Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng...


Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng... 

Anh Việt Thu sinh năm 1939 tại Campuchia, đến năm 1940 thì mới được làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Tên "Kim Sang" là tên của vị sư thầy tại ngôi chùa Campuchia mà cha mẹ ông đến cầu tự. Trên bia mộ của Anh Việt Thu có ghi pháp danh của ông là Minh Hạnh. Ông là anh cả, dưới còn có ba người em là Phi Long, Phi Hùng và em út Việt Thu, thế nên mới sinh ra bút danh "Anh Việt Thu" với nghĩa là "Anh của Việt Thu". Theo nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh, là người anh trong gia đình nên khi chứng kiến cảnh hai người em trai ly tán người miền Nam kẻ miền Bắc mà nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác ra ca khúc nổi tiếng "Hai vì sao lạc".



Anh Việt Thu sáng tác rất sớm. Từ năm 1956, ông đã có một số tác phẩm đầu tay như "Giòng An Giang", "Đẹp Bạc Liêu",... Từ đó cho đến lúc qua đời, ông đã sáng tác khoảng hơn hai trăm bài hát.

Bạn bè nhận xét rằng Anh Việt Thu là người ít nói, hiền lành, sống nhiệt thành và có tính nghệ sĩ. Lúc ông dạy nhạc ở Tây Ninh, tuy lương bổng rất khá nhưng do tính nghệ sĩ nên vẫn thường túng thiếu, có lúc đã phải bán cả radio để trả tiền thuê nhà.

Anh Việt Thu qua đời ngày 15 tháng 3 năm 1975 (nhằm ngày 3 tháng 2 năm Ất Mão) tại Y viện Quảng Đông, Sài Gòn do bệnh hoại thận. Ông được đưa về quê án táng tại nơi mà ngày nay thuộc xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.



Mời các bạn đọc bài viết  của Nguyễn Lam Điền.

48 năm ngày mất Anh Việt Thu

Nhờ các võng hữu nhắc, mới nhớ hôm nay là ngày mất của nhạc sĩ Anh Việt Thu.

Ông mất ngày 15.3.1975, chưa kịp nhìn thấy “cửu châu đồng” nếu nói như Lục Du. huhu

Nhạc ông thì quá hay, mà con người tài hoa của ông phát tiết cũng rất sớm: 17 tuổi đã sáng tác nhạc phẩm Dòng An Giang hay vượt thời gian và không gian đến tận ngày nay nghe còn đầy cảm xúc.

Hồi nhỏ mình nghe từng sợi nhạc rơi vương đâu đó quanh cuộc sống nghèo túng chật hẹp ở quê. Vì vậy nghe cái nào hay thì thích chứ không để ý đến tác giả, và rồi có khi giai điệu nhạc tự ngấm vào người, làm thành một loại tiềm thức. Như hồi nhỏ mỗi lần đi hái củi với chị Hai, ở động cát, bờ sông hay rẫy vắng, chị thường nghêu ngao hát mấy câu: một ngày nào về thăm đất mẹ… còn tìm đâu xanh xanh hoa cỏ, tìm đâu trong đêm trăng tỏ, tìm đâu tiếng tiêu ngày nao… Nghe vậy và thích, nhưng không nhớ trọn và càng không biết tác giả. Mãi sau này mới biết đó là bài Cuốn theo chiều gió của Anh Việt Thu.

Và rồi trên những chuyến xe đò Năm Chanh xuôi ngược vô Sài Gòn vẫn thường thấy nhà xe mở các băng video Thuý Nga và nhớ nhập tâm bài "nếu chiều nay lỡ hẹn không về" trước khi biết bài này tên Mùa xuân đó có em và tác giả lại cũng là Anh Việt Thu. Còn một bài nữa là Tám điệp khúc cũng gắn bó với mình trong những ngày hát đưa nôi chú Bùm, đến khi chú bập bẹ tập nói thì gọi đó là bài "trời làm cho mưa bay giăng giăng" mỗi khi đòi nghe hát. Hehe
Anh Việt Thu có chỗ độc đáo là khi viết bài Tám điệp khúc, ông cố ý viết lặp lại nhiều lần cái giai điệu đẹp ấy - tám điệp khúc cơ mà; còn bài Mùa xuân đó có em thì ông viết cả bài chỉ như một câu nhạc, không có điệp khúc mà cũng không phân ra lời A lời B chi cả. Bài này từng được bằng hữu xem là bài thiệu của mình, nhứt là khi dạo nọ ngồi ở bên rào công viên Gia Định uống rượu, cao hứng lên mình cứ hát đi hát lại, tra tấn anh em đến nỗi một anh bạn chuyên ngành tra tấn sau đó đã than rằng: trời ơi có một bài mà thằng Đ. nó hát tới hai chục lần luôn rồi đó. Haizzz

Và còn một kỷ niệm nữa, là hồi chiến tranh Iraq lần 2, lúc Mỹ quánh vào Bagdad mình qua hẻm Bùi Viện ngồi uống rượu với đại ka Khanh, say lên hát nghêu ngao, mình sực nhớ bài Đa tạ nên hát Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng... Thế rồi đại ka Khanh gật gù nói, đù má, câu này phải hát cho tụi Mỹ và Iraq nghe, tụi nó chưa biết súng phải thẹn thùng là súng như thế nào đâu. Há há

(Ý hay vậy mà kỷ niệm một năm chiến tranh U cà không thấy đại ka Khanh nhắc hát nữa, hay giờ đây súng hết thẹn thùng rồi? hehe)

Đa tạ cũng là một nhạc phẩm về chiến tranh xuất sắc của Anh Việt Thu. Nhạc thời chiến mà thấm đẫm nhân văn chan chứa ân tình:

...Ôi lời ca đã xua chinh chiến
ru chim trắng trắng tung bay.
Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cày...
Xin lời ru xua hãi hùng đi.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn...

Và mới đây, được gặp người con trai của ông, mới biết trong quãng đời ngắn ngủi chưa tới tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" mà khối lượng - và cả chất lượng, dĩ nhiên - tác phẩm để lại thật đáng nể: khoảng 200 nhạc phẩm, nhưng gia đình chưa tìm lại được đầy đủ.

Một người tài hoa như thế, ở đời chỉ 36 tuổi, mà sức làm việc như thế, không đáng để giới mộ điệu làm một cái gì tưởng nhớ dịp 50 năm tới đây hay sao?

[Đề Ngạn, chiều 15.3.2023]





Đa tạ
Nhạc Anh Việt Thu
Trình bầy. Duy Khánh 
Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùngNgày nao súng phải lạnh lùngNắng hạ vàng rưng rưng mây trắngÔi mây xõa tóc nghiêng nghiêngXin đa tạ người em bé bỏng mặn màNgười em bé bỏng thật thàNắng hạ vàng rơi phủ bờ vaiLời ai ru gió hiu hiu buồn
Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềmLời ca tiếng ru êm đềmÔi lời ca đã xua chinh chiếnRu chim trắng trắng tung bayXin đa tạ dòng máu thắm đỏ ruộng càyDòng máu vẫn chảy miệt màiXin lời ru xua hãi hùng điLời ai ru gió hiu hiu buồn
Tôi xin đa tạ dòng máu thắm đỏ ruộng càyDòng máu đã chảy miệt màiTrên đồng sâu hay trên ruộng lúaXanh xanh thẳm mắt em thơXin đa tạ mẹ quê nắng lọa mù lòaMẹ quê nức nở lệ nhòaNắng hạ vàng rơi phủ bờ vaiLời ai ru gió hiu hiu buồn
Tôi xin đa tạ lời ca nở hoa ân tìnhLời ru giữ quê hương mìnhNắng hạ vàng rưng rưng mây trắngÔi mây xõa tóc nghiêng nghiêngXin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùngNgày nao súng phải lạnh lùngXin lời ru xua hãi hùng điLời ai ru gió hiu hiu buồnLời ai ru gió hiu hiu buồnLời ai ru gió hiu hiu buồnLời ai ru gió hiu hiu buồn
Nguồn tin: LyricFind

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét