Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

KINH ĐÔ CỦA 7 NƯỚC THỜI CHIẾN QUỐC


KINH ĐÔ CỦA 7 NƯỚC THỜI CHIẾN QUỐC

Thời đại Chiến Quốc kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tới khi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần năm 221 TCN. Thông thường nó được coi là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu, tiếp sau giai đoạn Xuân Thu, dù chính nhà Chu đã kết thúc vào năm 256 TCN, 34 năm trước khi kết thúc giai đoạn Chiến Quốc. Tương tự như giai đoạn Xuân Thu, vị vua nhà Chu chỉ đơn giản là một vua bù nhìn. Tên gọi Chiến Quốc xuất phát từ cuốn Chiến Quốc sách được biên soạn đầu thời nhà Hán. Điểm khởi đầu thời Chiến Quốc hiện vẫn còn tranh cãi. Trong khi thông thường mọi người sử dụng năm 475 TCN (tiếp sau thời Xuân Thu) thì năm 403 TCN - năm mà nước Tấn bị chia thành ba - cũng thỉnh thoảng được coi là năm bắt đầu của thời kỳ này.


Thời Chiến Quốc, trái với thời Xuân Thu, là một giai đoạn mà các lãnh chúa địa phương sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực. Quá trình này đã bắt đầu ở thời Xuân Thu, và tới thế kỷ 3 TCN, bảy nước lớn nổi lên chiếm vị trí áp đảo. Bảy nước lớn thời Chiến Quốc, gồm có Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Nguỵ và Tần. Một dấu hiệu khác của sự tăng cường quyền lực là sự thay đổi danh hiệu: trước kia các lãnh chúa vẫn xếp mình vào bậc công hay hầu, chư hầu của vua nhà Chu; nhưng trong giai đoạn này họ đã lần lượt tự xưng vương, có nghĩa là họ ngang hàng với vua nhà Chu.

Giai đoạn Chiến Quốc là giai đoạn phát triển của đồ sắt tại Trung Quốc, thay thế đồ đồng trở thành vật liệu chính được sử dụng trong chiến tranh. Các vùng như Thục (Tứ Xuyên ngày nay) và Việt (Chiết Giang ngày nay) cũng đã bị sáp nhập vào vùng ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc trong thời gian này. Những bức tường do những quốc gia xây dựng nên để ngăn chặn các bộ lạc du mục phía bắc và ngăn chặn lẫn nhau là tiền thân của Vạn lý trường thành sau này. Các triết thuyết khác nhau đã được phát triển trong giai đoạn Bách gia chư tử, gồm Khổng giáo (được phát triển chi tiết bởi Mạnh Tử), Đạo giáo (được phát triển thêm bởi Trang Tử), Pháp gia (do Hàn Phi Tử lập ra) và Mặc học (được Mặc Tử sáng lập). Thương mại cũng trở nên quan trọng, và một số nhà buôn đã có quyền lực to lớn trong chính trị. Những chiến thuật quân sự cũng thay đổi. Không giống như giai đoạn Xuân Thu, đa số các quân đội thời Chiến Quốc gồm bộ binh và kỵ binh và việc sử dụng xe ngựa chiến đấu đã dần bị quên lãng.


Kết thúc giai đoạn Chiến Quốc, chiến thắng đã thuộc về nước Tần do Tần Thủy Hoàng trị vì. Chính ông đã lập nên đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tên gọi "China" mà phương Tây dùng để gọi Trung Quốc có lẽ xuất phát từ phiên âm chữ Tần (Qin).


Ngày trước, nước Yên bị nước Tần tiêu diệt nhưng kinh đô của nước Yên lại cực kỳ tốt theo thuyết phong thủy. Vì thế kinh đô Kế Thành của nước Yên chính là thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc ngày nay.


kinh đô Hàm Đan của nước Triệu

Thứ hai là kinh đô Hàm Đan của nước Triệu. Hiện nay địa phương này là một địa cấp thị của Trung Quốc. Thời Chiến quốc. Hàm Đan từng là một trong ngũ đại đô thị. Ngay cả đến thời Tống, danh tiếng của nó vẫn còn hiển hách. Nhưng hiện nay Hàm Đan chỉ là một địa cấp thị ở phía Nam tỉnh Hà Bắc.


thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam

Thứ ba là kinh đô Đại Lương của nước Ngụy. Nơi này sau khi nước Ngụy bị diệt từng nhiều lần nữa được chọn làm kinh đô các triều đại sau. Đại Lương xưa kia hiện nay là thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam. Khai Phong là cố đô của 7 triều đại Trung Quốc. Trong 3 triều Nguyên, Minh, Thanh đều thuộc tỉnh Hà Nam. Nhưng vì Khai Phong ở gần thành phố Trịnh Châu phát triển mạnh cho nên địa vị của nó ngày nay không xứng với vai trò quan trọng của nó xưa kia.


Thứ tư là kinh đô Tân Trịnh của nước Hàn. Hiện nay Tân Trịnh là một thành phố cấp huyện thuộc thành phố Trịnh Châu. Tuy vậy Tân Trịnh là một thành phố cấp huyện rất mạnh của tỉnh Hà Nam. Về kinh tế nó được xếp thứ hạng rất cao.




Thứ năm là Lâm Truy, kinh đô nước Tề. Ngày trước Lâm Truy là một thành thị lớn, dân số khá đông trong thời Chiến Quốc. Nhưng đến ngày nay thì ngay cả đối với thành phố cấp huyện, Lâm Truy cũng không bằng. Nó chỉ là một khu thuộc thành phố Truy Bác. Trong số các cựu kinh đô của 7 nước thời Chiến Quốc, Lâm Truy hiện nay là địa phương có địa vị thấp nhất.

Thứ sáu là Dĩnh Đô kinh đô nước Sở. Địa danh này đến nay vẫn được bảo tồn rất hoàn hảo. Hiện nay nó là Kinh Châu thuộc Hồ Bắc. Cơ bản đất cũ Dĩnh Đô hiện nằm trong địa hạt huyện Giang Lăng thuộc Kinh Châu. Đất cũ Dĩnh Đô được bảo lưu tương đối hoàn hảo, nó đã từng chứng kiến một thời huy hoàng của nước Sở.



Thứ bảy là thủ đô Hàm Dương của nước Tần. Rất nhiều người cho là Hàm Dương chính là Tây An. Sự thực đây là một sai lầm lớn. Hàm Dương vẫn là Hàm Dương, Tây An là Tây An. Hai thành phố tuy lân cận nhưng Hàm Dương cũng là một địa cấp thị và Tây An với nó thật sự không phải là một.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét