Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

50. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN Chương 2-5 E. Bảo Vệ Dân Tộc

 50. SỬ KÝ TƯ MÃ THIÊN

(Tư Mã Thiên)
Chương 2-5

E. Bảo Vệ Dân Tộc


Xoá bỏ các điều ước bất bình đẳng.

Đứng hàng đầu trong tam dân chủ nghĩa là dân tộc, giành lại quyền tự do, độc lập đã bị liệt cường xâm nhập, cho nên trong lời di chúc, Tôn Văn dặn phải gấp trừ bỏ các hiệp ước bất bình đẳng. Việc đó không thể dùng ngoại giao xin xỏ mà được. Nước mà mạnh, dân mà đoàn kết thì chẳng cần phí sức cũng thành công.

Sau vụ Nga táp vận động (30-05-1925), tức cuộc vận động phản đế của toàn dân Trung Hoa, tiếp theo là vụ tẩy chay hàng ngoại quốc ở Quảng Châu tháng 6 năm đó rồi từ đó các vụ dân tộc vận động tiến triển không ngớt, bồng bột lạ thường, người Anh thấy vậy biết rằng Trung Quốc thời này không như Trung Quốc thời Thanh nữa, nên chủ trương phải thay đổi thái độ. Ở Mỹ, Bỉ, Tây Ban Nha cũng có khuynh hướng như thế, rất lợi cho chính phủ Trung Hoa tranh đấu để hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng. Chúng ta đã biết sáu nước: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Nga lập một ngân hàng đoàn để cùng nhau cho Trung Quốc vay những số tiền lớn, họ quyết định với nhau bắt Trung Quốc có việc gì thì không được giao thiệp thẳng với một nước nào mà phải giao thiệp với cả 6 nước. Lệ cộng đồng hành động của 6 nước đó, sau vụ Ngũ Táp được họ tự ý bãi bỏ. Đó là mật thắng lợi do quốc dân tặng chính phủ.

Sau khi cách mạng Nga 1917 thành công, nhiều lần chính phủ Nga tuyên ngôn bãi bỏ các hiệp ước bất bình đẳng mà Nga Hoàng đã lý với Trung Quốc. Năm 1923, đại biểu Nga và chính phủ Bắc Kinh ký một hiệp định đại khái thi hành đúng việc bãi bỏ đó, và thừa nhận Ngoại Mông là một bộ phận của lãnh thổ Trung Hoa dân quốc, tôn trọng chủ quyền của Trung Hoa ở đấy. Việc ấy cũng tọa một thế thuận lợi cho Trung Hoa trong sự bang giao với liệt cường. Nhưng từ khi Tưởng cầm quyền, diệt Cộng thì do nhiều xích mích mà Nga và Trung Hoa tuyệt giao với nhau.

Suốt trong mấy năm 1928 – 1931, bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ Dân Quốc đảng, Vương Chính Đình, tốt nghiệp đại học Yale ( ở Mỹ), gắng sức giao thiệp với các nước Tây phương để thu hồi quyền của dân tộc, và thành công ít nhiều.

Về việc các tô giới và các đất tô tá, Anh chỉ mới trả Trấn Giang, Uy Hải Vệ, Hạ Môn, Cô Lãnh, Bỉ trả ở Thiên tân. Về quan thuế, năm 1928, Chính phủ Dân quốc tuyên ngôn sẽ lập lại điều ước về quan thuế với các nước, theo nguyên tắc quan thuế hoàn toàn tự chủ, Mỹ thừa nhận việc đó và ký lại điều ước về quan thuế, tiếp theo là Na Uy, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, mỗi nước ký một điều ước riêng. Nhật ký sau cùng năm 1930. Như vậy là Trung Hoa cởi được sự trói buộc của liệt cường từ 80 năm trước.

Sau cùng, Trung Hoa cũng đòi bỏ quyền lãnh sự tài phản của liệt cường nữa, yêu cầu các nước lập lại điều ước bình đẳng mới. Một số nước: Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch chịu lập tân ước bỏ quyền lãnh sự tài phán. Các nước lớn Anh, Mỹ, Pháp.... viện lẽ điều ước cũ chưa hết hạn, chưa chịu bỏ. Năm 1929, chính phủ Dân Quốc ban bố lệnh: “ Từ ngày 1 tháng 1 năm 1930, người ngoại quốc kiều cư ở Trung Quốc mà hiện còn quyền lãnh sự tài phán đều phải nhất luật tuân giữ những pháp lệnh của chính phủ trung ương và chính phủ địa phương.... ”. Thật là một quyết định mạnh mẽ. Ba Lan, Hi Lạp, Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ chịu ký ngay điều ước mới.

Còn những nước khác. Anh, Mỹ, Pháp, vẫn làm lơ. Việc chưa được giải quyết dứt khoát thì Nhật gây hấn với Trung Hoa, rồi đánh chiếm Trung Hoa, tiếp theo là thế chiến thứ nhì, người ta đồng tình tạm hoãn lại vụ đó.

Mãi đến ngày 1-1-1942. Mỹ nhảy vào vòng chiến với Đức, Ý, Nhật, cần có sự hợp tác của Dân Quốc ở Đông Á để diệt Nhật nhận Trung Hoa vào hàng tứ cường ( Mỹ, Anh, Nga, Hoa), và ngày Quốc khánh của Trung Hoa. ( 01-10) năm đó, Anh, Mỹ tuyên bố hủy hết các điều ước bất bình đẳng, lập điều ước mới, Hà Lan, Bỉ, làm theo ( Pháp thời đó, dưới chính phủ Pétain, đứng về phe Đức, Ý, Nhật ). Vậy là tất cả các quyền lãnh sự tài phán, quyền sứ quán khu và trú binh, tô giới, quyền hàng hành trên các sông, nhất luật triệt bỏ hết.

Chỉ còn Cửu Long là Anh chưa chịu trả, viện lẽ Cửu Long liền Hương Cảng, rất quan hệ cho Hương Cảng, không thể trả ngay được. Trung Hoa tạm thời nhượng bộ, đợi khi nào hết hạn, thu hồi Hương Cảng sẽ thu hồi luôn Cửu Long. Trước cuối thế kỷ này sẽ hết hạn thuê Hương Cảng, chưa biết Anh và Trung Cộng sẽ giải quyết ra sao để có lợi cho cả hai bên (1): nhờ Hương Cảng mà Trung Cộng thu được khá nhiều ngoại tệ, bán được nhiều hàng hóa. Cón bào nhiêu nước khác thì điều ký điều ước mới hết. Chỉvề mỗi điẽm đó trong chủ nghĩa tam dân là anh hồn Tôn Văn được thỏa mãn

- (1) Gần đây Trung Quốc và Anh đã thỏa thuận. Anh giao Hồng Kông vào năm tới (1997) ( BT)

Chống xâm lăng - Nhật chiếm Mãn Châu

Gần cuối đời, Tôn Văn có ý muốn hợp tác với Nhật để Trung Hoa mau cường thịnh, mà cùng với Nhật đuổi hết người da trắng ra khỏi Đông Á. Chẳng riêng ông mà nhiều nhà ái quốc của mình cũng nghĩ như vậy. Mãi đến thế chiến thứ nhìchúng ta mới thấy thực dân da vàng cũng tàn bạo như thực dân da trắng.

Từ khi Nhật thắng Trung Hoa năm 1894, nhất là từ khi họ thắng Nga năm 1905 thì họ coi Trung Hoa là một miếng mồi cực ngon, khi nào Âu Mỹ vì những việc cấp bách hơn, không chú ý vào Châu Á được thì Nhật nắm ngay cơ hội, đớp một miếng ở Trung Hoa, Âu Mỹ phản ứng mạnh thì họ tạm lùi để chờ cơ hội khác vồ mồi.....

Họ không muốn cho Trung Quốc thống nhất, vì Trung Quốc sẽ mạnh lên? họ khó thực hiện được ý muốn. Luôn luôn họ kiếm cách gây với chính phủ Quốc Dân để chiếm đất, viện cớ này, cớ nọ, không có cớ thì họ tạo ra một vụ lôi thôi nhỏ nhặt, một quân nhân của họ bị giết, một chuyền xe lửa của họ nổ tung vì mìn (của họ đặt ).... để đổ bộ lục quân, hải quân lên đất Trung Hoa.

Quan trọng nhất là vụ Mãn Châu. Năm 1928, Trương Tác Lâm, một quân phiệt làm chủ Đông Tam tỉnh( Mãn Châu) như một ông vua. Ông ta giao thiệp với cả Nga, lẫn Nhật, Nhật làm thân với ông, tới khi thấy ông đổi ý, muốn phản mình ( có thể vì Trương bỗng nghĩ đến tổ quốc mà trở về với Quốc Dân đảng) thì đặt mìn cho chuyến xe lửa chở ông ta nổ tung. Con ông, Trương Học Lương tức thì chống Nhật, đem Đông Tam Tỉnh lệ thuộc vào trung ương, tức chính phủ Quốc Dân.

Nhật bèn ra tay liền tháng 9 năm 1931 đem binh chiếm Thẩm Dương ( Moukden), và các thành thị lớn. Trương Học Lương trốn về Trung Hoa, được Tưởng Giới Thạch trọng dụng, cuối năm đó trọn Mãn Châu vào tay Nhật.

Tháng 3 năm sau, Nhật đưa Phỗ Nghi lên ngôi, Phỗ Nghi bị cách mạng Tân Hợi truất ngôi, sau được Nhật bảo vệ, chu cấp để có cơ hội thì dùng tới, từ đó Mãn Châu không còn là Đông Tam Tỉnh nữa mà thành Mãn Châu quốc. Mọi việc từ hành chánh đến võ bị, từ nội trị đến ngoại giao đều có Nhật lo cho hết.

Tưởng Giới Thạch đưa vụ đó ra Hội Vạn Quốc. Hội đề nghị một giải pháp không làm vừa lòng bên nào hết, và Nhật rút chân ra khỏi hội 1933). Hội chẳng phản ứng gì cả chỉ đưa ra một thông cáo không thừa nhận Mãn Châu quốc thế thôi.

Sở dĩ họ bênh vực Trung Hoa một cách yếu ớt như vậy có lẽ vì một số nước cho cuộc xung đột Trung - Nhật thực ra là cuộc xung đột Nhật – Nga chiếm Mãn Châu để làm căn cứ tấn công Nga, chiếm Sibérie, Âu Mỹ không ưa Nga Xô, mặc cho Nhật hành động, và còn hy vọng Nhật đụng đầu với Nga sẽ vay tiền của họ, có lợi cho họ nữa.

Ở Trung Hoa, phe Cộng, theo Eberhard, mong rằng vụ Mãn Châu đó làm cho chiến tranh Trung Nhật nổ càng sớm, càng tốt. Nhật sẽ chiếm được miền Đông Trung Hoa, chắc chắn vậy, mà Tưởng sẽ yếu đi. Cộng sẽ nhờ Nga giúp, lập một Trung Hoa cộng sản, lúc đó sẽ đánh đuổi Nhật ra khỏi bờ cõi.

Tưởng trái lại muốn chiến tranh chậm xảy ra để ông có thì giờ diệt Cộng, và lập một đạo quân mạnh mẽ. Ông đưa ra chiến lược: Thống Nhất Quốc Gia ( nghĩa là diệt Cộng) trước đã rồi hãy kháng Nhật, vì lúc đó mới đủ sức thắng Nhật.

Lúc đó ông có đạo lộ quân thứ 19 huấn luyện kỹ, có kỹ luật, năm 1932, phải làm cho Nhật phải nể mặt. sau vụ Nhật chiếm Moukden

( Thẩm Dương ), dân chúng ở Thượng Hải tẩy chay hàng Nhật. Nhật đem 70. 000 quân đánh. Đạo lộ quân 19 không đợi lệnh của Tưởng hết sức chống cự, được nhân dân tiếp tế nên tuy ít hơn quân Nhật nhiều, cũng thắng họ được vài trận oanh liệt (1)

Nhưng số quân thiện chiến đó, đem ra chọi vơí Nhật sẽ tiêu hao lần mà không được kết quả gì, nên Tưởng tìm cách hòa hoãn với Nhật nhờ công sứ Anh làm trung gian xin đình chiến cả hai bên đều rút quân ra khỏi Thượng Hải.

Thái độ của Mỹ lưng chừng chỉ lo thủ lợi thôi, bên

( Thiếu hai trang 112 và 113 )

Sau cùng với quân đội cũng phản kháng. Đem họ đi diệt Cộng, họ đào ngũ, nhiều kẻ qua phía cộng, được cộng tiếp đón niềm nở, huấn luyện, thành những chiến sĩ chống Nhật giỏi. Một số quân phiệt như Phùng Ngọc Tường cũng đem quân đội riêng của họ đi đánh Nhật

Cuối năm 1935, cuộc trường hành của Mao Trạch Đông chấm dứt. Cộng mệt mỏi, làm chủ một miền rộng, nhưng nghèo, thưa dân ( chỉ kiểm soát được độ 1 triệu dân ) đảng viên chỉ con 40. 000. Họ phải xây dựng lại từ đầu, chia làm nhiều khu tương đối tự trị, chưa tiến lên xã hội chủ nghĩa vội, tạm giữ chế độ tân dân chủ, còn cho dân có những tài sản nhỏ, còn có giai cấp, được tự do làm ăn, xóa bỏ những món nợ cũ cho dân, bỏ thuế ruộng cho chủ điền ( mà cũng khg còn lệ chủ điền cho lãnh canh nữa, ai cũng phải cày cấy lấy) khi nào cân chính phủ mới thu của dân 5% huê lợi thôi. Từ trước, nhất là từ thời các quân phiệt, nông dân bị chủ điền bốc lột, bị lính cướp bóc, bây giờ thấy sung sướng, coi cộng là những người giải thoát cho họ.

Dân chúng được học tập chính trị, được dạy cho cách thức làm ruộng, giữ vệ sinh, được tổ chức thành những đội tự vệ. Nhiều trường được mở để dạy dân cho khỏi nạn mù chữ, lần lần có cả một trường Đại học ở Bảo An, 2000 sinh viên chú trọng nhất vào việc đào tạo sĩ quan cho đạo quân thứ 8 sau này.

Nhân dân ở Thiểm tây, rồi ở Sơn tây, Sơn Đông, Hà Bắc thấy không còn họa Cộng sản nữa, mà chỉ thấy họa Nhật Bản nhất là từ khi họ chiếm gần hết Hoa Bắc ( 1935) nên chỉ mong Quốc, Cộng thỏa hiệp với nhau để kháng Nhật. Hùng hơn cả là bọn người bỏ Mãn Châu về và bọn quân của Trương Học Lương. Trương được Tưởng Giới Thạch phái lên đóng ở Tây An để bao vây Cộng sản. Thấy Cộng thay đổi khẩu hiệu « Diệt Quốc dân đảng » thành khẩu hiệu « Đoàn Kết để diệt Nhật », hơn nữa thấy đoàn quân của họ ở Thiểm Tây, Cam Túc gồm những lính cũ ở Hoa Nam còn sống sót sau cuộc trường hành, bây giờ hăng hái kháng Nhật, thấy vậy Trương Học Lương và bộ hạ, cả quân lính nữa, không thể nào tuân lệnh của Tưởng: « Diệt bọn đạo tặc đó trước hết » mà lén lút thương lượng với Cộng, cùng với Cộng lập một mặt trận thống nhất để kháng Nhật. Nhật cảnh cáo Tưởng rằng nếu không mau mau diệt Cộng, thì Nhật sẽ xóa bỏ các thỏa hiệp đình chiến đã ký.

Vậy là ngày 7- 12- 1936 Tưởng phải cùng với vài viên tướng và 200 vệ binh bay tới Tây An để dò xét tình hình. Trong ba ngày Trương Học Lương thuyết phục ông không được. Ông ta nghỉ đêm trong một ngôi chùa gần Tây An. Đêm 11- 12, Trương dùng 170. 000 quân để bắt cóc ông, vệ binh của ông bị bao vây, giết sạch. Ông không kịp mặc áo, thoát ra ngoài được, trốn trong bụi cây ở chân núi, sáng sớm hôm 12-12 bị quân Trương Học Lương bắt, đưa về Tây An. ( 2) Tin đó làm náo động toàn quốc, người ta sợ ông bị giết mà Trung Quốc lại có nội chiến nữa. Nhật sẽ chiếm thêm đất nữa. Bà Tống Mỹ Linh bay lên Tây An, chịu chung số phận với chồng.

Tưởng bị giam 14 ngày. Trong thời gian đó, Chu Ân Lai, một nhân vật quan trọng của Cộng từ Diên An lại, bàn tính với nhóm Trương Học Lương không nên giết Tưởng, mà chỉ cần buộc Tưởng chấm dứt nội chiến để cùng nhau kháng Nhật, thả hết tù chính trị, đặc biệt là tù Cộng sản và tôn trọng những tự do căn bản.

Tưởng đành phải hứa và họ thả ông ta. Ngày 26- 12 hai vợ chồng Tưởng bay về Nam Kinh, Trương Học Lương nhận lỗi đã không giữ kỷ kuật, sẵn sàng chịu tội, và Tưởng đem Trương về giam ở Nam Kinh, nhưng đối đãi tử tế, hai mươi lăm năm sau mới thả ở Đài Loan.

Vụ đó, mấy bộ sử chữ Hán( tôi có) viết cho học sinh Trung và Đại học miền Quốc dân đẳng, đều không nhắc tới. Tôi dùng tài liệu của Pháp: Lucien Bianco, J J Brieux, Roger Lévy, và của một học giả Trung Hoa viết bằng tiếng Anh: Tsui Chi.

Vụ Tây An còn là một bí mật. Người ta không hiểu Staline có ra lệnh cho Mao hoặc ít nhất là khuyên Mao để cho Tưởng sống mà chống Nhật, ngăn bớt sức bành trướng của Nhật, có hại cả cho Nga ở biên giới phía đông không. ( 2)

Tưởng bị mất mặt, nhưng ai cũng nhận rằng trước vụ đó ông ta có thái độ can đảm, cứ giữ đường lối tạm hòa hoãn với Nhật để lập lại trật tự trong nước, huấn luyện thêm quân đội đã. Ông hiểu rõ hơn các tướng khác sức mạnh của Nhật và thế yếu của Trung Hoa (3). Sau vụ đó ông lại tỏ ra có tư cách: Giữ đúng lời hứa miệng với Cộng: thả các tù Cộng sản ra (4) và chuẩn bị để kháng Nhật.

Mà Mao cũng có thái độ đàng hoàng: sẵn sàng hợp tác với chính phủ Dân Quốc để thực hiện những nguyên tắc của Tôn Văn mà Cộng sản nhận là cần thiết trong giai đoạn đó, sẵn sàng đình chỉ mọi hành động thù nghịch Quốc dân đảng; giải tán chính phủ để cùng nhau chống Nhật.

Vậy là Quốc và Cộng bắt tay nhau để bảo vệ chủ nghĩa dân tộc. Toàn dân Trung Hoa hoan hô cả Tưởng lẫn Mao. Uy tín danh vọng của Tưởng tăng lên mạnh. Mao được thêm cái lợi là sinh viên, kỹ thuật gia tới Diên An khá đông mà sự mua bán với khu của Tưởng cũng dể dàng.

(1) Chính trong vụ này mà nhà Thương Vụ ấn thư quán ở Thượng Hải cháy rụi với nhiều bộ sách cổ rất quý.

(2) Theo sách Cho Tôi Đặng Tiểu Bình, tác giả Mao Mao (con gái Đặng) thì trong vụ này có sự tham gia của Đảng cộng sản Trung Quốc mà người đại diện là Chu Ân Lai ( BT)

(3) Nhưng người ta cũng không khỏi tự hỏi nếu không có vụ Tây An này thì Tưởng sẽ còn chịu « chìa má » ra cho tới bao giờ.

(4) Hình như có một số ít ông cho là nguy hiểm, bị ông sai người ám sát sau khi được thả.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét