Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

KHÔNG GÌ CHẾT ĐI BAO GIỜ - Mở đầu

 KHÔNG GÌ CHẾT ĐI BAO GIỜ

Việt nam và Kí ức về Chiến tranh


NGUYỄN THANH VIỆT

Nguyễn Tiến Văn dịch

     

Ấn quán Đại học Harvard

© 2016 thuộc Nguyễn Thanh Việt


Tặng cha mẹ tôi


MỤC LỤC


Mở đầu

Kí ức công chính


ĐẠO ĐỨC

1.      Về sự tưởng nhớ thuộc chính mình

2.      Về sự tưởng nhớ người khác

3.      Về những sự phi nhân


NHỮNG CÔNG NGHIỆP

4.      Về những cỗ máy chiến tranh

5.      Về sự thành nhân

6.      Về sự không đối xứng


MĨ HỌC

7.      Về những nạn nhân và những tiếng nói

8.      Về những chuyện chiến tranh chân thực

9.      Về kí ức quyền uy

Lãng quên công chính


Lời kết


            Chú thích

            Tác phẩm trưng dẫn

            Tri ân

            Tín dụng

            Sách  dẫn



Denver khảy cắt móng tay của chị. “Nếu nó còn ở đó, chờ đợi, điều đó hẳn phải có nghĩa  là không gì chết đi bao giờ.”

Sethe ngó ngay vào mặt Denver. Chị nói, “Không gì chết đi bao giờ.”


Thêm Tiêu đề (Định dạng > Kiểu đoạn). Khi đó, chúng sẽ xuất hiện trong mục lục.

TONI MORRION, Belovid/ Người yêu dấu



MỞ ĐẦU



TÔI ĐƯỢC SINH RA Ở VIỆT NAM nhưng được tạo thành ở Hoa kì. Tôi kể mình ở trong số những người Việt nam bị chưng hửng vì những việc làm của Hoa kì nhưng bị cám dỗ để tin vào những lời của nó. Tôi cũng kể mình trong số những người Hoa kì thường không biết phải hình dung Việt nam ra sao và muốn biết để hình dung nó là gì. Người Hoa kì, cũng như nhiều người khắp thế giới, có chiều hướng lầm Việt nam với cuộc chiến tranh được gọi tên vinh danh nó, hoặc ô danh nó tuỳ trường hợp có thể.  Sự hoang mang này không hồ nghi gì đã dẫn tới phần nào chính sự bất định của tôi về việc làm một người có hai xứ sở là nghĩa ra sao, cũng như là người kế thừa của hai cuộc cách mạng.

Tôi đã trải nhiều phần đời của mình qua nỗi hoang mang này, cả cái của chính tôi và cái của thế giới, và sự giải thích ngắn gọn nhất mà tôi đã tìm ra về ý nghĩa của cuộc chiến tranh, ít nhất đối với người Hoa kì, tới từ Martin Luther King Jr. Ông này nói, “Nếu linh hồn của Hoa kì trở nên bị nhiễm độc toàn diện, phần  nào của việc giải phẫu xét nghiệm phải gọi là ‘Việt nam.’ ”1 Hầu hết người Hoa kì biết King vì giấc mộng của ông, nhưng đây là sự tiên tri của ông và nó tiếp tục trong cung cách này: “Cuộc chiến tranh ở Việt nam chỉ là một triệu chứng của một căn bệnh sâu thẳm hơn nhiều bên trong tinh thần Hoa kì. Nếu chúng ta làm ngơ cái tực tại định tỉnh này chúng ta sẽ thấy chính mình tổ chức những uỷ ban gồm ‘hàng giáo sĩ và các giáo dân quan tâm’ cho thế hệ kế tiếp. Họ sẽ quan tâm về Guatemala và Peru. Họ sẽ quan tâm về Thái lan và Cambodia. Họ sẽ quan tâm về Mozambique và Nam phi. Chúng ta sẽ tuần hành cho những nước này và hàng tá những cái tên khác cùng tham dự những buổi tập họp bất tận, trừ khi có một sự thay đổi tạo nghĩa và sâu xa trong đời sống của Hoa kì.”2 Đúng một năm sau khi thốt ra những lời này, ông bị hạ sát.

Ông đã không nhắc nhở đến Iraq và Aghanistan, nhưng kể từ bài nói chuyện của ông, nhiều người  Hoa kì đã nêu lên mối tương quan  giữa những cuộc tranh chấp ở đó và cuộc chiến tranh ở Việt nam.3 Mặc dù Việt nam chẳng hề là Iraq hay Afghanistan,  sự tương tự vẫn quay lại hoài với người Mĩ. Việc chiêu thỉnh này về Việt nam như bãi lầy, hội chứng, và chiến tranh chẳng nói lên về thực tại Việt nam hay về những khó khăn hiện hành ở Iraq và Afghanistan. Nó nói lên về nỗi sợ của Hoa kì. Người Hoa kì nghĩ rằng sự bại trận trong những chiến tranh này là điều xấu nhất trong khi chiến thắng ở Iraq và Afghanistan ngày hôm nay chỉ có nghĩa là thêm nhiều cái như thế ngày mai: Somalia, Pakistan, Yemen, và vân vân. Đây là lí do quan trọng nhất để người Hoa kì nhớ cái họ gọi là Chiến tranh Việt nam, sự kiện rằng nó là một cuộc tranh chấp trong một tuyến dài những cuộc chiến tranh kinh hoàng tới trước nó và sau nó. Căn cước của cuộc chiến trành này—và, thực vậy, căn cước của bất cứ cuộc chiến tranh nào—không thể được gỡ rối khỏi cái căn cước của ngay tự  thân chiến tranh.


Đối với King, “vấn đề về chủ nghĩa chủng tộc, vấn đề về bóc lột kinh tế, và vấn đề về chiến tranh tất cả đều gắn bó với nhau.”4 Lời tiên tri của ông không phải luôn tuôn ra từ lưỡi.  Ngôn ngữ chỉ thỉnh thoảng mang tính thánh kinh, không hề vực dậy bao giờ. Ông yêu cầu chúng ta không nước mắt nhìn về đỉnh núi mà ngó xuống đồng bằng, xưởng máy, cánh đồng, cấm khu, chuỗi người thất nghiệp, tấm bảng trưng binh,  nhành lúa, bông sen nở trong đầm lầy, cái quang cảnh Việt nam mà ngay đến những người lính Mĩ cũng bảo là đẹp, và nước Mĩ, mà người Việt gọi là xứ đẹp. Những thứ này là những nơi chốn thuộc về những kí ức của chiến tranh. Rắc rối nhất là kí ức về việc cách nào nó đã là một cuộc chiến tranh xảy ra không chỉ ở đằng kia mà còn ngay cả nơi đây, bởi vì một cuộc chiến tranh không chỉ là về việc nổ súng bắn nhau mà là về những người làm ra các viên đạn và tống đi các viên đạn cùng, có lẽ quan trọng nhất, trả tiền cho các viên đạn, giới công dân đãng trí đồng loã trong cái King gọi là “sự đoàn kết tàn nhẫn” của anh em da trắng và da đen.5

Mặc dù King quy chiếu về Hoa kì, ông cũng có thể đưa tay về Việt nam, cả hai xứ sở đều mang tính cách mạng đã chưa sống trọn với những cuộc cách mạng của họ. Trong khi cái xứ Hoa kì từng là một thành thị bên trên một ngọn đồi ngày nay tồn tại phần lớn như một tưởng tượng cảm tính, ngay cả trong thời chiến, Việt nam dường như xa lắc xa lơ. Đây là cái xứ sở mà nhà cách mạng Che Guevara có thể nói, “Tương lai ắt hẳn xuất hiện gần gũi và sáng ngời biết bao nếu có hai, ba, nhiều Việt nam đơm bông trên mặt địa cầu.”6 Ông ấy đang nói về cung cách mà cuộc chiến tranh của Việt nam chống lại sự chiếm đóng của Hoa kì đã gây niềm hi vọng giữa những người mơ về giải phóng và độc lập trong cả hai châu Bắc Mĩ và Nam Mĩ, châu Phi, và châu Á. Ngày nay những cuộc cách mạng của Việt nam và của Hoa kì chế tạo những kí ức chỉ để miễn tội cho sự xơ cứng các động mạch. Đối với những ai trong chúng ta xem tự thân là những người kế thừa của một hoặc cả hai cuộc cách mạng này, hoặc những ai đã chịu ảnh hưởng bởi chúng phần nào, chúng ta phải biết chúng ta tạo ra những kí ức bằng cách nào và chúng ta quên chúng ra sao để cho chúng ta có thể hồi sinh  cho những trái tim của các cuộc cách mạng đó lại hoà nhịp với cuộc sống. Đó là dự án, hoặc ít nhất là niềm hi vọng, của cuốn sách này.



Chú thích

MỞ ĐẦU


1.        King, “Beyond Vietnam”/ “Vượt ngoài Việt nam,” trang 144

2.        Như trên, tr. 156

3.        Để có một cái nhìn tổng quan về những sự kết nối điều Mĩ đã làm giữa những cuộc chiến ở Việt nam và Iraq, xem Gardner và Young, tập hợp biên tập Iraq and the Lessons of Vietnam/ Iraq và những bài học Việt nam, và Dumbrell và Ryan, tập hợp biên tập Vietnam in Iraq/ Việt nam ở Iraq

4.        King, tr. 194‒95

5.        Như trên, tr. 143. Để biết thêm về tính chất gây dị nghị của bài diễn văn của King vào thời gian phát biểu năm 1967, và truyền thống về chống đối phản chiến trong số những trí thức da đen như là Frederick Douglass và W. E. B. DuBois, xem Aptheker, Dr. Martin Luther King, Vietnam, and Civil Rights/ Tiến sĩ Martin Luther King, Việt nam, và Dân quyền.

6.        Guevar On Vietnam and World Revolution/ Về Việt nam và cách mạng thế giới, tr. 15. Ông không phải là người Mĩ Latin duy nhất có tình tự này, như phơi bày trong cuộc phỏng vấn của bà Macarena Gómez-Barris với tù nhân Carmen Rojas chính trị Chilê. Theo bà Rojas là “thành phần của một thế hệ cảm thấy, ngay chính trong thân thể mình, cuộc tranh đấu của Việt nam, và điều đó rung động trong suốt những cuộc xuống đường chống đế quốc” (Where Memory Dwells/ Nơi kí ức cư ngụ, tr. 99).








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét