Mỹ, người dùng từ đó để nói về cảm xúc của họ khi trường hợp không như ý họ muốn!"
Anh cũng nói thêm:
- " Bây giờ anh phải "nhập gia tùy tục", sống như người VN thôi em ơi!" Rồi cười!
Chuyện 6:
Chẳng là R rất ghét bị gọi là Tây. Vì theo anh, cái từ " Tây " nghe rất "thực dân." trong khi anh không phải thực dân, anh là " con rể, người trong gia đình của VN."
Chính vì thế, mỗi lần đi đâu, có đứa trẻ con, hay "người lớn" nào í ới, chỉ trỏ láo nháo:
- " Tây kìa! Tây kìa!"
Là anh quay ra phía đó, và nói với theo:
- " Đâu? Tây đâu?" Rồi dáo dác nhìn quanh quẩn ra vẻ tìm kiếm.
Cả bọn trẻ con nhí nhố cười hô hố, chạy ra làm quen.
- " Hello, hello!"
- " Hello, chào các cháu!"
Rồi thì chí chóe ai nói người nấy hiểu. Một lúc thì trở nên thân như là bạn từ bao giờ. Bọn trẻ con sờ tóc, sờ quần áo, sờ mắt ( xem Tây khác mình như thế nào?) Còn R thì nhìn mình, nháy nháy mắt:
- " Anh có nhiều bạn hơn em rồi nhé!"
Chuyện 7:
Có lần, mình và một chị bạn người Mỹ (ngày đó chị làm cho một tờ báo Việt, nhưng bằng tiếng Anh), đi ăn ở Quán Ngon( HN). Sau khi ăn uống xong xuôi, hai chị em đi ra ngoài lấy xe chuẩn bị ra về, thì chị ấy bị hai người nam giữ xe ( 1 già, 1 trẻ ) chặn lại trêu ghẹo. Mình đi bên cạnh, cố gắng to tiếng để mọi người chú ý, nhưng mọi người xung quanh cũng chỉ dừng lại xem cái cảnh chị Tây bị sờ má, sờ mông. Chị bạn mình hiền lành, tính lại hay xấu hổ nên chỉ dám cố tránh né. Lúc đó mình tức quá nói rằng sẽ gọi quản lí, và hai người giữ xe còn người hô hố.
Mình cảm thấy thật sự xấu hổ khi ở trên đất nước của mình mà bất lực, không thể bảo vệ bạn trong một trường hợp như thế! Còn chị bạn mình thì đi đâu cũng bị trêu ghẹo, sờ soạng, mặc dù chị ăn mặc cực kì công sở. Chính vì vậy, chị cố gắng tránh tiếp xúc với đàn ông VN nhiều nhất chị có thể!
Có lần, mình và một chị bạn người Mỹ (ngày đó chị làm cho một tờ báo Việt, nhưng bằng tiếng Anh), đi ăn ở Quán Ngon( HN). Sau khi ăn uống xong xuôi, hai chị em đi ra ngoài lấy xe chuẩn bị ra về, thì chị ấy bị hai người nam giữ xe ( 1 già, 1 trẻ ) chặn lại trêu ghẹo. Mình đi bên cạnh, cố gắng to tiếng để mọi người chú ý, nhưng mọi người xung quanh cũng chỉ dừng lại xem cái cảnh chị Tây bị sờ má, sờ mông. Chị bạn mình hiền lành, tính lại hay xấu hổ nên chỉ dám cố tránh né. Lúc đó mình tức quá nói rằng sẽ gọi quản lí, và hai người giữ xe còn người hô hố.
Mình cảm thấy thật sự xấu hổ khi ở trên đất nước của mình mà bất lực, không thể bảo vệ bạn trong một trường hợp như thế! Còn chị bạn mình thì đi đâu cũng bị trêu ghẹo, sờ soạng, mặc dù chị ăn mặc cực kì công sở. Chính vì vậy, chị cố gắng tránh tiếp xúc với đàn ông VN nhiều nhất chị có thể!
Chuyện 8:
Mình cũng có một chị bạn khác là luật sư ( hiện chị đang làm cho một công ty Luật ở HN). Nhiều lần chị hỏi mình "làm sao để không bị đàn ông VN xông vào bóp ngực và vỗ mông" chị, mặc dù chị đi cùng với chồng, cũng không tránh khỏi trường hợp đó! Mình mới đùa là chắc tại nhìn hai vợ chồng chị hiền lành quá, nên họ với dám làm như thế!
Sau cùng, chị mới mạnh dạn hỏi mình cách chửi thề để chửi mấy người sàm sỡ, mất dạy với chị. Quả thật, bản thân mình cũng không hay chửi thề, và mình thấy thật kì cục khi phải dạy tiếng Việt cho người nước ngoài để ... chửi người VN. Mình cố gắng nói với chị rằng chị nên nói với họ chị sẽ gọi công an đến giải quyết, và chị nói chị làm cách đó nhưng họ không những không sợ mà còn động viên "gọi đi em!". Bị dồn vào đường cùng vì hầu như lần nào gặp nhau, ở Mỹ hay ở VN, chị đều nói về bức xúc với đôi mắt hoe đỏ và giọng nói gay gắt với mình, thế nên mình cũng đành " dạy " chị vài chiêu.
Lần anh chị về Mỹ trong kì nghỉ vừa rồi, mình thật sự bất ngờ khi chị khoe là chị đã học được nhiều câu chửi từ sếp của chị, từ các anh bạn luật sư người VN rồi, và khi chị áp dụng thì cũng thấy có hiệu quả lắm!
Mình cũng có một chị bạn khác là luật sư ( hiện chị đang làm cho một công ty Luật ở HN). Nhiều lần chị hỏi mình "làm sao để không bị đàn ông VN xông vào bóp ngực và vỗ mông" chị, mặc dù chị đi cùng với chồng, cũng không tránh khỏi trường hợp đó! Mình mới đùa là chắc tại nhìn hai vợ chồng chị hiền lành quá, nên họ với dám làm như thế!
Sau cùng, chị mới mạnh dạn hỏi mình cách chửi thề để chửi mấy người sàm sỡ, mất dạy với chị. Quả thật, bản thân mình cũng không hay chửi thề, và mình thấy thật kì cục khi phải dạy tiếng Việt cho người nước ngoài để ... chửi người VN. Mình cố gắng nói với chị rằng chị nên nói với họ chị sẽ gọi công an đến giải quyết, và chị nói chị làm cách đó nhưng họ không những không sợ mà còn động viên "gọi đi em!". Bị dồn vào đường cùng vì hầu như lần nào gặp nhau, ở Mỹ hay ở VN, chị đều nói về bức xúc với đôi mắt hoe đỏ và giọng nói gay gắt với mình, thế nên mình cũng đành " dạy " chị vài chiêu.
Lần anh chị về Mỹ trong kì nghỉ vừa rồi, mình thật sự bất ngờ khi chị khoe là chị đã học được nhiều câu chửi từ sếp của chị, từ các anh bạn luật sư người VN rồi, và khi chị áp dụng thì cũng thấy có hiệu quả lắm!
Chuyện 9:
Cuối năm 2006, R trở lại VN sau 3 tháng về nước vì học kỳ mùa thu năm đó anh phải học ở Mỹ. Khi sang VN, anh chưa tìm được căn hộ để thuê, và khách sạn anh hay thuê thì hết phòng nên anh đành ra phố Hàm Long ( HN) thuê một phòng trong một khách sạn để ở.
R ở khách sạn đó được 3 ngày thì xảy ra chuyện. Sáng sớm hôm đó, anh ngủ dậy, xuống sảnh khách sạn lấy xe như mọi ngày thì được bảo vệ thông báo là " xe máy của anh bi mất rồi? " . R ngạc nhiên lắm, vì tối hôm trước chính anh dắt xe vào sảnh, rồi khóa xe cẩn thận. Hơn nữa, có bảo vệ ngủ ở dưới để trông nom khách sạn, tại sao xe của anh lại bị mất và các xe khác thì không???
Anh có gọi điện cho mình, nhưng vì đang trong lớp nên mình không nghe máy. Anh gọi điện cho một thầy, và được thầy tư vấn đến công an phường khai báo bị mất tài sản.
Đến trưa ngày hôm đó, rất may qua điều tra, công an tìm ra thủ phạm là Lễ tân thông đồng với bảo vệ khách sạn, ăn cắp xe của anh vì " Tây có biết gì đâu?".
Đến đây thì chắc ai cũng nghĩ là đó là trách nhiệm của khách sạn, và họ phải xin lỗi và bồi thường cho R, nhưng không. Để lấy xe máy của mình về, anh phải trả cho công an phường 1 triệu đồng ( ??? ) , và khách sạn không chịu một phí tổn nào..
Sau khi nghe chuyện, mình điên quá định ra nói chuyện với khách sạn cho rõ ràng, nhưng anh xua tay và nói anh sẽ chuyển đi khách sạn khác!
Cuối năm 2006, R trở lại VN sau 3 tháng về nước vì học kỳ mùa thu năm đó anh phải học ở Mỹ. Khi sang VN, anh chưa tìm được căn hộ để thuê, và khách sạn anh hay thuê thì hết phòng nên anh đành ra phố Hàm Long ( HN) thuê một phòng trong một khách sạn để ở.
R ở khách sạn đó được 3 ngày thì xảy ra chuyện. Sáng sớm hôm đó, anh ngủ dậy, xuống sảnh khách sạn lấy xe như mọi ngày thì được bảo vệ thông báo là " xe máy của anh bi mất rồi? " . R ngạc nhiên lắm, vì tối hôm trước chính anh dắt xe vào sảnh, rồi khóa xe cẩn thận. Hơn nữa, có bảo vệ ngủ ở dưới để trông nom khách sạn, tại sao xe của anh lại bị mất và các xe khác thì không???
Anh có gọi điện cho mình, nhưng vì đang trong lớp nên mình không nghe máy. Anh gọi điện cho một thầy, và được thầy tư vấn đến công an phường khai báo bị mất tài sản.
Đến trưa ngày hôm đó, rất may qua điều tra, công an tìm ra thủ phạm là Lễ tân thông đồng với bảo vệ khách sạn, ăn cắp xe của anh vì " Tây có biết gì đâu?".
Đến đây thì chắc ai cũng nghĩ là đó là trách nhiệm của khách sạn, và họ phải xin lỗi và bồi thường cho R, nhưng không. Để lấy xe máy của mình về, anh phải trả cho công an phường 1 triệu đồng ( ??? ) , và khách sạn không chịu một phí tổn nào..
Sau khi nghe chuyện, mình điên quá định ra nói chuyện với khách sạn cho rõ ràng, nhưng anh xua tay và nói anh sẽ chuyển đi khách sạn khác!
Chuyện 10:P1
Mình có một anh bạn trong nhóm chơi cùng nhau người Hà Tây, nhân một dịp nhà anh ý mở thêm cửa hàng mới, nên anh có mời R và mình về mừng khánh thành cửa hàng.
Bọn mình đi xe máy về Hà Tây cùng với 6 người nữa (4 nam, 2 nữ). R gặp bố mẹ của bạn mình và khách khứa thì tay bắt mặt mừng, nói chuyện rất thoải mái. Mặc dù thời đó giọng của anh lơ lớ, hơi khó nghe, nhưng mình thấy các bác " về trên " ngồi nói chuyện với anh cứ vỗ đùi, vỗ tay cười ha hả.
Đến bữa ăn, phụ nữ chuẩn bị dọn dẹp và bê đồ lên. Đàn ông đã ngồi sẵn dưới chiếu, uống bia rượu, nói chuyện, và chờ đợi.
R chạy xuống bếp lăng xăng:
- " Cháu có thể giúp gì không? "
Rồi nói với mình:
- " Anh có thể giúp gì không?"
Mình chưa kịp trả lời thì đã thấy anh nhăn nhó, mặt biến sắc ... và chạy ra ngoài!
Mình chạy ra theo, hốt hoảng:
- " Anh có sao không? "
- " Khi anh ngửi thấy mắm tôm thì anh đau đầu!" - R trả lời.
- "Anh không thích mắm tôm à?" - Mình hỏi xong thì thấy tiếc vì sao hỏi ngố thế?
- "Chỉ có 2 món ở VN là anh không ăn được thôi: Mắm tôm và thịt con chó!" - R nói.
Thôi rồi, mình thấy ở bếp chỉ toàn các món từ thịt chó vì họ mới giết một con chó để ăn mừng. Mà ai cũng biết, thịt chó thì phải có mắm tôm.
Ngập ngừng mãi, mình mới lắp bắp:
- " Chỉ có thịt chó và mắm tôm cho bữa trưa thôi!"
R quay ngoắt ra, chưa bao giờ mình thấy mắt anh mở to đến thế:
- " Are you kidding? "
- " Em không đùa, nhưng D nói ở đây có việc gì cũng ăn thịt chó!"
- " Jesus! " ( người Mỹ nói Jesus để biểu lộ sự ngạc nhiên, tức giận, sốc.)
- "Anh nói gì?"
- " Không sao, đi vào trong nhà thôi!"
Rồi cả bữa ăn hôm đó, các bác " chén chú chén anh ", còn R mặt mũi méo xệch vì phải chịu đựng mùi mắm tôm và nhìn các món được chế biến từ các bộ phận của con chó. Tệ hơn nữa, R - một người đến từ đất nước mà chó, mèo được chính phủ ra luật bảo vệ, và bản thân anh là người yêu thương động vật, giờ phải ăn những miếng thịt của chó mà các bác và mọi người gắp cho. .
Anh cũng đã chật vật qua được bữa cơm trưa, một lúc thì vào nhà vê sinh nôn thốc tháo, và phải "đi nằm" vì "anh bị đau đầu lắm."
Bữa tối, R rất đói, nhưng bữa tối đó cũng lại toàn thịt chó từ buổi trưa chưa ăn hết. Mình nói với bạn của mình là D - chủ nhà, D nhảy chồm chồm :
- " Không ăn được thịt chó thì sao anh không nói cho em biết?"
Và kết quả là R được ăn Mỳ gói.
Chuyện 10:P2
...Ăn tối xong, D dắt cả bọn lang thang dạo mát, rồi đi ra Cafe mà chị gái của D làm chủ. Quán này có " nhạc sống " nên thu hút nhiều thanh niên trong " làng " đến chơi. Mỗi người một bài góp vui, ai nấy đều vui vẻ.
R nói anh có thể hát bài " Màu hoa đỏ ", " Xe đạp ơi!" , và " Đất nước", nhưng mà hát Karaoke thôi. Thế là, D dẫn cả bọn về nhà " hát karaoke ".
R hát nhiệt tình, cả bọn hát hò, không ai được 100 điểm cả, nhưng R hát " Màu hoa đỏ " với cái giọng lơ lớ tiếng miền Nam ( vì anh học hát bài này qua các bạn miền Nam hát) được 100 điểm. Ai cũng nói cái máy chấm điểm nó " nịnh Tây "
Đến giờ đi ngủ, phụ nữ được nằm trên cái phản giữa phòng khách, còn nhóm đàn ông thì trải chiếu ngủ dưới nền nhà. Lần đầu tiên trong đời, R nằm ngủ với 4 người cùng giới chỉ mặc quần đùi.
Sáng hôm sau, thấy R bơ phờ, mình mới hỏi:
- " Anh vẫn mệt à?"
- " Anh không ngủ được đêm hôm qua!"
- " Sao thế?"
- " Vì anh không quen ngủ với người khác. My back bị đau. D với C ( hai người nằm bên cạnh) ôm anh nhiều lần vào ban đêm nữa!"
- "???"
Trưa hôm đó, mình quyết định sẽ về lại HN. Bố mẹ của D giữ lại ăn trưa, nhưng R nhìn mình " cầu xin " để được về.
Về đến nhà, anh ngay lập tức gọi ngay 1 cái pizza cỡ lớn
Mình có một anh bạn trong nhóm chơi cùng nhau người Hà Tây, nhân một dịp nhà anh ý mở thêm cửa hàng mới, nên anh có mời R và mình về mừng khánh thành cửa hàng.
Bọn mình đi xe máy về Hà Tây cùng với 6 người nữa (4 nam, 2 nữ). R gặp bố mẹ của bạn mình và khách khứa thì tay bắt mặt mừng, nói chuyện rất thoải mái. Mặc dù thời đó giọng của anh lơ lớ, hơi khó nghe, nhưng mình thấy các bác " về trên " ngồi nói chuyện với anh cứ vỗ đùi, vỗ tay cười ha hả.
Đến bữa ăn, phụ nữ chuẩn bị dọn dẹp và bê đồ lên. Đàn ông đã ngồi sẵn dưới chiếu, uống bia rượu, nói chuyện, và chờ đợi.
R chạy xuống bếp lăng xăng:
- " Cháu có thể giúp gì không? "
Rồi nói với mình:
- " Anh có thể giúp gì không?"
Mình chưa kịp trả lời thì đã thấy anh nhăn nhó, mặt biến sắc ... và chạy ra ngoài!
Mình chạy ra theo, hốt hoảng:
- " Anh có sao không? "
- " Khi anh ngửi thấy mắm tôm thì anh đau đầu!" - R trả lời.
- "Anh không thích mắm tôm à?" - Mình hỏi xong thì thấy tiếc vì sao hỏi ngố thế?
- "Chỉ có 2 món ở VN là anh không ăn được thôi: Mắm tôm và thịt con chó!" - R nói.
Thôi rồi, mình thấy ở bếp chỉ toàn các món từ thịt chó vì họ mới giết một con chó để ăn mừng. Mà ai cũng biết, thịt chó thì phải có mắm tôm.
Ngập ngừng mãi, mình mới lắp bắp:
- " Chỉ có thịt chó và mắm tôm cho bữa trưa thôi!"
R quay ngoắt ra, chưa bao giờ mình thấy mắt anh mở to đến thế:
- " Are you kidding? "
- " Em không đùa, nhưng D nói ở đây có việc gì cũng ăn thịt chó!"
- " Jesus! " ( người Mỹ nói Jesus để biểu lộ sự ngạc nhiên, tức giận, sốc.)
- "Anh nói gì?"
- " Không sao, đi vào trong nhà thôi!"
Rồi cả bữa ăn hôm đó, các bác " chén chú chén anh ", còn R mặt mũi méo xệch vì phải chịu đựng mùi mắm tôm và nhìn các món được chế biến từ các bộ phận của con chó. Tệ hơn nữa, R - một người đến từ đất nước mà chó, mèo được chính phủ ra luật bảo vệ, và bản thân anh là người yêu thương động vật, giờ phải ăn những miếng thịt của chó mà các bác và mọi người gắp cho. .
Anh cũng đã chật vật qua được bữa cơm trưa, một lúc thì vào nhà vê sinh nôn thốc tháo, và phải "đi nằm" vì "anh bị đau đầu lắm."
Bữa tối, R rất đói, nhưng bữa tối đó cũng lại toàn thịt chó từ buổi trưa chưa ăn hết. Mình nói với bạn của mình là D - chủ nhà, D nhảy chồm chồm :
- " Không ăn được thịt chó thì sao anh không nói cho em biết?"
Và kết quả là R được ăn Mỳ gói.
Chuyện 10:P2
...Ăn tối xong, D dắt cả bọn lang thang dạo mát, rồi đi ra Cafe mà chị gái của D làm chủ. Quán này có " nhạc sống " nên thu hút nhiều thanh niên trong " làng " đến chơi. Mỗi người một bài góp vui, ai nấy đều vui vẻ.
R nói anh có thể hát bài " Màu hoa đỏ ", " Xe đạp ơi!" , và " Đất nước", nhưng mà hát Karaoke thôi. Thế là, D dẫn cả bọn về nhà " hát karaoke ".
R hát nhiệt tình, cả bọn hát hò, không ai được 100 điểm cả, nhưng R hát " Màu hoa đỏ " với cái giọng lơ lớ tiếng miền Nam ( vì anh học hát bài này qua các bạn miền Nam hát) được 100 điểm. Ai cũng nói cái máy chấm điểm nó " nịnh Tây "
Đến giờ đi ngủ, phụ nữ được nằm trên cái phản giữa phòng khách, còn nhóm đàn ông thì trải chiếu ngủ dưới nền nhà. Lần đầu tiên trong đời, R nằm ngủ với 4 người cùng giới chỉ mặc quần đùi.
Sáng hôm sau, thấy R bơ phờ, mình mới hỏi:
- " Anh vẫn mệt à?"
- " Anh không ngủ được đêm hôm qua!"
- " Sao thế?"
- " Vì anh không quen ngủ với người khác. My back bị đau. D với C ( hai người nằm bên cạnh) ôm anh nhiều lần vào ban đêm nữa!"
- "???"
Trưa hôm đó, mình quyết định sẽ về lại HN. Bố mẹ của D giữ lại ăn trưa, nhưng R nhìn mình " cầu xin " để được về.
Về đến nhà, anh ngay lập tức gọi ngay 1 cái pizza cỡ lớn
Chuyện 11:
R có một sở thích là dạo quanh Hồ Gươm mỗi buổi sáng sớm để tận hưởng cái không khí trong lành và ngắm nhìn người đi tập thể dục như các ông bà lão tập dưỡng sinh, mấy chị tranh thủ đi bộ, tập thể dục thẩm mỹ ở lớp ngoài trời, trước khi đi làm. Những em học sinh cấp 2 hay cấp 3 tụ tập thành từng nhóm nhỏ chơi đá bóng, cầu lông, nhảy dây, etc. Rồi đón những tia nắng đầu tiên của một ngày mới.
Anh cũng thích đi dạo ở Bờ Hồ vào buổi chiều, khi mà người người hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc, và buổi tối, khi người thanh thản đi dạo mát, từng gia đình dắt trẻ con đi ăn kem, những đôi tình nhân tay trong tay tâm tình, hay những đôi vợ chồng già cùng nhau đi bộ. R yêu mùi hương của rong rêu trộn lẫn với mùi lá cây theo mùa, trộn với bụi bặm và những mảnh đời xung quanh Hồ Gươm.
R rất thích ngồi ở những hàng nước vỉa hè, vì anh có cơ hội được nói chuyện với những bà cụ bán nước, để nghe họ kể về cuộc sống của họ trong quá khứ, về chiến tranh,...
Chiều tối hôm đó, R đang ngồi ở một quán nước chè ở Bờ Hồ. Anh nhởn nhơ nhâm nhi ly trà đá và đọc sách. Ngồi một lúc thì có một nhóm nhân viên văn phòng gồm 5 người đàn ông tầm 28 - 35 tuổi, quần áo, cà vạt bảnh bao, làm cho một công ty gần đó, nhốn nháo đi đến.Họ vừa nói, cười ra chiều vui vẻ lắm.
Họ tìm chỗ ngồi nhưng lại thiếu một ghế, thế là người đàn ông không có ghế liền quơ quơ tay ra làm dấu với R, miệng tươi cười nói:
- " Hello, trả ghế cho bố ngồi!"
R gấp sách:
- " Hi!"
- " How are you? Có trả ghế cho bố mày không?" Người đàn ông vẫn vừa nói vừa cười.
Cả bọn cười khoái trí như chưa bao giờ được cười.
- " Bao nhiêu tiền, cô ơi!" R hỏi bà cụ bán nước.
Rồi anh trả tiền.
Cả đám im bặt.
R đứng dậy, cho sách vào túi, rồi nói:
- " Đây, ghế của " bố " đây. Xin mời "bố" ạ! "
- .....
- "À, các anh làm ở .... phải không? Tôi là khách hàng và đang sẽ đến đó bây giờ! Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp lại."
Nói rồi, R sang bà bán nước:
- " Chào cô, mai cháu sẽ lại đến!"
Rồi bước đi. Ở đằng sau, có tiếng mấy " bố " trách móc lẫn nhau.
R có một sở thích là dạo quanh Hồ Gươm mỗi buổi sáng sớm để tận hưởng cái không khí trong lành và ngắm nhìn người đi tập thể dục như các ông bà lão tập dưỡng sinh, mấy chị tranh thủ đi bộ, tập thể dục thẩm mỹ ở lớp ngoài trời, trước khi đi làm. Những em học sinh cấp 2 hay cấp 3 tụ tập thành từng nhóm nhỏ chơi đá bóng, cầu lông, nhảy dây, etc. Rồi đón những tia nắng đầu tiên của một ngày mới.
Anh cũng thích đi dạo ở Bờ Hồ vào buổi chiều, khi mà người người hối hả trở về nhà sau một ngày làm việc, và buổi tối, khi người thanh thản đi dạo mát, từng gia đình dắt trẻ con đi ăn kem, những đôi tình nhân tay trong tay tâm tình, hay những đôi vợ chồng già cùng nhau đi bộ. R yêu mùi hương của rong rêu trộn lẫn với mùi lá cây theo mùa, trộn với bụi bặm và những mảnh đời xung quanh Hồ Gươm.
R rất thích ngồi ở những hàng nước vỉa hè, vì anh có cơ hội được nói chuyện với những bà cụ bán nước, để nghe họ kể về cuộc sống của họ trong quá khứ, về chiến tranh,...
Chiều tối hôm đó, R đang ngồi ở một quán nước chè ở Bờ Hồ. Anh nhởn nhơ nhâm nhi ly trà đá và đọc sách. Ngồi một lúc thì có một nhóm nhân viên văn phòng gồm 5 người đàn ông tầm 28 - 35 tuổi, quần áo, cà vạt bảnh bao, làm cho một công ty gần đó, nhốn nháo đi đến.Họ vừa nói, cười ra chiều vui vẻ lắm.
Họ tìm chỗ ngồi nhưng lại thiếu một ghế, thế là người đàn ông không có ghế liền quơ quơ tay ra làm dấu với R, miệng tươi cười nói:
- " Hello, trả ghế cho bố ngồi!"
R gấp sách:
- " Hi!"
- " How are you? Có trả ghế cho bố mày không?" Người đàn ông vẫn vừa nói vừa cười.
Cả bọn cười khoái trí như chưa bao giờ được cười.
- " Bao nhiêu tiền, cô ơi!" R hỏi bà cụ bán nước.
Rồi anh trả tiền.
Cả đám im bặt.
R đứng dậy, cho sách vào túi, rồi nói:
- " Đây, ghế của " bố " đây. Xin mời "bố" ạ! "
- .....
- "À, các anh làm ở .... phải không? Tôi là khách hàng và đang sẽ đến đó bây giờ! Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp lại."
Nói rồi, R sang bà bán nước:
- " Chào cô, mai cháu sẽ lại đến!"
Rồi bước đi. Ở đằng sau, có tiếng mấy " bố " trách móc lẫn nhau.
Chuyện 12:
Yêu nhau được hơn nửa năm, mình bắt đầu thấy mệt mỏi và chán nản khi đi đâu cùng R cũng phải nghe những giọng mỉa mai, đùa cợt, chửi rủa ... đầy ác ý.
Sau khi suy nghĩ về mối quan hệ của bọn mình, mình đã quyết định chia tay anh. Vì mình là người VN, gia đình mình ở VN, mình có văn hóa của mình, mình có cuộc sống ở đây. Còn anh thì khác, anh còn phải học, rồi trở về nước, anh cũng có cuộc sống khác, etc. Nói chung, thời đó, mình không thấy một tương lai nào cho hai đứa hết.
Hẹn gặp anh ở một công viên, hai đứa ngồi ghế đá, anh vẫn vui vẻ kể chuyện về ngày hôm nay của anh. Có đôi vợ chồng ( hay nhân tình? ) đi ngang qua, buông vài câu bình phẩm này nọ và nhìn mình cười khinh bỉ, càng khiến cho mình có can đảm nói với anh:
- " R, em nghĩ ... sẽ tốt hơn nếu chúng ta kết thúc mối quan hệ này!"
- " Em nói gì? "
- " Em nói... chúng ta nên chia tay!"
Rồi mình òa khóc, nói về những ức chế mà mình phải chịu đựng hơn nửa năm nay khi đi cùng anh, mình nói, và nói mặc dù chẳng biết anh có hiểu hay không?
Anh im lặng, tay xoa xoa lưng mình, nhưng cúi đầu không nói gì. Cả hai im lặng một lúc lâu. Cuối cùng anh cũng lên tiếng:
- " Anh xin lỗi em! Anh biết vì anh là người nước ngoài thôi. Nhưng, người nước ngoài cũng là người, phải không? Anh cũng có trái tim. "
- .....
- " Anh yêu em! Anh không muốn chia tay với em. Anh rất đau khi nghe em nói như thế!"
- .....
- " Nhưng tình yêu là con đường hai chiều. Nếu em quan tâm về những điều mà mọi người nói hơn cảm xúc của anh dành cho em, và cảm xúc của em dành cho anh, thì... tùy theo ý em."
- " Em... " . Mình nghẹn lời, muốn nói gi đó nhưng không thể.
Một tuần sau, anh về nước...
Yêu nhau được hơn nửa năm, mình bắt đầu thấy mệt mỏi và chán nản khi đi đâu cùng R cũng phải nghe những giọng mỉa mai, đùa cợt, chửi rủa ... đầy ác ý.
Sau khi suy nghĩ về mối quan hệ của bọn mình, mình đã quyết định chia tay anh. Vì mình là người VN, gia đình mình ở VN, mình có văn hóa của mình, mình có cuộc sống ở đây. Còn anh thì khác, anh còn phải học, rồi trở về nước, anh cũng có cuộc sống khác, etc. Nói chung, thời đó, mình không thấy một tương lai nào cho hai đứa hết.
Hẹn gặp anh ở một công viên, hai đứa ngồi ghế đá, anh vẫn vui vẻ kể chuyện về ngày hôm nay của anh. Có đôi vợ chồng ( hay nhân tình? ) đi ngang qua, buông vài câu bình phẩm này nọ và nhìn mình cười khinh bỉ, càng khiến cho mình có can đảm nói với anh:
- " R, em nghĩ ... sẽ tốt hơn nếu chúng ta kết thúc mối quan hệ này!"
- " Em nói gì? "
- " Em nói... chúng ta nên chia tay!"
Rồi mình òa khóc, nói về những ức chế mà mình phải chịu đựng hơn nửa năm nay khi đi cùng anh, mình nói, và nói mặc dù chẳng biết anh có hiểu hay không?
Anh im lặng, tay xoa xoa lưng mình, nhưng cúi đầu không nói gì. Cả hai im lặng một lúc lâu. Cuối cùng anh cũng lên tiếng:
- " Anh xin lỗi em! Anh biết vì anh là người nước ngoài thôi. Nhưng, người nước ngoài cũng là người, phải không? Anh cũng có trái tim. "
- .....
- " Anh yêu em! Anh không muốn chia tay với em. Anh rất đau khi nghe em nói như thế!"
- .....
- " Nhưng tình yêu là con đường hai chiều. Nếu em quan tâm về những điều mà mọi người nói hơn cảm xúc của anh dành cho em, và cảm xúc của em dành cho anh, thì... tùy theo ý em."
- " Em... " . Mình nghẹn lời, muốn nói gi đó nhưng không thể.
Một tuần sau, anh về nước...
Chuyện 13:
Trong thời gian anh về nước, bọn mình đã quá nhớ thương nhau và liên lạc lại, cũng là nối lại mối quan hệ. Chúng mình cũng thống nhất là phải trở lên cứng rắn hơn, và "lì lợm" hơn.
Anh trở lại VN hai tháng sau đó. Nhưng anh đã thay đổi. Anh biết phải mạnh mẽ hơn để bảo vệ tình yêu của mình, chứ không nhường nhịn để tránh rắc rối như trước nữa.
Giờ đây, đi đường anh nắm tay mình thật chặt. Anh bảo vệ mình mọi nơi, trước những lời nói vô văn hóa, anh đều siết tay mình 3 cái như để nói " I love you ".
Anh nói:
- " Anh không giận họ nói gì về anh, nhưng anh sẽ không để họ làm vỡ tình yêu của chúng ta!"
Anh cũng quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của mình hơn, nên anh luôn hỏi han và động viên mình.
Thông thường, nếu chỉ là vài câu nói vớ vẩn, chọc ghẹo... thì bọn mình vẫn đi qua, không nói gì. Nhưng nếu rất quá đáng, xúc phạm nhân phẩm một cách trầm trọng, thì anh nổi giận và nói:
- " Các anh có thể đối xử không tốt với tôi - vì tôi là người Tây, nhưng các anh cần đối xử tốt với phụ nữ ở đất nước các anh. Cô ấy là đồng bào của các anh đấy!"
Câu đó, đôi khi có hiệu nghiệm, đôi khi không, tùy vào khả năng truyền cảm đến trái tim của nó. Nhưng nó đặc biệt làm cho mình mạnh mẽ hơn để vượt qua những rào cản. Mình được một người nước ngoài bảo vệ và tôn trọng trên chính đất nước của mình!
Trong thời gian anh về nước, bọn mình đã quá nhớ thương nhau và liên lạc lại, cũng là nối lại mối quan hệ. Chúng mình cũng thống nhất là phải trở lên cứng rắn hơn, và "lì lợm" hơn.
Anh trở lại VN hai tháng sau đó. Nhưng anh đã thay đổi. Anh biết phải mạnh mẽ hơn để bảo vệ tình yêu của mình, chứ không nhường nhịn để tránh rắc rối như trước nữa.
Giờ đây, đi đường anh nắm tay mình thật chặt. Anh bảo vệ mình mọi nơi, trước những lời nói vô văn hóa, anh đều siết tay mình 3 cái như để nói " I love you ".
Anh nói:
- " Anh không giận họ nói gì về anh, nhưng anh sẽ không để họ làm vỡ tình yêu của chúng ta!"
Anh cũng quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của mình hơn, nên anh luôn hỏi han và động viên mình.
Thông thường, nếu chỉ là vài câu nói vớ vẩn, chọc ghẹo... thì bọn mình vẫn đi qua, không nói gì. Nhưng nếu rất quá đáng, xúc phạm nhân phẩm một cách trầm trọng, thì anh nổi giận và nói:
- " Các anh có thể đối xử không tốt với tôi - vì tôi là người Tây, nhưng các anh cần đối xử tốt với phụ nữ ở đất nước các anh. Cô ấy là đồng bào của các anh đấy!"
Câu đó, đôi khi có hiệu nghiệm, đôi khi không, tùy vào khả năng truyền cảm đến trái tim của nó. Nhưng nó đặc biệt làm cho mình mạnh mẽ hơn để vượt qua những rào cản. Mình được một người nước ngoài bảo vệ và tôn trọng trên chính đất nước của mình!
Chuyện 14:
R và mình nghiện món nước dừa tươi. Ở SG, hai đứa thích ngồi vỉa hè, nhân nhi món nước dừa tươi của mấy anh chị đấy xe với vài chục quả dừa treo lủng lẳng trên xe đẩy, và nhìn mọi người đi lại đông đúc trên đường phố. Ở SG thì mọi thứ thường được gắn giá sẵn, nên cứ thế mà trả tiền, không phải mặc cả. Nước dừa cũng thế, luôn có biển: " 3 ngàn ( hoặc 5 )/ trái " gắn trên chùm quả dừa.
Một lần, trên đường đi sang Quận 5 có chút việc, thì mình lên cơn thèm nước dừa nên hỏi R dừng lại mua hai quả. Vì vội mang đi nên mình có nhờ cô bán hàng trủt nước dừa vào hai cái túi lyon cho bọn mình. Rồi R trả tiền, anh rút 6 nghìn lẻ ra đưa cho cô. Nhưng cô lại nói với mình:
- "12 ngàn, cô" !
- " Sao cơ ạ?". Mình ngạc nhiên!
- " Có cái biển nói ba ngàn một trái ở đó! " . R thêm vào!
- " Đúng dzậy! Nhưng mà giá đó là giá của " trái dừa", còn cô cậu muốn trút vô bịch thì là giá của " ly "
Hai đứa mình tròn mắt nhìn nhau, rồi mình nhìn hai túi nước dừa. Thế là, vì hai cái túi lylon và 2 cái ống hút, bọn mình phải trả gấp đôi???
R đưa thêm tiền cho cô, rồi trong khi cô vén áo, rút cái ví vải từ trong bụng ra, mình ra dấu cho cô không cần trả lại.
Hai đứa tiếp tục cuộc hành trình....
R và mình nghiện món nước dừa tươi. Ở SG, hai đứa thích ngồi vỉa hè, nhân nhi món nước dừa tươi của mấy anh chị đấy xe với vài chục quả dừa treo lủng lẳng trên xe đẩy, và nhìn mọi người đi lại đông đúc trên đường phố. Ở SG thì mọi thứ thường được gắn giá sẵn, nên cứ thế mà trả tiền, không phải mặc cả. Nước dừa cũng thế, luôn có biển: " 3 ngàn ( hoặc 5 )/ trái " gắn trên chùm quả dừa.
Một lần, trên đường đi sang Quận 5 có chút việc, thì mình lên cơn thèm nước dừa nên hỏi R dừng lại mua hai quả. Vì vội mang đi nên mình có nhờ cô bán hàng trủt nước dừa vào hai cái túi lyon cho bọn mình. Rồi R trả tiền, anh rút 6 nghìn lẻ ra đưa cho cô. Nhưng cô lại nói với mình:
- "12 ngàn, cô" !
- " Sao cơ ạ?". Mình ngạc nhiên!
- " Có cái biển nói ba ngàn một trái ở đó! " . R thêm vào!
- " Đúng dzậy! Nhưng mà giá đó là giá của " trái dừa", còn cô cậu muốn trút vô bịch thì là giá của " ly "
Hai đứa mình tròn mắt nhìn nhau, rồi mình nhìn hai túi nước dừa. Thế là, vì hai cái túi lylon và 2 cái ống hút, bọn mình phải trả gấp đôi???
R đưa thêm tiền cho cô, rồi trong khi cô vén áo, rút cái ví vải từ trong bụng ra, mình ra dấu cho cô không cần trả lại.
Hai đứa tiếp tục cuộc hành trình....
Một hôm hai đứa mình đang đèo nhau đi chơi ở gần Hồ Tây thì trời đổ mưa. R dừng xe trên phố Quán Thánh để mình ghé mua hai cái áo mưa giấy mặc tạm. Hai đứa đang lúi húi mặc áo mưa thì tự nhiên mình giật bắn mình vì có kẻ nào đó bóp mông mình một cái rất mạnh. Mình giật rách toang cái áo mưa đang mặc dở, quay ngoắt ra nhìn thấy một con dê mặc áo mưa, hở mỗi cái mặt, đi xe SH , vừa chạy tà tà ngược chiều vừa quay lại ngoắc mắt cười đểu. Không suy nghĩ gì, mình rút guốc chạy theo túm mũ áo mưa của gã dê xồm, phang liên hồi vào đầu, vào lưng gã. Vì vướng cái áo mưa nên con dê không chống cự được, cứ cúi đầu chịu trận, và cũng không giữ vững được cái xe nữa nên cả người và xe ngã chổng gọng ra. Guốc của mình rơi rồi, nhưng mình vẫn lao tới túm tóc tên dê xồm , đấm vào mặt gã mấy cái nữa thì R chạy đến lôi mình ra với vẻ hốt hoảng.
Mình lúc này mới bình tĩnh lại, mặt đỏ gay, tay sưng vù quay sang con dê đang lồm cồm dựng xe dậy trước con mắt tò mò của đám đông đi đường đứng lại xem .
- " Nhìn kĩ mặt em chưa anh! Nhìn kĩ rồi thì nhớ lấy mà tránh nhé!"
Rồi R kéo mình đi và nghe mình kể chuyện gì xảy ra. Thấy R thoáng rùng mình vì không ngờ mình " gớm " đến vậy!
Mình lúc này mới bình tĩnh lại, mặt đỏ gay, tay sưng vù quay sang con dê đang lồm cồm dựng xe dậy trước con mắt tò mò của đám đông đi đường đứng lại xem .
- " Nhìn kĩ mặt em chưa anh! Nhìn kĩ rồi thì nhớ lấy mà tránh nhé!"
Rồi R kéo mình đi và nghe mình kể chuyện gì xảy ra. Thấy R thoáng rùng mình vì không ngờ mình " gớm " đến vậy!
Chuyện 15:
Ở SG thì bọn mình thường ở Q1 vì tiện đi đây đó, lang thang dạo mát, đi chợ, đi ăn uống, mua sắm rất tiện.
Một lần đi chợ Bến Thành chơi, R mới nghĩ ra một trò. Anh quay sang nói với mình:
- " Em xem anh mua sắm nhé!" . Rồi anh tiến đến quầy bán áo thun, đồ lưu niệm, etc.
Chị bán hàng:
- " Hello sir, buy for me!". Rồi miệng nói, tay vơ vài cái áo thun hua hua mời mọc.
- " Áo này bao nhiêu tiền? " R lấy một cái áo thun trên sạp hàng của chị, giơ lên hỏi giá.
- " Ô! Kưng biết nói tiếng Việt hả?" Chị ngạc nhiên.
- " Vâng, một ít!"
- " Okie, okie, okieeee, vì kưng biết nói tiếng Việt nên bán cho kưng giá rẻ nha, 200 ngàn thôi!"
Mình đứng đằng sau lẩm bẩm: " Trời ạ, cái áo đó 20 nghìn mình còn phải suy nghĩ!"
- " Trời ơi, sao đắt quá! 70 ngàn thôi, chị ơi!" . R mặc cả. ( Nhớ lời vợ dặn là chỉ trả 1/3 giá đầu tiên, rồi lên đến 1/2 )
Chị bán hàng đang tươi cười lả lướt, nghe anh Tây trả giá thấp quá liền quắc mắt, nụ cười biến mất trên khuôn mặt với hầu hết các bộ phận đều được săm thẩm mỹ, làm mình cũng chột dạ:
- " Ủa, anh người nước nào vậy?" Chị hất hàm hỏi.
- "Tôi người Mỹ!"
- " Bộ ở Mỹ anh đi vợt côn trùng hay sao mà nghèo dzữ dzậy! Có cái áo thun mà mặc cả quá trời."
- ??? . R không hiểu nên mặt nghệt ra. (thấy thương)
- " Thôi được rồi, bán cho kưng đó! 80 ngàn " , chị nói với giọng như quát rồi chị vứt cái áo về phía R như kiểu bố thí cho kẻ nghèo khó.
Mình không kiên nhẫn nữa nên đã đến kéo R đi và nói không mua nữa.
Đi một đoạn xa, mình vẫn nghe chị bán hàng chửi bới om sòm.
Ở SG thì bọn mình thường ở Q1 vì tiện đi đây đó, lang thang dạo mát, đi chợ, đi ăn uống, mua sắm rất tiện.
Một lần đi chợ Bến Thành chơi, R mới nghĩ ra một trò. Anh quay sang nói với mình:
- " Em xem anh mua sắm nhé!" . Rồi anh tiến đến quầy bán áo thun, đồ lưu niệm, etc.
Chị bán hàng:
- " Hello sir, buy for me!". Rồi miệng nói, tay vơ vài cái áo thun hua hua mời mọc.
- " Áo này bao nhiêu tiền? " R lấy một cái áo thun trên sạp hàng của chị, giơ lên hỏi giá.
- " Ô! Kưng biết nói tiếng Việt hả?" Chị ngạc nhiên.
- " Vâng, một ít!"
- " Okie, okie, okieeee, vì kưng biết nói tiếng Việt nên bán cho kưng giá rẻ nha, 200 ngàn thôi!"
Mình đứng đằng sau lẩm bẩm: " Trời ạ, cái áo đó 20 nghìn mình còn phải suy nghĩ!"
- " Trời ơi, sao đắt quá! 70 ngàn thôi, chị ơi!" . R mặc cả. ( Nhớ lời vợ dặn là chỉ trả 1/3 giá đầu tiên, rồi lên đến 1/2 )
Chị bán hàng đang tươi cười lả lướt, nghe anh Tây trả giá thấp quá liền quắc mắt, nụ cười biến mất trên khuôn mặt với hầu hết các bộ phận đều được săm thẩm mỹ, làm mình cũng chột dạ:
- " Ủa, anh người nước nào vậy?" Chị hất hàm hỏi.
- "Tôi người Mỹ!"
- " Bộ ở Mỹ anh đi vợt côn trùng hay sao mà nghèo dzữ dzậy! Có cái áo thun mà mặc cả quá trời."
- ??? . R không hiểu nên mặt nghệt ra. (thấy thương)
- " Thôi được rồi, bán cho kưng đó! 80 ngàn " , chị nói với giọng như quát rồi chị vứt cái áo về phía R như kiểu bố thí cho kẻ nghèo khó.
Mình không kiên nhẫn nữa nên đã đến kéo R đi và nói không mua nữa.
Đi một đoạn xa, mình vẫn nghe chị bán hàng chửi bới om sòm.
Chuyện 16:
Kết hôn được vài năm, mình cũng học được cách " đạp lên dư luận " mà sống, vì mình nghĩ sống cho mình chứ có phải cho người đâu mà nghĩ ngợi. Một lần, hai đứa mình cũng gặp một đôi chồng Tây, vợ Việt - là bạn của R để ăn tối. Hai anh chị có một đứa con gái 2 tuổi xinh xắn như thiên thần đi cùng. Trong khi hai anh chồng trò chuyện, thì bọn mình cũng trò chuyện với nhau. Chị nói:
- " Sao vợ chồng em chưa định có em bé à?"
- " Bọn em cũng muốn lắm, nhưng mà chưa ổn định nên vẫn đang kế hoạch, đợi vài năm nữa chị ạ!"
- " Đẻ đi em, có con thích lắm!" . Chị động viên.
- ... " Và cũng không còn bị " kỳ thị " nữa!" . Chị vừa nói vừa quay sang vuốt tóc cô bé con đang nghịch với chiếc đũa gõ cong cong vào bát soup.
- " Thật hả chị?" Mình ngạc nhiên.
- " Ừ, trước anh chị chưa có con, đi đâu chị cũng bị nói này nọ. Mà từ khi có thêm bé đi cùng, mọi người lại tỏ ra thân thiện, cứ xúm lại khen bé xinh, dễ thương, rồi xin bế ắm. Rồi khen hai anh chị xứng đôi, vừa lứa nữa! "
- ???
- " Em cứ đẻ lấy một đứa là khác liền! "
Rồi chị giải thích rằng ở VN đa số mọi người nghĩ phụ nữ đi cùng Tây là vì tiền, hay cặp kè này kia. Nhưng nếu có đứa con thì khẳng định họ nghiêm túc và ... là vợ chồng. Hơn nữa, có ai là không mềm lòng trước trẻ con?
Kết hôn được vài năm, mình cũng học được cách " đạp lên dư luận " mà sống, vì mình nghĩ sống cho mình chứ có phải cho người đâu mà nghĩ ngợi. Một lần, hai đứa mình cũng gặp một đôi chồng Tây, vợ Việt - là bạn của R để ăn tối. Hai anh chị có một đứa con gái 2 tuổi xinh xắn như thiên thần đi cùng. Trong khi hai anh chồng trò chuyện, thì bọn mình cũng trò chuyện với nhau. Chị nói:
- " Sao vợ chồng em chưa định có em bé à?"
- " Bọn em cũng muốn lắm, nhưng mà chưa ổn định nên vẫn đang kế hoạch, đợi vài năm nữa chị ạ!"
- " Đẻ đi em, có con thích lắm!" . Chị động viên.
- ... " Và cũng không còn bị " kỳ thị " nữa!" . Chị vừa nói vừa quay sang vuốt tóc cô bé con đang nghịch với chiếc đũa gõ cong cong vào bát soup.
- " Thật hả chị?" Mình ngạc nhiên.
- " Ừ, trước anh chị chưa có con, đi đâu chị cũng bị nói này nọ. Mà từ khi có thêm bé đi cùng, mọi người lại tỏ ra thân thiện, cứ xúm lại khen bé xinh, dễ thương, rồi xin bế ắm. Rồi khen hai anh chị xứng đôi, vừa lứa nữa! "
- ???
- " Em cứ đẻ lấy một đứa là khác liền! "
Rồi chị giải thích rằng ở VN đa số mọi người nghĩ phụ nữ đi cùng Tây là vì tiền, hay cặp kè này kia. Nhưng nếu có đứa con thì khẳng định họ nghiêm túc và ... là vợ chồng. Hơn nữa, có ai là không mềm lòng trước trẻ con?
Chuyện 17:
Có ba lần xe máy của bọn mình bị thủng lốp, và hai lần đó ở ba thời gian và địa điểm khác nhau:
Lần 1: Ở Hồ Tây, Hà Nội:
Cái thời mấy người sửa chữa xe vỉa hè hay rải đinh ra đường ( mình nghe " giang hồ " đồn thế ) để kiếm thêm thu nhập. Tối hôm đó khoảng 9 giờ, hai đứa mình đang vi vu lượn hồ thì cái xe " dính đạn " nên phải dắt bộ. Phía bên kia đường, có hai người đàn ông, một trẻ, 1 trung tuổi đang đứng vẫy vẫy. Hai đứa mừng rơn, dắt xe qua:
- " Thủng săm hả em? Dắt vào đây xem nào! " Người trẻ hơn nói.
- " Hình như có vấn đề với bánh xe sau anh ơi! " R trả lời.
Rồi 2 người đàn ông lom khom sửa xe. R cũng thích sửa chữa nên ngồi nhìn chăm chú nhìn họ làm, nên họ có vẻ không thoải mái.
- " Phải thay cả lốp cả săm thôi, bét nhè cả rồi. " Người đàn ông trung tuổi nói.
- ???
- " Lốp bị rách, còn săm thì thủng 6 lỗ liền!" Chú nói tiếp.
- " Thay cả lốp và săm thì mất bao lâu hả chú?"
- " 15 phút! "
Hai đứa mình ngồi chờ họ làm xong, rồi tính tiền. Mình không nhớ là bao nhiêu vì cũng khá lâu rồi, nhưng mình có nhớ nói hỏi họ sao đắt thế? Và họ nói vì muộn rồi, họ làm cố cho bọn mình nên phải trả thêm.
Lần 2: Ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, SG
Hôm đó xe bị thủng lốp, nên phải dừng lại ở một chỗ vá xe lề đường để vá. Trời nắng chang chang nên anh sửa xe nói hai đứa mình sang quán nước bên kia ngồi cho mát, chờ anh vá xong gọi qua lấy xe.
30 phút sau anh gọi bọn mình qua lấy xe. Anh lấy đúng giá làm mình thấy mừng mừng ( lần đầu tiên đi cùng R được nói đúng giá ). Nhưng sau đó leo lên xe đi thì thấy xe cứ là lạ sao đó. Sau này thì phát hiện ra là bị tráo đồ
Lần 3: Xe bị thủng săm ở một xóm ở Bến Tre, bọn mình mang đến " tiệm " sửa xe gắn máy ở gần đó. Anh sửa xe, chị bán nước, bọn trẻ con chơi quanh quẩn với nhau ở đó. Họ rẩt niềm nở, hỏi han "tình sử" của bọn mình, rồi " sao anh nói tiếng Việt hay dzậy?".
Sửa xe xong thì hỏi trả tiền:
- " Em gửi tiền sửa xe với tiền nước, chị!"
- " 5 ngàn em!" Chị vừa cười vừa nói, tay phe phấy cái quạt nan về phía hai đứa mình.
- " Dạ???"
- " Chị lấy tiền chữa xe thôi, còn nước thì chị mời hai em!" Chị cười nói.
Mình đưa chị 20 nghìn, chị trả lại 15 nghìn. Mình nói chị giữ tất cả, chị nhất định nói không. Cuối cùng, mình đành nói:
- " Thế thì em gửi tiền này cho mấy đứa trẻ con ở đây ăn kẹo vậy! "
Lúc này chị mới chịu cầm. Rồi anh chị còn nhiệt tình mời bọn mình ở lại chơi, nhưng bọn mình lại phải đi.
Lúc lên xe đi, bọn trẻ con vẫn láo nháo ở đằng sau:
- " Bye cô chú! bye, bye ..."
Có ba lần xe máy của bọn mình bị thủng lốp, và hai lần đó ở ba thời gian và địa điểm khác nhau:
Lần 1: Ở Hồ Tây, Hà Nội:
Cái thời mấy người sửa chữa xe vỉa hè hay rải đinh ra đường ( mình nghe " giang hồ " đồn thế ) để kiếm thêm thu nhập. Tối hôm đó khoảng 9 giờ, hai đứa mình đang vi vu lượn hồ thì cái xe " dính đạn " nên phải dắt bộ. Phía bên kia đường, có hai người đàn ông, một trẻ, 1 trung tuổi đang đứng vẫy vẫy. Hai đứa mừng rơn, dắt xe qua:
- " Thủng săm hả em? Dắt vào đây xem nào! " Người trẻ hơn nói.
- " Hình như có vấn đề với bánh xe sau anh ơi! " R trả lời.
Rồi 2 người đàn ông lom khom sửa xe. R cũng thích sửa chữa nên ngồi nhìn chăm chú nhìn họ làm, nên họ có vẻ không thoải mái.
- " Phải thay cả lốp cả săm thôi, bét nhè cả rồi. " Người đàn ông trung tuổi nói.
- ???
- " Lốp bị rách, còn săm thì thủng 6 lỗ liền!" Chú nói tiếp.
- " Thay cả lốp và săm thì mất bao lâu hả chú?"
- " 15 phút! "
Hai đứa mình ngồi chờ họ làm xong, rồi tính tiền. Mình không nhớ là bao nhiêu vì cũng khá lâu rồi, nhưng mình có nhớ nói hỏi họ sao đắt thế? Và họ nói vì muộn rồi, họ làm cố cho bọn mình nên phải trả thêm.
Lần 2: Ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, SG
Hôm đó xe bị thủng lốp, nên phải dừng lại ở một chỗ vá xe lề đường để vá. Trời nắng chang chang nên anh sửa xe nói hai đứa mình sang quán nước bên kia ngồi cho mát, chờ anh vá xong gọi qua lấy xe.
30 phút sau anh gọi bọn mình qua lấy xe. Anh lấy đúng giá làm mình thấy mừng mừng ( lần đầu tiên đi cùng R được nói đúng giá ). Nhưng sau đó leo lên xe đi thì thấy xe cứ là lạ sao đó. Sau này thì phát hiện ra là bị tráo đồ
Lần 3: Xe bị thủng săm ở một xóm ở Bến Tre, bọn mình mang đến " tiệm " sửa xe gắn máy ở gần đó. Anh sửa xe, chị bán nước, bọn trẻ con chơi quanh quẩn với nhau ở đó. Họ rẩt niềm nở, hỏi han "tình sử" của bọn mình, rồi " sao anh nói tiếng Việt hay dzậy?".
Sửa xe xong thì hỏi trả tiền:
- " Em gửi tiền sửa xe với tiền nước, chị!"
- " 5 ngàn em!" Chị vừa cười vừa nói, tay phe phấy cái quạt nan về phía hai đứa mình.
- " Dạ???"
- " Chị lấy tiền chữa xe thôi, còn nước thì chị mời hai em!" Chị cười nói.
Mình đưa chị 20 nghìn, chị trả lại 15 nghìn. Mình nói chị giữ tất cả, chị nhất định nói không. Cuối cùng, mình đành nói:
- " Thế thì em gửi tiền này cho mấy đứa trẻ con ở đây ăn kẹo vậy! "
Lúc này chị mới chịu cầm. Rồi anh chị còn nhiệt tình mời bọn mình ở lại chơi, nhưng bọn mình lại phải đi.
Lúc lên xe đi, bọn trẻ con vẫn láo nháo ở đằng sau:
- " Bye cô chú! bye, bye ..."
Chuyện 18:
......
Nửa tháng sau, cô gái kia lại bắt đầu. Giờ thì không nhắn tin, cũng không gọi điện mà là ... nháy máy . Cả ngày nháy máy. Giữa lúc R đang có ý định đổi số thì mình mới nói với anh để mình giải quyết.
Một lần, khoảng 10 giờ đêm, cô gái lại nháy máy. Mình mới dùng số của R gọi lại:
- " A lô! " Cô thỏ thẻ.
- " A lô! T phải không?"
- " Ai đấy!" Cô đổi giọng.
- " À, đây là vợ của R. Mình chỉ muốn T biết là R không dùng số này nữa, giờ nó là của mình, cho T đỡ mất công nháy máy!"
- ???
- " Mà T có nhắn gì cho chồng mình không? để mình nhắn lại cho! Hay sáng mai hai vợ chồng mình qua cửa hàng mời T ăn sáng! Có gì nói luôn thể nhé?!! "
- " Không có gì chị ạ! Em chỉ muốn hỏi thăm anh R thế nào thôi vì lâu không thấy anh ý qua!" T trả lời ngượng nghịu.
- " Cảm ơn T quan tâm đến chồng mình. Mình chăm sóc chồng chu đáo lắm, nên sự lo lắng của T là không cần thiết!"
Cô không nói gì, cụp máy cái rụp.
Từ đó, không thấy cô liên lạc với R nữa.
Chuyện 19:
R rất thích một điều có lẽ đã trở thành một nét Văn hóa ở VN : Bán hàng rong.
R thích ngắm nhìn những gánh hàng rong, thích ăn hàng rong, và mua đồ cho người bán hàng rong hơn, vì qua nói chuyện với họ thì anh biết họ là những người nghèo từ nông thôn lên đi kiếm việc làm thêm. Hơn nữa, đặc biệt là hoa quả thì có vẻ "tươi" hơn. R hay nghêu ngao học theo những từ rao: " Bánh mỳ Sài Gòn, một ngàn một ổ ", " Mỳ nóng!", "Đồ nát bán đê!", " Cá!", etc. đi rao trong ngõ nhà mình khi mà anh đang ở ban công đọc sách. R nói, anh yêu cái không khí yên bình đó quá!
Hôm trước, mình có nói với anh:
- " Lần này về VN thì anh sẽ không nhìn thấy người bán hàng ở đường phố nữa, vì chính phủ có luật cấm!"
- " Tại sao?" R ngạc nhiên.
- " Em không biết!"
- " Nhưng đó là một trong những lí do người nước ngoài muốn đến VN du lịch, những người đó giữ " nón lá " , " áo nâu ", " quang gánh " ...
- ....
- " Nếu không có họ nữa, HN sẽ rất ... " nhựa" và buồn nữa" . R nói tiếp.
- " Chính phủ sẽ cho họ công việc không? Vì nhiều người bán hàng ở đường phố anh nói chuyện với, đã nói với anh rằng họ là người nông thôn và đi bán hàng để kiếm tiền, vì chỉ cày cấy thì không đủ để sống"
- " Em không biết!" . Mình trả lời lí nhí.
- " Nếu chính phủ không cho họ công việc, thì họ vẫn sẽ làm gì? Họ sẽ vẫn tìm cách bán thôi, vì người cũng vẫn muốn mua mà!"
- " Em không biết, luật này có gần một năm rồi, mà chúng ta chưa về! Khi chúng ta về, chúng ta sẽ biết!"
......
R rất thích một điều có lẽ đã trở thành một nét Văn hóa ở VN : Bán hàng rong.
R thích ngắm nhìn những gánh hàng rong, thích ăn hàng rong, và mua đồ cho người bán hàng rong hơn, vì qua nói chuyện với họ thì anh biết họ là những người nghèo từ nông thôn lên đi kiếm việc làm thêm. Hơn nữa, đặc biệt là hoa quả thì có vẻ "tươi" hơn. R hay nghêu ngao học theo những từ rao: " Bánh mỳ Sài Gòn, một ngàn một ổ ", " Mỳ nóng!", "Đồ nát bán đê!", " Cá!", etc. đi rao trong ngõ nhà mình khi mà anh đang ở ban công đọc sách. R nói, anh yêu cái không khí yên bình đó quá!
Hôm trước, mình có nói với anh:
- " Lần này về VN thì anh sẽ không nhìn thấy người bán hàng ở đường phố nữa, vì chính phủ có luật cấm!"
- " Tại sao?" R ngạc nhiên.
- " Em không biết!"
- " Nhưng đó là một trong những lí do người nước ngoài muốn đến VN du lịch, những người đó giữ " nón lá " , " áo nâu ", " quang gánh " ...
- ....
- " Nếu không có họ nữa, HN sẽ rất ... " nhựa" và buồn nữa" . R nói tiếp.
- " Chính phủ sẽ cho họ công việc không? Vì nhiều người bán hàng ở đường phố anh nói chuyện với, đã nói với anh rằng họ là người nông thôn và đi bán hàng để kiếm tiền, vì chỉ cày cấy thì không đủ để sống"
- " Em không biết!" . Mình trả lời lí nhí.
- " Nếu chính phủ không cho họ công việc, thì họ vẫn sẽ làm gì? Họ sẽ vẫn tìm cách bán thôi, vì người cũng vẫn muốn mua mà!"
- " Em không biết, luật này có gần một năm rồi, mà chúng ta chưa về! Khi chúng ta về, chúng ta sẽ biết!"
......
Chuyện 20:
Trong một chuyến đi xuyên Việt, mình và R có qua thăm lại thành phố nhỏ ở miền Nam mà anh đã dạy và nghiên cứu trong vài năm. Mọi người ở đây rất thân thiện và vui vẻ, cuộc sống rất êm đềm.
Một trong những tối đi chơi là đi hát karaoke - tất nhiên, không thể thiếu!
Hôm đó có vài giảng viên trường ĐH, vài sinh viên đã ra trường, đi hát cùng. Mọi người vui vẻ hát hò, bia được mang ra cụng nhau đôm đốp.
Khoảng 9 giờ, mình thấy có 3 cô gái tươi cười đi vào, đi sau là nhân viên của quán karaoke với vẻ mặt vui vẻ. Anh ta chưa kịp nói gì, thì một trong số họ vội đứng lên, xua tay:
- " Ôi, không phải hôm nay, không cần đâu!" Rồi xua tay rối rít làm dấu cho họ đi ra.
Ba cô gái nhốn nháo đi ra cùng với cái đẩy từ đằng sau của anh nhân viên.
Mình quay sang R:
- " Bạn của họ hả? Sao họ không ngồi cùng? "
- " Không! " R nháy mắt cười lém lỉnh.
- " À! " Mình hiểu ra.
Mọi người vẫn tiếp tục hát hò, uống bia, cụng chai côm cốp.
...
Về khách sạn, mình hỏi R:
- " Họ có vẻ là khách quen ở cửa hàng đó."
- " Tất nhiên! Họ đi chơi ở đó nhiều năm rồi!" R vừa cởi giầy, vừa đáp.
- " Họ có phụ nữ phục vụ hả? khi anh đi cùng họ trước, anh có phụ nữ phục vụ anh không?" Mình tra hỏi.
- " Họ luôn có phụ nữ phục vụ. Họ cho anh nữ phục vụ, nhưng anh chỉ nói chuyện ở đó thôi. Anh không đi cùng họ sau đó!" R trả lời.
- " Tại sao? "
- " Vì anh không thích loại mối quan hệ đó. Không thoải mái cho anh! Thêm nữa, anh đã là Tây rất nghèo . Anh đã được trả $100/ tháng dạy ở trường đó."
- " Em vẫn không tin những thầy giáo dạy ở ĐH có thể làm như thế!" Mình thắc mắc.
- " Em nên tin, em vừa nhìn!" R trả lời.
.....
Trong một chuyến đi xuyên Việt, mình và R có qua thăm lại thành phố nhỏ ở miền Nam mà anh đã dạy và nghiên cứu trong vài năm. Mọi người ở đây rất thân thiện và vui vẻ, cuộc sống rất êm đềm.
Một trong những tối đi chơi là đi hát karaoke - tất nhiên, không thể thiếu!
Hôm đó có vài giảng viên trường ĐH, vài sinh viên đã ra trường, đi hát cùng. Mọi người vui vẻ hát hò, bia được mang ra cụng nhau đôm đốp.
Khoảng 9 giờ, mình thấy có 3 cô gái tươi cười đi vào, đi sau là nhân viên của quán karaoke với vẻ mặt vui vẻ. Anh ta chưa kịp nói gì, thì một trong số họ vội đứng lên, xua tay:
- " Ôi, không phải hôm nay, không cần đâu!" Rồi xua tay rối rít làm dấu cho họ đi ra.
Ba cô gái nhốn nháo đi ra cùng với cái đẩy từ đằng sau của anh nhân viên.
Mình quay sang R:
- " Bạn của họ hả? Sao họ không ngồi cùng? "
- " Không! " R nháy mắt cười lém lỉnh.
- " À! " Mình hiểu ra.
Mọi người vẫn tiếp tục hát hò, uống bia, cụng chai côm cốp.
...
Về khách sạn, mình hỏi R:
- " Họ có vẻ là khách quen ở cửa hàng đó."
- " Tất nhiên! Họ đi chơi ở đó nhiều năm rồi!" R vừa cởi giầy, vừa đáp.
- " Họ có phụ nữ phục vụ hả? khi anh đi cùng họ trước, anh có phụ nữ phục vụ anh không?" Mình tra hỏi.
- " Họ luôn có phụ nữ phục vụ. Họ cho anh nữ phục vụ, nhưng anh chỉ nói chuyện ở đó thôi. Anh không đi cùng họ sau đó!" R trả lời.
- " Tại sao? "
- " Vì anh không thích loại mối quan hệ đó. Không thoải mái cho anh! Thêm nữa, anh đã là Tây rất nghèo . Anh đã được trả $100/ tháng dạy ở trường đó."
- " Em vẫn không tin những thầy giáo dạy ở ĐH có thể làm như thế!" Mình thắc mắc.
- " Em nên tin, em vừa nhìn!" R trả lời.
.....
Chuyện 21:
Nhà mình có em chó tên là Lola, em ý - cũng như hầu hết các em chó/mèo khác ở đây đều trải qua một cuộc phẫu thuật cắt buồng trứng ( hoặc cắt ống dẫn tinh ) từ khi được vài tháng tuổi. Mình nghĩ thật là độc ác làm như thế, nhưng bác sĩ ở đây nói làm thế thì vật nuôi sẽ giảm nhiều nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là ung thư và tăng tuổi thọ nữa.
Một chiều, đang nằm đọc sách ở phòng ngủ, mình nghe tiếng R ngoài phòng khách:
- " Lola, làm gì thế?!"
- " Angel! Lola đang hiếp giường của nó! ". R gọi mình ( với nickname anh thường gọi).
Mình yên lặng, rón rén ngó qua cửa phòng, thấy Lola đang chơi trò " cưỡi ngựa " với cái giường của em ý - mặt có vẻ hí hửng lắm.
- "Lola, đừng hiếp cái giường nữa! " R tiếp tục nói với Lola ( không biết có " kẻ" đang "theo dõi"
Lola vẫn không dừng, thậm chí nó còn phởn hơn, kéo cái giường của nó ra giữa phòng khách, rồi lại chơi trò đó, như trêu ngươi R.
- "Trời ơi, con chó này "dê" quá! Không hiếp cái giường nữa. Không có " chim ", Ok!" . R dựng em chó đứng lên, con chó mặt ngơ ngác không hiểu trong khi R chỉ trỏ nói chuyện cứ như đang dạy bảo.
Nhà mình có em chó tên là Lola, em ý - cũng như hầu hết các em chó/mèo khác ở đây đều trải qua một cuộc phẫu thuật cắt buồng trứng ( hoặc cắt ống dẫn tinh ) từ khi được vài tháng tuổi. Mình nghĩ thật là độc ác làm như thế, nhưng bác sĩ ở đây nói làm thế thì vật nuôi sẽ giảm nhiều nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là ung thư và tăng tuổi thọ nữa.
Một chiều, đang nằm đọc sách ở phòng ngủ, mình nghe tiếng R ngoài phòng khách:
- " Lola, làm gì thế?!"
- " Angel! Lola đang hiếp giường của nó! ". R gọi mình ( với nickname anh thường gọi).
Mình yên lặng, rón rén ngó qua cửa phòng, thấy Lola đang chơi trò " cưỡi ngựa " với cái giường của em ý - mặt có vẻ hí hửng lắm.
- "Lola, đừng hiếp cái giường nữa! " R tiếp tục nói với Lola ( không biết có " kẻ" đang "theo dõi"
Lola vẫn không dừng, thậm chí nó còn phởn hơn, kéo cái giường của nó ra giữa phòng khách, rồi lại chơi trò đó, như trêu ngươi R.
- "Trời ơi, con chó này "dê" quá! Không hiếp cái giường nữa. Không có " chim ", Ok!" . R dựng em chó đứng lên, con chó mặt ngơ ngác không hiểu trong khi R chỉ trỏ nói chuyện cứ như đang dạy bảo.
Chuyện 22:
Một chiều, thấy R ngồi tương tư, mình mới lân la hỏi chuyện, thì anh nói:
- " Anh không hiểu!"
- " Anh không hiểu gì?" Mình ngạc nhiên.
- " Anh không hiểu quan điểm của người Việt Nam. Không, đàn ông Việt Nam."
- " Em vẫn đang nghe anh!" Mình sốt ruột.
- " Những năm trước, khi anh ở Việt Nam và chưa có bạn gái, mọi người anh quen và cả những người anh gặp ở đường phố đều hỏi anh có bạn gái người VN chưa?"
- " Anh trả lời sao?" Mình tò mò.
- " Anh nói anh không có! Và họ rất bất ngờ và nói muốn giới thiệu phụ nữ VN cho anh, có người muốn giới thiệu con gái, cháu gái của họ cho anh nữa. "
- " Thế rồi sao?" Mình lẩm bẩm.
- " Họ còn nói phụ nữ VN là " number one " , và " ở VN thì phải lấy vợ VN mới đúng!"
- ....
- " Nhưng anh vẫn đang không hiểu, tại sao khi anh yêu và có vợ Việt Nam - theo như ý của họ, thì họ lại rất không thích, và đối xử không tốt với em?" R băn khoăn.
Chuyện 23:
R có anh bạn cũng học về VN, nhưng mà về Nhạc Dân Tộc, anh này có thể chơi 7 loại nhac cụ truyền thống ( các loại đàn dây) và đặc biệt mê Ca Trù.
Ngày mới sang Việt Nam, anh và vợ vốn tiếng Việt bập bõm.
Một hôm, hai anh chị đèo nhau bằng xe máy, đang đi tà tà trên đường Đinh Tiên Hoàng thì có một xe vượt đèn đỏ phóng vội qua, quệt vào xe anh chị làm hai người đổ xe, ngã sóng soài ra đường, còn xe anh kia chắc là " tay lái lụa" nên vòng vèo, rồi lượn mất.
Anh bạn R bị ngã với cái xe đè lên chân, còn chị vợ thì bị ngã cách đó một đoạn và xây xát mạnh ở khuỷu tay, còn một tay kia thì bị trật khớp.
Sau vài phút choáng váng, rồi trấn tĩnh lại, anh lồm cồm cố gắng tay nhấc xe lên, chân cố rút ra khỏi gầm xe trong khi người đi đường đứng thành vòng trong, vòng ngoài ngày càng đông.
Rồi anh cũng rút được chân ra, tháo mũ bảo hiểm rồi lê lết đến nâng chị vợ - lúc này mặt xanh lét vì đau, và vị bị sốc.
Hai người thất thểu, đầu tóc bù xù, quần áo xộc xệch dìu nhau vào vỉa hè trong tiếng bàn tán, cười nói và ánh mắt soi mói của đến hơn một trăm người xem.
Vào ngồi vỉa hè, chị bắt đầu để ý đến đám đông và không hiểu sao họ vây quanh mình, chị nhìn quanh cầu cứu:
- " Help! ... somebody! please, help!!!"
Không ai phản ứng, vẫn người cười, người chỉ trỏ, và đứng nhìn.
- " Chị bắt đầu ôm tay, ôm mặt khóc!"
Tiếng cười và nói bắt đầu rầm rộ hơn.
Chị càng khóc to hơn, nhưng tiếng cười và tiếng lao xao bàn tán át đi.
- " Don't cười cô ấy! Leave chúng tôi alone!"
Rồi anh và chị dìu nhau, dựng xe dậy cố gắng thoát ra khỏi đám đông.
......
Sau này, khi chị kể lại, chị nói rằng cảm giác của chị lúc đó giống như là một con thú bị nhốt trong lồng ở trong vườn bách thú. Chị sợ ánh mắt mà mọi người nhìn, và chị quá sốc là mặc dù rất nhiều người đứng ở đó, nhưng không có ai giúp anh chị!
Một chiều, thấy R ngồi tương tư, mình mới lân la hỏi chuyện, thì anh nói:
- " Anh không hiểu!"
- " Anh không hiểu gì?" Mình ngạc nhiên.
- " Anh không hiểu quan điểm của người Việt Nam. Không, đàn ông Việt Nam."
- " Em vẫn đang nghe anh!" Mình sốt ruột.
- " Những năm trước, khi anh ở Việt Nam và chưa có bạn gái, mọi người anh quen và cả những người anh gặp ở đường phố đều hỏi anh có bạn gái người VN chưa?"
- " Anh trả lời sao?" Mình tò mò.
- " Anh nói anh không có! Và họ rất bất ngờ và nói muốn giới thiệu phụ nữ VN cho anh, có người muốn giới thiệu con gái, cháu gái của họ cho anh nữa. "
- " Thế rồi sao?" Mình lẩm bẩm.
- " Họ còn nói phụ nữ VN là " number one " , và " ở VN thì phải lấy vợ VN mới đúng!"
- ....
- " Nhưng anh vẫn đang không hiểu, tại sao khi anh yêu và có vợ Việt Nam - theo như ý của họ, thì họ lại rất không thích, và đối xử không tốt với em?" R băn khoăn.
Chuyện 23:
R có anh bạn cũng học về VN, nhưng mà về Nhạc Dân Tộc, anh này có thể chơi 7 loại nhac cụ truyền thống ( các loại đàn dây) và đặc biệt mê Ca Trù.
Ngày mới sang Việt Nam, anh và vợ vốn tiếng Việt bập bõm.
Một hôm, hai anh chị đèo nhau bằng xe máy, đang đi tà tà trên đường Đinh Tiên Hoàng thì có một xe vượt đèn đỏ phóng vội qua, quệt vào xe anh chị làm hai người đổ xe, ngã sóng soài ra đường, còn xe anh kia chắc là " tay lái lụa" nên vòng vèo, rồi lượn mất.
Anh bạn R bị ngã với cái xe đè lên chân, còn chị vợ thì bị ngã cách đó một đoạn và xây xát mạnh ở khuỷu tay, còn một tay kia thì bị trật khớp.
Sau vài phút choáng váng, rồi trấn tĩnh lại, anh lồm cồm cố gắng tay nhấc xe lên, chân cố rút ra khỏi gầm xe trong khi người đi đường đứng thành vòng trong, vòng ngoài ngày càng đông.
Rồi anh cũng rút được chân ra, tháo mũ bảo hiểm rồi lê lết đến nâng chị vợ - lúc này mặt xanh lét vì đau, và vị bị sốc.
Hai người thất thểu, đầu tóc bù xù, quần áo xộc xệch dìu nhau vào vỉa hè trong tiếng bàn tán, cười nói và ánh mắt soi mói của đến hơn một trăm người xem.
Vào ngồi vỉa hè, chị bắt đầu để ý đến đám đông và không hiểu sao họ vây quanh mình, chị nhìn quanh cầu cứu:
- " Help! ... somebody! please, help!!!"
Không ai phản ứng, vẫn người cười, người chỉ trỏ, và đứng nhìn.
- " Chị bắt đầu ôm tay, ôm mặt khóc!"
Tiếng cười và nói bắt đầu rầm rộ hơn.
Chị càng khóc to hơn, nhưng tiếng cười và tiếng lao xao bàn tán át đi.
- " Don't cười cô ấy! Leave chúng tôi alone!"
Rồi anh và chị dìu nhau, dựng xe dậy cố gắng thoát ra khỏi đám đông.
......
Sau này, khi chị kể lại, chị nói rằng cảm giác của chị lúc đó giống như là một con thú bị nhốt trong lồng ở trong vườn bách thú. Chị sợ ánh mắt mà mọi người nhìn, và chị quá sốc là mặc dù rất nhiều người đứng ở đó, nhưng không có ai giúp anh chị!
Chuyện 24:
Trở lại vụ thuê khách sạn phải có Giấy đăng ký kết hôn.
Hai vợ chồng mình làm đám cưới ở Việt Nam, nhưng sau đó mới làm Giấy đăng ký kết hôn tại Mỹ.
Nhiều lần đi chơi ở các tỉnh, bị hỏi giấy kết hôn thì vẫn thuê hai phòng. Nhưng lần đi chơi Mũi Né - Phan Thiết, vì giá của resort đắt quá, xót tiền nên mình nhất định kéo R đi tất cả các khách sạn gần đó hỏi xem có chỗ nào đồng ý cho hai đứa mình thuê không. Đi bộ mệt rã rời, không có nơi nào cho thuê một phòng hết. Thế là hai đứa lại quay lại chỗ cũ mà R rất thích để hỏi.
Vừa nhìn thấy hai đứa mình quay lại, anh Lễ tân chạy ra niềm nở:
- " Đấy, em đã nói với anh chị trước rồi, không có chỗ nào cho thuê chung phòng mà không phải vợ chồng đâu!"
- " Nhưng chúng tôi là vợ chồng mà, chỉ chưa có Giấy kết hôn thôi!" R thật thà.
- " Ôi dào! Thì bây giờ anh chị thuê 2 phòng, rồi ở một phòng thôi là được." Anh ta cười nói.
- " Nhưng mà giá đắt quá. Hơn nữa, không dùng thì tại sao lại phải thuê? Anh cho bọn em thuê một phòng thôi, đi mà! " Mình năn nỉ.
- " Anh Tây này trả tiền, chứ chị có trả đâu mà chị phải lo làm gì?" Anh ta nhìn mình, nói xóc.
Mình nhìn anh ta chằm chằm:
- " Vợ chồng, tiền của anh ý thì không phải là tiền của em à?"
- " Tây này không có tiền đâu! Cô ấy sẽ trả tiền đấy!" R cười nham nhở.
- " Thôi như thế này, anh chị ở đây bao lâu?" Anh ta đổi giọng.
- " Chúng tôi dự định là sẽ ở đây một tuần!" R trả lời.
- " Thế thì thế này nhé, anh chị nên thuê 2 phòng trong 3 ngày đầu, để nếu có công an đến kiểm tra thì ai về phòng người nấy! Còn 4 ngày còn lại thì anh chị có thể thuê 1 phòng thôi!"
- " Anh biết khi nào công an sẽ đi kiểm tra à? " Mình gặng hỏi!
-...
- " Thế anh chị có thuê không?" Anh ta đổi hướng.
- " Anh rất thích khách sạn này, chúng ta ở đây nhé!" R quay sang nói với mình.
Thế là, mặc dù tiếc tiền, bọn mình vẫn phải chịu mất 3 ngày tiền phòng oan uổng.
Trở lại vụ thuê khách sạn phải có Giấy đăng ký kết hôn.
Hai vợ chồng mình làm đám cưới ở Việt Nam, nhưng sau đó mới làm Giấy đăng ký kết hôn tại Mỹ.
Nhiều lần đi chơi ở các tỉnh, bị hỏi giấy kết hôn thì vẫn thuê hai phòng. Nhưng lần đi chơi Mũi Né - Phan Thiết, vì giá của resort đắt quá, xót tiền nên mình nhất định kéo R đi tất cả các khách sạn gần đó hỏi xem có chỗ nào đồng ý cho hai đứa mình thuê không. Đi bộ mệt rã rời, không có nơi nào cho thuê một phòng hết. Thế là hai đứa lại quay lại chỗ cũ mà R rất thích để hỏi.
Vừa nhìn thấy hai đứa mình quay lại, anh Lễ tân chạy ra niềm nở:
- " Đấy, em đã nói với anh chị trước rồi, không có chỗ nào cho thuê chung phòng mà không phải vợ chồng đâu!"
- " Nhưng chúng tôi là vợ chồng mà, chỉ chưa có Giấy kết hôn thôi!" R thật thà.
- " Ôi dào! Thì bây giờ anh chị thuê 2 phòng, rồi ở một phòng thôi là được." Anh ta cười nói.
- " Nhưng mà giá đắt quá. Hơn nữa, không dùng thì tại sao lại phải thuê? Anh cho bọn em thuê một phòng thôi, đi mà! " Mình năn nỉ.
- " Anh Tây này trả tiền, chứ chị có trả đâu mà chị phải lo làm gì?" Anh ta nhìn mình, nói xóc.
Mình nhìn anh ta chằm chằm:
- " Vợ chồng, tiền của anh ý thì không phải là tiền của em à?"
- " Tây này không có tiền đâu! Cô ấy sẽ trả tiền đấy!" R cười nham nhở.
- " Thôi như thế này, anh chị ở đây bao lâu?" Anh ta đổi giọng.
- " Chúng tôi dự định là sẽ ở đây một tuần!" R trả lời.
- " Thế thì thế này nhé, anh chị nên thuê 2 phòng trong 3 ngày đầu, để nếu có công an đến kiểm tra thì ai về phòng người nấy! Còn 4 ngày còn lại thì anh chị có thể thuê 1 phòng thôi!"
- " Anh biết khi nào công an sẽ đi kiểm tra à? " Mình gặng hỏi!
-...
- " Thế anh chị có thuê không?" Anh ta đổi hướng.
- " Anh rất thích khách sạn này, chúng ta ở đây nhé!" R quay sang nói với mình.
Thế là, mặc dù tiếc tiền, bọn mình vẫn phải chịu mất 3 ngày tiền phòng oan uổng.
Chuyện 25:
Nhớ ngày trước mình có thời gian biểu diễn nghệ thuật. Tối đó, mình có tham dự một buổi biểu diễn ở một khách sạn lớn tại HN, buổi biểu diễn chỉ dành cho những người được mời, không bán vé. Mình có rủ R đi cùng nhưng anh nói anh không thích mấy chỗ ồn ào náo nhiệt nên ở nhà. Nhưng không hiểu sao, giữa buổi mình thấy anh đang đứng nói chuyện với mấy anh Tây khác, tay cầm ly rượu.
- " R, sao anh vào được đây? Anh có vé mời hả? " Mình ngạc nhiên.
- " Sao? Vào chỗ này phải có vé à? " R cũng ngạc nhiên không kém.
- " Đó là lý do em rủ anh đi trước, vì đi cùng em thì anh không cần có vé vào cửa. Sao anh vào được đây? chỉ những người được mời mới được vào thôi mà."
- " Anh không biết! Anh đi vào thôi, không có ai hỏi gì." R vẫn chưa hết ngạc nhiên.
- " Anh không thấy bảo vệ và lễ tân ở ngoài cửa à?" Mình vẫn muốn biết.
- " Có, mà họ chào anh, rồi chỉ cho anh lối vào!"
- " Họ còn mang rượu cho anh nữa. " R đưa ly rượu ra trước mặt mình.
Thế là từ đó đến cuối buổi, R có thời gian rất vui vì gặp vài người Mỹ khác, và được ăn uống miễn phí.
Nhớ ngày trước mình có thời gian biểu diễn nghệ thuật. Tối đó, mình có tham dự một buổi biểu diễn ở một khách sạn lớn tại HN, buổi biểu diễn chỉ dành cho những người được mời, không bán vé. Mình có rủ R đi cùng nhưng anh nói anh không thích mấy chỗ ồn ào náo nhiệt nên ở nhà. Nhưng không hiểu sao, giữa buổi mình thấy anh đang đứng nói chuyện với mấy anh Tây khác, tay cầm ly rượu.
- " R, sao anh vào được đây? Anh có vé mời hả? " Mình ngạc nhiên.
- " Sao? Vào chỗ này phải có vé à? " R cũng ngạc nhiên không kém.
- " Đó là lý do em rủ anh đi trước, vì đi cùng em thì anh không cần có vé vào cửa. Sao anh vào được đây? chỉ những người được mời mới được vào thôi mà."
- " Anh không biết! Anh đi vào thôi, không có ai hỏi gì." R vẫn chưa hết ngạc nhiên.
- " Anh không thấy bảo vệ và lễ tân ở ngoài cửa à?" Mình vẫn muốn biết.
- " Có, mà họ chào anh, rồi chỉ cho anh lối vào!"
- " Họ còn mang rượu cho anh nữa. " R đưa ly rượu ra trước mặt mình.
Thế là từ đó đến cuối buổi, R có thời gian rất vui vì gặp vài người Mỹ khác, và được ăn uống miễn phí.
Cảm ơn câu chuyện của anh chị. Nhờ nó mà em có thêm nghị lực sống.
Trả lờiXóaChúc Em một mùa Xuân thật dịu hiền!
XóaChào Em!