'Chùa Đàn' - một Nguyễn Tuân ma mị và duy mỹ
Nam Thi
Quái dị và tuyệt mỹ
là hai tính từ dành cho "Chùa Đàn", tác phẩm hội tụ tinh hoa trong
văn chương của Nguyễn Tuân.
Đa phần người đọc, đặc biệt là người đọc trẻ, biết đến Nguyễn Tuân nhiều
hơn với thể loại tùy bút hay truyện ngắn như Vang bóng một thời, Tùy
bút sông Đà…Tuy nhiên, trong giai đoạn 1943 - 1945, Nguyễn Tuân còn theo
dòng văn học ma mị bởi sự ảnh hưởng sâu sắc từ các truyện ngắn trong Liêu
trai chí dị của Bố Tùng Linh.
Những “đoản thiên ma quái” như Khóa thi cuối cùng, Trên
đỉnh non Tản, Đới roi, Xác ngọc lam, Rượu bệnh, Lửa nến trong
tranh, Loạn âm hay Tâm sự của nước độc (tức là Chùa
Đàm) đã được tập hợp vào tập Yêu ngôn in năm 1999.
Chùa Đàn được viết vào năm 1945, tuy nhiên, sau khi Việt
Minh giành được chính quyền tại Hà Nội, Nguyễn Tuân đã mau chóng giác ngộ Cách
mạng và viết thêm phần đầu mang tên Dựng và phần kết mang tên Mưỡu
cuối cho tác phẩm xuất bản năm 1946. Phần gốc của Chùa Đàn được
đặt ở vị trí thứ hai với tên gọi Tâm sự của nước độc.
Vẫn là phong cách duy mỹ thường thấy ở Nguyễn Tuân, ngòi bút của ông
trong tác phẩm này hướng đến việc đi tìm cái đẹp, nhưng không còn là cái đẹp
hoài vọng, phảng phất u buồn về một thời xa vắng, về những thú chơi trong Vang
bóng một thời. Cái đẹp của Chùa Đàn kỳ quái, bi thương và
đau đớn hơn rất nhiều khi con người ta sẵn sàng hy sinh thân mình để dùng nghệ
thuật mà tái sinh cho một người khác.
Tác phẩm Chùa Đàn. |
Đọc Chùa Đàn, ta bắt gặp một Lãnh Út ngày ngày chìm đắm trong
đau thương và rượu bởi cái chết của vợ sau vụ tai nạn tàu hỏa. Từ đó, anh thù
ghét máy móc, anh cấm tất cả mọi người trong ấp Mê Thảo không được sử dụng vật
dụng liên quan đến khoa học hiện đại.
Ta gặp cả một Bá Nhỡ, người quản gia trung tín vốn nhờ vợ chồng Lãnh Út
mà thoát khỏi án tử hình vì tội giết người, thế nên hết lòng cung phụng chủ ấp.
Đến một ngày, Lãnh Út bỗng thèm được nghe tiếng hát ả đào, Bá Nhỡ đáp ơn tri ngộ,
dày công luyện tập để có thể so dây cây đàn kỳ bí được làm từ ván nắp cỗ quan
tài một gái đồng trinh của Chánh Thú mà rước cô đầu Tơ về hát.
Bất chấp lời nguyền oan nghiệt của Chánh Thú, Bá Nhỡ khao khát được “sóng
tơ mình với trúc người” hầu mong tiếng hát có thể khiến Lãnh Út “có dịp đầu
thai lại vào đời sống”. Bá Nhỡ - Lãnh Út – đầu Tơ đã hợp thành “tam vị nhất thể”
để tạo nên một buổi đàn ca vô tiền khoáng hậu. Bá Nhỡ đã chết để Lãnh Út hồi
sinh.
Một năm sau, ấp Mê Thảo mọc lên chùa Đàn, cô Tơ là người coi kinh kệ ở
đó, chùa chưa có pho tượng Phật nào, mà sau bát hương là một cây đàn đáy với những
nét chính của nhạc khí được tạc chìm vào gỗ mộc.
Bản nguyên của Chùa Đàn mang đậm tinh thần vị nghệ thuật
vốn có trong bút pháp của Nguyễn Tuân, nhưng nhờ sự tài tình trong cách khai
thác nội dung, trong ngôn từ đa dạng mà nó hòa hợp với cả vị nhân sinh nữa.
Ta thấy được trong tác phẩm khía cạnh nhân sinh với những con người mang
trong mình nỗi khổ đau khác nhau, nhưng họ đều tha thiết với nghệ thuật. Lãnh
Út khao khát muốn được thưởng thức, Bá Nhỡ bất chấp cái chết để đánh lên một bản
đàn mong thức tỉnh cậu Lãnh, còn đầu Tơ thực sự mong được cất tiếng hát sau nhiều
năm mà cầu xin vong linh của chồng cho phép được sánh cùng ngón đàn tài hoa của
Bá Nhỡ.
Để rồi người đọc cùng hòa vào đêm nhạc tuyệt mỹ mà hồi hộp, đau xót từng
hồi cùng với sự chết dần chết mòn của Bá Nhỡ giữa tiếng nhạc, tiếng trúc, tiếng
tơ và giọng hát xúc động của đầu Tơ.
Nhà văn Nguyễn Tuân |
Bàn đến khía cạnh nghệ thuật của Nguyễn Tuân, nhà biên khảo Nguyễn Mạnh
Đăng có viết: “Những đoạn văn như thế, phi Nguyễn Tuân, chắc không ai viết được.
Bởi vì trong giới cầm bút, ai sành sỏi được như Nguyễn Tuân về các ngón nghề của
hát ả đào, của cây đàn đáy, của chiếc trống chầu…”. Nguyễn Tuân đã đưa toàn bộ
kiến thức uyên bác về nghệ thuật hát theo lối ả của mình vào trong tác phẩm khiến
nó đậm chất thơ trong từng câu chữ. Ngay cả khi ông điều chỉnh lại kết cấu của
tác phẩm thì ba phần Dựng – Tâm sự cùng nước độc – Mưỡu
cuối cũng là một ngụ ý của tác giả để thể hiện đúng cấu trúc ba phần của
ca trù.
Có ý kiến đánh giá việc thêm hai phần đầu cuối khiến Chùa
Đàn mất đi ít nhiều vẻ đẹp tự thân của nó. Tuy nhiên, không thể phủ định
đây là một trong những tác phẩm thể hiện hết phong cách văn chương đặc sắc của
Nguyễn Tuân.
Xin được kết lại bài viết bằng nhận định của Giáo sư Hoàng Như Mai: “Trong
các sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Tuân biểu lộ một tài năng sáng tạo đặc biệt.
Mỗi công trình nghệ thuật đều in đậm dấu ấn đỏ chói của ông, không thể lẫn với
một ai khác, không một người nào khác mô phỏng được. Với 'Chùa Đàn', tài năng
sáng tạo của nhà văn đã vươn tới thượng đỉnh”.
CHẦU VĂN – TỐNG BIỆT (NSND
THANH HOÀI)
Khoảng hơn 10 năm trước mình có dịp xem phim Mê Thảo thời vang bóng trên youtube và có ấn tượng rất tốt với cuốn phim. Nhưng có lẽ cảnh nằm trong đầu mình rõ nhất là NSND Thanh Hoài hát bài chầu văn với NS Thao Giang chơi đàn nguyệt, hát bài Tống Biệt lấy ý từ bài thơ Tống Biệt của Tản Đà.
Đây có lẽ là một clip dân ca
VN có một không hai, tiếng ca nức nở và tiếng đàn dồn đập hỗ trợ, cộng với lời
bài hát, làm cho trái tim người nghe khóc lóc.
Tống
biệt
Tác
giả: Tản Đà
Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối
tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa
năm tiên cảnh
Một
bước trần ai
Ước
cũ duyên thừa có thế thôi
Đá
mòn rêu nhạt
Nước
chảy huê trôi
Cái
hạc bay lên vút tận trời!
Trời
đất từ đây xa cách mãi
Cửa
động
Đầu
non
Đường
lối cũ
Ngàn
năm thơ thẩn bóng trăng chơi…
Tống
biệt
Bài chầu văn trong phim Mê
Thảo thời vang bóng, dựa theo bài thơ Tống biệt của Tản Đà
Đạo diễn: Việt Linh
Diễn viên: Đơn Dương, Thúy
Nga
Nghệ sĩ thể hiện: NSND Thanh
Hoài hát, NS Thao Giang đàn nguyệt
Tác giả lời: Ẩn danh
Hoa
đào rơi rắc lối thiên thai
Suối
tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Ngõ
hạnh suối đào xa cách mãi
Ngàn
năm thơ thẩn bóng giăng soi
Trần
ai tri kỷ
Luống
ngậm ngùi
Đôi
lứa sắp phân ly
Cõi
nhân tâm dan díu nghiệp tơ tằm
Say
cũng lụy, không say thời cũng lụy
Ơ
à ơ … Nhị Hà ơi nước tự lưng trời tuôn ra biển rộng Không vời được đâu Ấy con
thuyền ai kia bến nước sâu thăm thẳm Giữa chập chùng bao con sóng ngoài xa Ngẩn
ngơ một bóng thông già chơ vơ sườn núi mơ xa mây ngàn Đàn ai gảy như mưa rơi
gió cuốn Nợ nhân tình càng vướng càng đau Yêu nhau yêu mấy nhau càng tan nát Chờ
ai biển rộng sông dài tang tính tình tang Ai ơi có biết đêm tàn Ai ơi có biết
đêm tàn.
Ai
ơi có biết đêm tàn lòng yêu càng nặng trái ngang càng nhiều
Dù
tan nát cũng liều thân cỏ
Xin
nhận về sóng gió muôn nơi
Lênh
đênh góc bể cuối trời
Lênh
đênh góc bể cuối trời
Tình
như ngọn lửa ngoài khơi bão bùng
Ngày
tận cùng so giùm khúc hát
Điệu
càng đau như hạt mưa bay
Thì
giòng sông trôi lấp lửng chân mây
(ới
a ới a…)
Thôi
xin, xin chàng về nơi núi mờ xa
Nhận
em một lạy cho qua một đời
Đường
khúc khuỷu khung trời rạn vỡ
Mùi
yêu thương nặng nợ ấm êm
Thôi
anh về đi chân cứng đá mềm
Xin
đừng nhìn chi đau thắt lòng nhau
Xin
đừng lưu luyến nát tan lòng nhau
Tình
hãy hẹn trùng hoan trong gió
Xin
hẹn tình trùng vút trong mây
(í
a ới a ới a)……
Tống Biệt – NSND Thanh Hoài hát – NS Thao Giang đàn nguyệt – phim Mê Thảo thời vang bóng.
Đây là clip trong phim, diễn
viên nam (giả đánh đàn) là Đơn Dương, diễn viên nữ (giả hát) là Thúy Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét