Quản Lộ, người biết trước thiên cơ tạo hoá thời Tam Quốc. |
TRUYỆN QUẢN LỘ
Quản Lộ tự Công Minh,
người quận Bình Nguyên. Dáng vẻ xấu xí, không có uy nghi lại thích uống rượu,
không chơi với người có chí khác, cho nên nhiều người yêu nhưng không kính vậy.
Lộ biệt truyện viết: Lộ năm tám, chín tuổi lại thích ngưỡng xem thiên văn, gặp người nào liền hỏi tên sao, đêm không chịu ngủ. Cha mẹ thường cấm Lộ nhưng không ngăn được. Tự nói: "Tuổi ta dẫu nhỏ, nhưng trong mắt thích xem thiên văn". Thường nói: "Gà nhà chim đồng vẫn còn biết mùa tiết, huống chi là người"? Cùng chơi với bọn trẻ xung quanh ở giữa bãi đất, liền vẽ hình vòm trời cùng Mặt trời, Mặt trăng, vì sao trên mặt đất. Hễ đối đáp bàn việc, đều nói những việc không tầm thường, những kẻ học vững không bắt bẻ được, đều biết Lộ đang có tài lạ. Lúc thành người lớn, quả đúng hiểu rõ cái đạo lí của Chu dịch, thiên văn, phong giác, bói đoán, xem tướng, không gì không tinh thông. Tính vốn rộng rãi, được nhiều người ưa, ghét mà không thù, yêu mà không khen, thường muốn lấy đức báo oán. Thường nói: "Trung, hiếu, tín, nghĩa là gốc rễ của con người, không thể không xem trọng; trong sạch, thẳng thắn chỉ là vẻ ngoài hão rỗng của kẻ sĩ, không đủ để xem trọng". Tự nói: "Ít người biết ta thì ta thích, há ngăn được dòng sông Giang, sông Hán, ngăn được việc nước chảy làm mòn đá sao? Cùng Quý Chủ vui vẻ luận đạo, không muốn ngồi cùng thuyền với người đánh cá, đấy là chí của ta vậy".
Lộ thờ cha mẹ có hiếu, thật thà với anh em, tin yêu bạn bè, đều tỏ rõ lòng nhân hòa, cả đời không có chỗ thiếu sót. Kẻ sĩ bình luận, kẻ già cũng chịu phục. Cha làm Tức Khâu Trưởng thuộc quận Lang Nha, bấy giờ mười lăm tuổi, đi đến phủ quan đọc sách. Lúc đầu đọc kinh Thi, Luận ngữ và sách Dịch, lại hiểu sâu viết bút, lời lẽ rõ ràng. Bấy giờ trong trường học có hơn bốn trăm học trò trong nước và phương xa đều phục tài của Lộ. Lang Nha Thái thú Đan Tử Xuân nhã nhặn có tài, nghe nói Lộ là người tài của một trường, muốn được gặp, cha Lộ liền sai Lộ đến báo. Hội lớn có hơn trăm tân khách, người ngồi trong hội là những kẻ sĩ giỏi ăn nói, Lộ hỏi Tử Xuân nói: "Phủ quân là kẻ sĩ nổi tiếng, lại có vẻ tôn quý, Lộ còn tuổi nhỏ, mật chưa cứng cỏi, nếu muốn nhìn nhau, sợ mất phách vía, xin uống ba thăng rượu ngon trước, rồi mới nói chuyện". Tử Xuân cả mừng, bèn rót ba thăng rượu ngon, sai Lộ uống một mình. Sau khi uống rượu xong, hỏi Tử Xuân nói: "Nay muốn đối đáp với Lộ, giống kẻ sĩ ngồi bốn phía của phủ quân chăng"? Tử Xuân nói: "Ta muốn tự mình cầm cờ đánh trống ngang nhau với ngươi". Lộ nói: "Lúc đầu đọc kinh Thi, Luận ngữ, sách Dịch, sức học nông cạn, chưa dẫn giải được cái đạo thánh nhân, chưa bày được việc của thời Tần, thời Hán, chỉ muốn bàn về việc quỷ thần, kim mộc thủy hỏa thổ thôi". Tử Xuân nói: "Đấy là những đạo lí khó nhất, mà ngươi cho là dễ sao"? Do đó bắt đầu bàn luận rôm rả, lại bàn qua thuật số âm dương, lời lẽ như cánh hoa trôi, như cành lá mọc, dẫn ít sách vở của thánh nhân nhưng chọn nhiều việc thực của thiên nhiên.
Tử Xuân và bọn kẻ sĩ
cùng bắt bẻ, lời lẽ sắc bén, nhưng Lộ đối đáp từng người một, nói đều có khác.
Từ sáng đến tối, không kịp ăn uống. Tử Xuân bảo mọi người nói: "Người này
tuổi nhỏ mà có tài lớn, nghe lời bàn của hắn, thật giống bài phú Thiên tử đi
săn của họ Tư Mã, thế nhưng có khí hùng tráng cao lớn, chất anh hào tốt đẹp, tất
biết rõ được cái biến hóa của thế đất hình trời, không chỉ giỏi lí lẽ thôi
đâu". Do đó lững lẫy ở Từ Châu, gọi là thần đồng.
Cha làm Lợi Tào Trưởng,
dân huyện Lợi Tào là ba anh em Quách Ân đều mắc bệnh què chân, sai Lộ bói cỏ
thi xem nguyên nhân. Lộ nói: "Trong quẻ có cho biết mộ gốc của nhà ông,
trong mộ có quỷ nữ, không phải là bá mẫu của ông, thì là thúc mẫu vậy. Thời xưa
đói khổ, lúc ấy tham lợi mấy thăng gạo mà xô đẩy người ấy xuống giếng, kêu cứu
the thé, rồi đẩy một tảng đá lớn xuống làm vỡ đầu người ta, quỷ nữ đau oán, tự
kêu với trời". Do đó Ân khóc lóc nhận tội.
Lộ biệt truyện viết:
Dân huyện Lợi Tào là Quách Ân tự Nghĩa Bác, có tài học, giỏi đọc sách Chu dịch,
giải nghĩa sách Xuân thu, lại biết xem thiên văn. Lộ đến chỗ Nghĩa Bác đọc sách
Dịch, trong mấy chục ngày bèn hiểu rõ được, lí lẽ hơn cả thầy. Do đó bói cỏ thi
lập quẻ, suy nghĩ sâu xa, bói xem việc tang ma, giàu nghèo, chết mất, bệnh tật
của bọn học trò trong trường học, vốn không sai khác, chẳng ai không kinh ngạc,
gọi là người thần vậy. Lại theo Nghĩa Bác học xem thiên văn, trong vòng ba mươi
ngày thâu đêm không ngủ, bảo Nghĩa Bác nói: "Ông chỉ nói được những chỗ sơ
qua thôi, đến như những việc vận hội, tai họa, tự có trời bảo cho ta biết".
Học chưa được một năm, Nghĩa Bác lại phải theo Lộ hỏi các đạo lí quan trọng của
kinh Dịch và thiên văn. Nghĩa Bác hễ nghe lời Lộ nói, chưa từng không cảm khái
chịu phục, tự nói: "Lúc trông nghe lời bàn phải của ông, quên cả bệnh nặng
của ta, sáng tối không thể đuổi kịp được ông, có lẽ càng xa hơn"! Bác
Nghĩa bày lễ chủ khách, chỉ mời Lộ, nói hết cay đắng, tự nói: 'Ba người anh em
ta bị bệnh què chân, không biết vì sao? Thử giúp ta lập quẻ, để biết được từ
đâu. Nếu có tai họa gì, thì đạo trời cũng tha cho người, nay ta cầu phúc với thần
minh là vì không được thần minh yêu quý vậy. Nếu anh em ta gặp may thì như được
sống lại". Lộ liền lập quẻ, biết rằng chẳng lành. Đến chiều tối, nhân đó
nghỉ lại, đến giữa đêm, bảo Nghĩa Bác rằng: "Ta đã bói được rồi". Nói
xong việc ấy, Nghĩa Bác buồn rầu khóc ướt áo, nói: 'Cuối thời nhà Hán, đúng có
việc ấy. Ông không nói với ta là vì ngại. Ta không nói được là vì lễ. Anh em ta
què chân đã hơn ba mươi năm, chân như có cây gai, không thể chữa được, chỉ mong
con cháu không bị thôi". Lộ nói rằng hành hỏa không dứt, hành thủy không
thừa, không lan đến đời sau.
Vợ của Lưu Phụng Lâm
người huyện Quảng Bình mắc bệnh nặng, đã mua quan quách. Bấy giờ là tháng
giêng, sai Lộ bói, nói: "Mất lúc giữa buổi vào ngày tân mão tháng
tám". Lâm nói là không đúng, rồi vợ dần đỡ, đến mùa thu lại phát bệnh,
đúng như Lộ nói.
Lộ biệt truyện viết:
Bào Tử Xuân làm Liệt Nhân Lệnh, có tài sáng suốt, gặp nhau với Lộ, nói:
"Nghe nói ông giúp Lưu Phụng Lâm bói xem ngày mất của vợ, hay sâu như thế,
thử bàn ý nghĩa của nó không"? Lộ nói ý của hào tượng, bàn nghĩa của biến
hóa, như khuôn tròn khuôn vuông, không gì không hợp. Tử Xuân tự nói: "Ta
thuở nhỏ thích bàn về Dịch, lại ưa bói cỏ thi, có thể nói là thằng mù muốn nhìn
trắng đen, kẻ điếc muốn nghe trong đục, vất vả mà không được gì. Sau khi nghe
ông nói, tự biết được thân mình, thật là kẻ ngu mê".
Lộ đến gặp An Bình Thái thú Vương Cơ, Cơ sai Lộ lập quẻ, Lộ nói: "Sắp có người vợ lẽ sinh một bé trai, rơi xuống đất lại chạy vào trong bếp mà chết. Lại trên giường sắp có một con rắn lớn ngậm cái bút, người lớn nhỏ cùng đứng xem, chốc lát lại bỏ đi. Lại có một con quạ bay vào trong nhà, cùng đánh với con én, con én chết, con quạ bay đi. Đấy là ba việc lạ". Cơ cả sợ, hỏi lành dữ của việc ấy. Lộ nói: "Chỉ là ở phòng khách do ông ở xa lâu ngày, bọn quỷ si mi, võng lượng gây việc lạ này. Trẻ con sinh ra lại chạy, nhưng không tự chạy được, chỉ là con yêu quỷ Tống Vô Kị đem đứa trẻ vào bếp vậy. Con rắn lớn ngậm cái bút, chỉ là viên Thư tá già vậy. Con quạ đánh với con én, chỉ là viên Linh hạ vậy. Nay trong quẻ thấy tượng mà không thấy cái xấu, biết rằng không có điềm yêu quỷ gây xấu, không phải tự lo lắng". Sau đúng là không có hại.
Lộ biệt truyện viết:
Cơ và Lộ cùng bàn Dịch, trong mấy ngày, đều cho là vui mừng, bảo Lộ nói:
"Cùng nghe biết ông giỏi bói mai rùa, cùng bàn cái hay đẹp của nó, ông có
tài lạ trên đời, đáng ghi vào thẻ tre dải lụa vậy". Lộ giúp Cơ lập quẻ, biết
là không có việc xấu, nhân đó bảo Cơ nói: "Cái vạc của Cao Tông thời xưa,
không phải là cái mà chim trĩ đậu, sân đình của nhà Ân, không phải là chỗ mà
cây mọc, vậy mà quạ hoang đến đậu, Vũ Đinh là Cao Tông, lúa dâu liền mọc, là điềm
Thái Mậu hưng khởi vậy. Biết rằng ba việc dẫu không phải là điềm lành, nhưng
cũng mong phủ quân yên thân tu đức, rộng rãi sáng suốt, chớ vì nghĩ về quỷ gian
mà bôi xấu cho tính chân thật".
Bấy giờ đàn bà nhà
Tín Đô Lệnh kinh hãi, lại thay nhau mắc bệnh tật, sai Lộ bói cỏ thi. Lộ nói:
"Góc tây nhà phía bắc của ông có hai cái thây đàn ông chết, một thây cầm
mâu, một thây cầm cung tên, đầu ở trong vách, chân ở ngoài vách. Thây cầm mâu
thì đâm vào đầu, cho nên đầu đau nặng không cử động được; thây cầm cung tên thì
bắn vào bụng ngực, cho nên trong tim ngực đau nhức không ăn uống được. Ngày thì
bay dạt, đêm thì gây bệnh cho người, cho nên làm cho đàn bà kinh hãi vậy".
Do đó đào lên dời xương cốt đi, người trong nhà đều khỏi.
Lộ biệt truyện viết: Vương Cơ liền sai Tín Đô Lệnh đào trong nhà mình, đào đất sâu tám thước, quả có hai quan tài, trong một quan tài có mâu, trong một quan tài có cung sừng và cây tên, cây tên đã lâu ngày, gỗ đều mục nát, chỉ có mũi sắt và sừng còn thôi. Lúc dời xương cốt, rời thành mười dặm mà chôn, bèn không bị bệnh nữa.
Cơ nói:
"Ta thuở nhỏ ham đọc kinh Dịch, nhưng trễ nhác đã lâu, không ngờ cái số của
thần minh lại kì diệu như thế". Lại theo Lộ học Dịch, bàn thêm thiên văn.
Lộ hễ lập mở tượng biến hóa, giải thích điềm lành dữ, chưa từng không kĩ càng
chu đáo, nói hết ý nghĩa của nó. Cơ nói: "Lúc đầu nghe ông nói, làm sao biết
được ý nghĩa thường là rối rắm, đấy là tự trời giúp cho, không phải tự người biết
được vậy". Do đó cất sách Chu dịch, thôi suy nghĩ, không theo học bói mai
rùa, cỏ thi nữa. Người làng ấp của Lộ là Nãi Thái Nguyên hỏi Lộ rằng: "Ông
ngày trước giúp Vương phủ quân bàn việc lạ, nói viên Thư tá già là con rắn, tên
Linh hạ già là con quạ, đấy vốn đều là người, sao lại hóa thành kẻ hèn được? Chỉ
thấy ở hào tượng, sao ông lại biết ý ấy"? Lộ nói: "Nếu không có tính
gốc và đạo trời, sao lại vì trái hào tượng mà dùng người tim bụng vậy? Cái biến
hóa của muôn vật là không có hình thường, cái đổi lạ của người là không có thân
thường, hoặc lớn thành bé, hoặc bé thành lớn, vốn là không có tốt hay xấu. Cái
biến hóa của muôn vật là cái đạo thường có vậy. Cho nên Hạ Cổn là cha của Thiên
tử, Triệu Vương Như Ý là con của Hán Cao Tổ, vậy mà Cổn hóa thành gấu vàng, Như
Ý hóa thành chó đen, họ đều là giữ ngôi rất tôn quý mà biến thành loài mõm đen.
Huống chi con rắn hợp ở ngôi thìn tị, con quạ đậu ở giữa Mặt trời, đấy là hình
rõ trong các vật đen tối, như ánh sáng giữa ban ngày. Như Thư tá, Linh hạ đều
là cái thân nhỏ mọn hóa thành con rắn, con quạ, cũng chẳng quá đâu".
Người huyện Thanh Hà
là Vương Kinh bỏ quan về nhà, gặp nhau với Lộ. Kinh nói: "Gần đây có một
việc lạ, lòng rất không vui, muốn phiền ông lập quẻ giúp". Quẻ thành, Lộ
nói: "Hào tốt, không phải là lạ. Ông buổi đêm ở truớc cửa phòng có một tia
sáng như cái chén én bay vào trong người ông, có tiếng râm ran, trong lòng
không yên, cởi áo ngập ngừng, vẫy gọi đàn bà đến tìm kiếm tia sáng thừa".
Kinh cười to nói: "Đúng như ông nói". Lộ nói: "Hào tốt, là điềm
chuyển quan vật, ứng nghiệm may lắm". Chốt sau, Kinh làm Giang Hạ Thái thú.
Lộ biệt truyện viết:
Kinh muốn sai Lộ bói mai rùa, nhưng có lời nghi ngờ, Lộ cười mà trách Kinh nói:
"Quân hầu là người thành đạt trong châu, sao lại nói lời hèn mọn! Xưa Tư
Mã Quý Chủ có nói rằng người bói mai rùa phải học theo thói thường của trời đất,
noi theo phép tắc của bốn mùa, thuận theo nhân nghĩa. Phục Hi lập tám quẻ, Chu
Văn Vương lập ba trăm tám mươi tư hào thì thiên hạ được trị. Có kẻ mắc bệnh thì
chữa khỏi, có kẻ sắp chết thì cứu sống, có kẻ mắc họa thì giúp tránh, việc làm
thì phải xong, cưới vợ hỏi thiếp thì giúp sinh con nhiều, há chỉ vì mấy nghìn đồng
tiền sao? Lấy đó mà suy, đấy mới là việc quan trọng. Nếu đạo sáng thì người
thánh hiền không từ bỏ, huống chi ta là kẻ tiểu nhân, ta dám cho là khó làm
sao"! Ngạn Vĩ chắp tay tạ lỗi với Lộ nói: "Lời trước là đùa
thôi". Do đó Lộ bèn lập quẻ, lời bói đều ứng nghiệm. Kinh hễ bàn về Lộ,
cho rằng Lộ là thần của rồng mây, người biết giữ lòng yên ổn, biết giao tiếp với
quỷ thần, không chỉ có tài tổng hợp mà thôi.
Lộ lại đến nhà Quách
Ân, có con chim câu (26) bay đến đậu trên cột, kêu rất buồn. Lộ nói: "Sắp
có ông già từ phương đông đến, mang theo một đầu lợn, một bầu rượu, chủ nhà dẫu
vui, nhưng có việc liên quan đến con nhỏ". Ngày sau đúng có khách, như Lộ
bói. Ân sai khách bớt uống rượu, kiêng thịt, cẩn thận với đồ nóng, lại bắn gà nấu
thịt, mũi tên từ giữa cây bay nhanh trúng vào tay của con nhỏ mới vài tuổi, máu
chảy vung vãi.
Lộ biệt truyện viết:
Nghĩa Bác sau khi theo Lộ học bói tiếng kêu của chim, Lộ nói: "Ông dẫu ham
học đạo, tài năng đã ít, lại không giỏi âm luật, e rằng khó làm thầy được".
Lộ giảng về cái biến hóa của gió bốn phương, trong số năm tiếng âm, dựa theo âm
luật lấy tiếng của các loài chim là tiếng thương, lấy sáu giáp là đầu mối của
ngày mùa, trái ngược đan xen, ra vào không cùng. Nghĩa Bác yên lặng nghĩ sâu,
trải qua mấy ngày, rút cuộc chẳng học được gì. Nghĩa Bác nói: "Tài chẳng
hơn gì, khó mà nghĩ bói điềm báo ở thứ này". Bèn thôi.
Lộ đến nhà An Đức Lệnh
là Lưu Trưởng Nhân, có con chim khách bay đến trên cửa nhà mà kêu. Lộ nói:
"Chim khách kêu ở phía đông bắc có điềm báo người vợ tối nay giết chồng,
mượn cớ chồng mình vướng víu với người nhà phía tây, đợi không quá ngày vào lúc
mặt trời lặn, người báo tin tất đến vậy". Đến lúc, đúng có dân huyện Đồng
Ngũ từ phía đông bắc đến báo, có người đàn bà bên cạnh giết chồng mình, nói dối
là chồng mình có hiềm khích với người nhà phía tây, đến giết chồng mình.
Lộ biệt truyện viết: Người quận Bột Hải là Lưu Trưởng Nhân có tài biện luận, lúc đầu dẫu nghe nói Lộ hiểu được tiếng chim kêu, sau thường gặp Lộ hỏi nói: "Âm tiếng của người sống gọi là nói, âm tiếng của chim thú gọi là kêu, cho nên người nói thì biết được thần thái, chim thú kêu thì biết được tên hèn, sao lại cho rằng tiếng chim kêu là lời nói, làm loạn cái khác nhau mà thần minh sắp đặt vậy? Khổng Tử nói 'người ta không cùng bầy với chim thú', làm rõ cái hèn mọn của chim thú rồi vậy". Lộ đáp nói: "Trời dẫu có hình tượng lớn nhưng không tự nói ra được, cho nên sao dời ở trên, thần minh chuyển ở dưới, bày điềm báo cho mây gió để tỏ rõ điềm báo tai vạ, đặt chim thú để giao tiếp với thần minh. Kẻ tỏ rõ tai vạ tất có lúc chìm lúc nổi, kẻ giao tiếp với thần minh tất có điềm ứng của tiếng cung tiếng thương, cho nên Tống Tương Công mất đức thì có điềm báo sáu con chim cốc cùng chết, Bá Cơ sắp bị cháy thì có điềm con chim kêu báo trước tai họa, bốn nước chưa cháy mà gió nóng đã nổi dậy, chim đỏ đến trong ngày, gây vạ xảy ra tại miền Kinh Sở. Đấy là con vật mà trời cao sai đi báo tin, là đầu mối rõ ràng của tự nhiên. Xét âm luật thì âm tiếng có tiếng của gỗ, tìm bói về việc người thì việc lành dữ không sai. Ngày xưa tổ tiên của nhà Tần có công mà được phong, ở thành Cát Lư nghe âm tiếng chim kêu, được chép tại sách Xuân thu, những việc này đều là có thật trong sách vở, không phải là lời hão của bậc thánh hiền. Nhà Thương sắp nổi lên, cũng có điềm báo từ một quả trứng của chim én. Văn Vương nhận ngôi, có điềm con chim đỏ ngậm sách, đấy là điềm lành của thánh nhân, lộc tốt của nhà Chu, sao lại là hèn mọn được? Nghe tiếng chim kêu, thần minh ở tại sao Thuần hỏa, điều lành báo ở tám quẻ, tự nó không tự nói ra được, nhưng vẫn biết được việc sống chết của Tử Lộ vậy". Trưởng Nhân nói: "Ông nói dẫu nhiều, hay mà không thật, ta chưa dám tin". Chốc lát có hiệu nghiệm của tiếng chim khách kêu, Trường Nhân mới chịu phục.
Lộ đến chỗ của người
huyện Liệt Nhân là Điển nông Vương Hoằng Trực, có gió lốc cao đến hơn ba thước,
từ hướng thân thổi đến, cuộn xoáy vòng quanh, dừng rồi lại thổi, hồi lâu mới
thôi. Trực do đó hỏi Lộ, Lộ nói: "Phía đông sắp có quan coi ngựa đến, sợ rằng
có điềm báo cha khóc con, vậy sao'! Ngày sau có quan từ huyện Giao Đông đến,
con Trực quả đúng chết. Trực hỏi nguyên nhân, Lộ nói: "Ngày ấy là ngày ất
mão, lại ứng với con trưởng. Gỗ rụng ở hướng thân, sao Đẩu ở hướng thân, mà
thân phá dần là điềm ứng chết tang vậy. Thêm nữa ngày đến giờ ngọ mà gió lại nổi
thì ứng với điềm về con ngựa. Quẻ li là văn chương, ứng với quan lại. Thân mùi
là hổ, hổ là đại nhân, thì ứng với điềm người cha vậy". Có con chim trĩ trống
bay đến, đậu trên đầu cột chuông trong nhà Trực, Trực rất lấy làm không yên,
sai Lộ lập quẻ, Lộ nói: "Đến tháng năm tất nhận chức". Bấy giờ là
tháng ba, đến kì, Trực quả đúng làm Bột Hải Thái thú.
Lộ biệt truyện viết:
Lộ lại nói: "Gió thổi theo từng lúc, hào ứng với tượng, bấy giờ thần mới
sai sứ đi, tượng là hình dạng của lúc ấy, cũng chỉ là một lúc, không đủ xem là
điềm nạn". Vương Hoằng Trực cũng là người có học thức, có thuật đạo, nhưng
đều không giỏi. Hỏi Lộ rằng: "Gió thổi thay đổi, là như thế chăng"? Lộ
nói: "Đấy chỉ là gió thổi nhẹ, sao đủ xem là tai vạ? Nếu mà các vì sao
không sáng thì các vị thần làm loạn, gió tám phương thổi to, khí mạnh bay giật,
núi lở đá rơi, cây cỏ gãy ngã, bụi bay vạn dặm, nhìn chẳng thấy trời, chim thú
trốn nấp, triệu dân kinh sợ, do đó sai bọn như Tử Thận, trèo lên đài cao, ngóng
khí gió, xét tai họa, đoán ngày ứng, rồi mới biết nghĩ sâu về cõi xa xăm, gió lạ
như thế mới đáng sợ".
Quán Đào Lệnh là Gia
Cát Nguyên chuyển làm Tân Hưng Thái thú, Lộ đến tống tiễn Nguyên, tân khách
cùng dự hội. Nguyên tự đứng dậy lấy trứng én, tổ ong, con nhện để trong hộp,
sai đoán mở. Quẻ thành, Lộ nói: "Vật thứ nhất, chứa khí rồi đổi, dựa vào
hiên nhà, thành hình trống mái, dương cánh duỗi bay, đấy là trứng én vậy. Vật
thứ hai, nhà cửa đảo ngược, cánh cửa lắm nhiều, chứa tinh nuôi độc, mùa thu mới
hóa, đấy là tổ ong vậy. Vật thứ ba, chân dài lập cập, nhả tơ thành lưới, giăng
mạngi tìm ăn, chiều tối mới lợi, đấy là con nhện vậy". Mọi người ngồi đều
kinh ngạc.
Lộ biệt truyện viết:
Gia Cát Nguyên tự Cảnh Xuân, cũng là một kẻ sĩ có học thức. Ưa bói đoán, nhiều
lần đoán mở với Lộ, nhưng không bằng Lộ. Cảnh Xuân muốn phân chia cao thấp với
Lộ, nhân lúc Lộ đến tiễn mình, có rất nhiều khách giỏi bàn chuyện ở đấy. Mọi
người nghe nói Lộ gỏi bói mai rùa, xem thiên văn, nhưng không biết Lộ có tài
cao lạ, do đó cùng bàn về nguồn gốc các sách vở nổi tiếng của thánh nhân, lại kể
về điềm báo Ngũ Đế, Tam Vương nhận ngôi. Lộ giải thích sâu xa cho Cảnh Xuân, rồi
mở ra trận đánh, có ý làm cho không vững, ẩn náu nơi trống trải để đợi đến
đánh. Cuối cùng Cảnh Xuân chạy về phía bắc, quân sĩ thua vỡ, tự nói rằng mình
thấy Lộ ở dưới cờ tinh, mà thành lũy đã đổ.
Quân muốn đánh của Lộ
ở dưới gõ trống thổi tù và, treo thang mây, bắn cung nỏ hỗn loạn, tụ tập cờ
ngà. Sau đó trèo lên thành ra oai, mở cửa ra đánh. Ở trên bàn về Ngũ Đế trôi chảy
như sông Giang sông Hán, dưới nói đến Tam Vương rộn ràng như bay như vỗ, bọn
anh tài của Lộ như hoa mùa xuân cùng nở, người đánh trận của Lộ như gió mùa thu
thổi lá. Người nghe ngơ ngác, không hiểu nghĩa gì, người nói im tiếng, chẳng ai
không phục, dẫu Bạch Khởi chôn sống quân Triệu, Hạng Vũ ngăn nước sông Tuy, chẳng
gì hơn thế. Bấy giờ khách đều muốn trói tay ngậm ngọc, xin buộc tay ở dưới trống
quân. Lộ vẫn đứng chỉ huy ở trên gò, chưa chịu hứa cho. Đến hôm sau, vào lúc
chia tay, rồi mới có ý muốn đầu cuối. Lúc ấy có tám, chín người là kẻ sĩ tuấn
kiệt trong nước vậy. Thái Nguyên Tài ở trong nhóm bạn ấy là có tài năng nhất, ở
giữa nhóm bạn ấy nói: "Vốn nghe nói ông vẽ chó sao lại là rồng"? Lộ
nói: "Dương ẩn chưa đổi, không phải là cái mà các ông biết, há chỉ có chó
mới được nghe tiếng rồng chăng"! Cảnh Xuân nói: "Nay sắp chia xa, biết
lúc nào gặp? Lại được cùng một lần đoán mở nữa"! Lộ đoán đã đều đúng, Cảnh
Xuân cười to, nói: "Ông giúp ta nói ý của quẻ, khiến lòng ta mới chịu phục".
Lộ bèn mở hào giải nghĩa, phân bố hình tượng, lời nói sâu xa mà thuận hợp, kì
diệu không thể nói hết. Cảnh Xuân cùng bọn khách sau khi nghe nói chẳng ai
không khen hay, còn vui hơn cả lúc đoán mở. Cảnh Xuân chia tay với Lộ, lấy hai
việc để răn bảo Lộ, nói: "Tính ông ham rượu, dẫu uống được nhiều, nhưng
không nên nữa, phải giảm bớt đi. Ông có tài như kính sáng, người soi đều là kì
diệu, xem thiên văn dẫu là giỏi, nhưng họa như lửa ngầm, không thể không cẩn thận.
Dựa vào cái tài lạ của ông, có thể dạo khắp dải sông ngân, không lo không được
giàu có". Lộ nói: "Không uống hết rượu được thì không trổ tài hết được,
ta muốn lấy rượu làm lễ nghi, xem tài năng là dốt nát, còn lo gì nữa"?
Có người anh họ của Lộ
là Hiếu Quốc, ở tại huyện Xích Khâu, Lộ đến theo người ấy, hội với hai người
khách. Sau khi khách đi, Lộ bảo Hiếu Quốc nói: "Giữa trán và tai miệng của
hai người ấy đều có khí xấu, tai vạ tất đến, như hai cái hồn không có mộ,
Lộ biệt truyện viết:
Lộ lại nói: "Mùi nồng độc hại, thần thái tối tăm, lấy hố làm quách, đổi
làm xe tang".
hồn bay vào sông,
xương về ở nhà, ít lúc nữa sẽ cùng chết vậy". Mấy chục ngày sau, hai người
uống rượu say, buổi đêm cùng ngồi xe, trâu sợ đi đường mà rơi xuống sông
Chương, đều bị chết đuối.
Lúc bấy giờ, ở làng ấp
của Lộ, nhà không cần đóng cửa ngoài, không có kẻ trộm cắp nhau, Thanh Hà Thái
thú Hoa Biểu gọi Lộ làm Văn học duyện. Người huyện An Bình là Triệu Khổng Diệu
tiến cử Lộ với Kí Châu Thứ sử Bùi Huy nói: "Lộ rộng rãi hòa nhã, không hiềm
với người đời, ngẩng xem thiên văn thì tài như Cam Công, Thạch Thân, cúi nhìn
Chu dịch thì sâu xa như Quý Chủ. Nay sứ quân đang muốn rủ lòng nơi đồng cỏ, chú
ý chốn đầm sâu, Lộ lại ứng điềm nhu hòa, gặp lúc được làm vây cánh vậy".
Do đó Huy gọi làm Văn học Tòng sự, dẫn đến gặp nhau, cả mừng mà kết bạn. Dời
nhà đến quận Cự Lộc, chuyển làm Trị trung Biệt giá.
Vừa vâng lời châu gọi,
cùng ngồi xe với em là Quý Nho đến phía tây huyện Vũ Thành, tự gieo quẻ đoán tốt
xấu, bảo Nho nói: "Sắp thấy ba con cáo ở trong thành cũ, đến đấy mới
rõ". Đi đến góc thành cũ phía tây sông, đúng là thấy ba con cáo cùng ngồi
bên thành, anh em đều mừng. Năm Chính Thủy thứ chín, cử Tú tài.
Lộ biệt truyện viết:
Lộ được Hoa Thanh Hà gọi, làm Bắc huỳnh Văn học, lúc ấy bạn bè chẳng ai không
ngưỡng mộ. Người huyện An Bình là Triệu Khổng Diệu sáng suốt có học thức, có
tình bạn Quản, Bão với Lộ, bèn từ huyện Phát Can đến ở giữa trường quận gặp
nhau với Lộ, nói: "Trong bụng anh rộng rãi, thời xưa người chết người xưa
đã mất chỉ bằng nửa của anh, người ở thời nay chẳng ai sánh kịp anh, nay sắp bỏ
chỗ thấp mà bay cao, lượn lờ trên trời xanh, có mây ở đó không? Nghe tin về
anh, khiến ta ăn không ngon miệng. Bùi sứ quân của Kí Châu tài giỏi trong sáng,
giải thích sâu xa, thường bàn về kinh Dịch và đạo Lão, Trang chưa từng không
chăm chú bằng Nghiêm, Cù vậy. Lại xem ý ta tha thiết, cũng là người tin cậy
nhau. Nay sắp rời đi, vì anh mà bày tỏ lòng thành cảm hổ chẻ đá". Lộ nói:
"Ta không phải là con rồng nơi vực sâu, sao làm Mặt trời ban ngày, Mặt
trăng buổi đêm được? Nếu anh quạt được gió đông, thổi mây buổi sớm thì chí ta
không chối". Do đó bèn đến Kí Châu gặp Bùi sứ quân. Sứ quân nói: "Cái
mặt của ta sao lại gầy sút vậy"? Khổng Diệu nói: "Trong người không
có bệnh vì uống thuốc đá, nhưng thấy trong quận Thanh Hà có một con ngựa kì kí,
sau nhiều năm bị bó buộc ở chuồng đã chạy cách xa Vương Lang, Bá Nhạc một trăm
tám mươi dặm, nhưng không được ruổi trên đình trời, rong giữa gió bụi". Sứ
quân nói: "Ngựa kì kí nay ở đâu vậy"? Khổng Diệu nói: "Người quận
Bình Nguyên là Quản Lộ tự Công Minh, vừa ba mươi sáu tuổi, rộng rãi nhã nhặn,
không hiềm với người đời, có thể nói là bậc anh hùng trong bọn kẻ sĩ. Ngưỡng
xem thiên văn thì tinh thông như Cam Công, Thạch Thân, cúi đọc Chu Dịch thì
nghĩ sâu như Quý Chủ. Dạo chơi học thuật đạo, đoán ý thần không có chỗ cùng, có
thể nói là bậc anh tài trong bọn kẻ sĩ. Ôm ngọc núi Kinh, mang châu đêm sáng, vậy
mà chỉ được quận Thanh Hà cho làm Bắc huỳnh Văn học, có thể nói là đau lòng đau
đầu vậy. Sứ quân đang muốn để lòng nơi vực sâu, thả ý nơi cõi lặng, muốn khiến
cho bậc chủ hiền không coi việc một mình, người tài không bị ứ lâu, gió mạnh được
thổi xa, chẳng ai không cúi rạp, vậy nên khiến cho Lộ được ứng hợp với âm nhu,
gặp thời được tin dùng, tất dương cao giáo hóa, vang vọng khắp chín cõi".
Bùi sứ quân nghe nói thì cảm khái nói: "Có như thế sao! Dẫu tại châu lớn
nhưng chưa được thấy người cái tài lạ cởi bỏ nỗi buồn rầu, ta có ý về kinh sư,
muốn cùng bàn về thuật đạo thôi, huống chi giữa chốn đồng ruộng có người tài kì
lạ như thế? Nếu vì thế mà chọn dùng, chẳng phải là làm cho ngựa kì kí lại thành
ngựa quèn, ngọc núi Kinh trở thành đá thường sao"! Liền viết hịch gọi Lộ đến
làm Văn học Tòng sự. Lúc gặp nhau, nói chuyện cả ngày, không biết chán mệt. Bấy
giờ trời nóng, dời giường đến dưới cây trước sân, lại đến lúc gà gáy báo sáng rồi
mới đứng dậy. Lần gặp sau, chuyển làm Cự Lộc Tòng sự. Lần gặp thứ ba, chuyển
làm Thị trung, lần gặp thứ tư, chuyển làm Biệt giá. Đến tháng mười, cử làm Tú
tài. Lộ từ chối Bùi sứ quân, sứ quân nói nói: "Hai vị Thượng thư họ Hà, họ
Đặng (44) dẫu có tài năng giúp nước nhưng không giỏi về đạo lí của muôn vật. Hà
Thượng thư có ý nghĩ kĩ càng, lời nói khéo léo, e rằng một sợi lông cũng chú ý
đến, ông nên cẩn thận! Ông tự nói không thể giải thích chín việc của đạo Dịch,
họ tất đến hỏi xem. Nếu đến Lạc Dương, nên hiểu rõ cái đạo lí ấy". Lộ nói:
"Nếu Hà Thượng thư khéo léo, lấy cái tài ấy mà gây khó, chỉ lộ vẻ bề
ngoài, chưa vào trong lòng ý vậy. Nếu vào lòng ý thì ta phải nhìn thiên văn,
xét âm dương, khảo cái huyền ảo, nghĩ đến cùng cõi thần cõi người, rồi mới xem
đến cái đạo không cùng, không dễ nói kĩ hết. Như muốn phân chia đạo Lão Trang
mà hỏi đến hào, tượng, ưa biện bác xét nét mà nói lời văn vẻ, sáo rỗng, đấy chỉ
là cái khéo đợi bắn tỉa, không có cái tài xét nét từng sợi lông đâu. Nếu chín
việc của ta đều rất phải, thì không cần phải lo xa. Nếu hỏi về âm dương, cái
này ta giỏi đã lâu. Sau khi Lộ đi, đầu năm sẽ có gió nổi, gió nổi tất bẻ gãy
cây gỗ. Nếu phát từ hướng càn, tất có oai trời, họ không đủ cùng nói chuyện".
Ngày hai mươi tám tháng mười hai, Lại bộ Thượng thư Hà Yến gọi Lộ, mà Đặng Dương cũng ở chỗ Yến, Yến bảo Lộ nói: "Nghe nói ông gieo quẻ rất thần kì, thử giúp ta gieo một quẻ, có làm đến ngôi Tam công không"? Lại hỏi: "Nhiều lần nằm mơ thấy con ruồi xanh có mấy chục cái đầu bay đến đậu trên mũi, xua chúng mà không chịu bay đi, có điềm gì không"? Lộ nói: "Chim cú bay là chim hèn dưới vòm trời, đến khi nó đến trên cành cây ăn quả dâu thì kêu tiếng hay làm người ta cảm động, huống chi lòng Lộ chẳng phải là cây cỏ, dám không dốc hết lòng trung? Xưa nguyên khải giúp đỡ Trọng Hoa, ban ân hòa thuận, Chu Công che chở Thành Vương, ngồi mà đợi sáng, cho nên sáng rõ khắp sáu cõi, muôn nước đều yên. Đấy là điềm ứng đạo được sửa ngay, không phải do bói đoán làm rõ vậy. Nay quân hầu giữ chức nặng như núi lớn, thế như sấm điện, mà người trông mong thì ít, kẻ sợ oai thì nhiều, e rằng không phải là lòng nhân cận thận có nhiều phúc lành. Lại nữa mũi là quẻ cấn, đấy là núi giữa trời,
Thần là Tùng Chi xét: Sách xem tướng nói rằng chỗ của mũi là
giữa trời, mũi có tượng núi, cho nên nói là "núi giữa trời" vậy.
dẫu cao mà không đổ,
đấy mới giữ tôn quý được lâu dài vậy. Nay ruồi xanh xấu xí bay đến đậu ở đó. Ở
chỗ cao là đỉnh đầu, kẻ ngang ngược thì dễ ngã chết, không thể không nghĩ đến
cái số hại lớn, kì hạn của thịnh và suy. Cho nên núi ở giữa đất gọi là khiêm, sấm
ở trên trời gọi là tráng; khiêm thì tổn nhiều thêm ít, tráng thì không có lễ
không làm được. Chưa bị tổn thân thì không sáng lớn, không làm thì không bị
thương hại. Mong quân hầu trên nghĩ về cái hay của sáu hào Văn Vương, dưới xét
cái nghĩa của duyên tượng Ni Phủ, sau đó mong làm ngôi Tam công, mới đuổi được
ruồi xanh". Dương nói: "Đấy là lời tầm thường của ông trẻ". Lộ
đáp nói: "Ông trẻ nhưng thấy được người không trẻ, kẻ nói lời tầm thường thì
thấy được kẻ không nói". Yến nói: "Năm sau sẽ lại gặp nhau".
Lộ biệt truyện viết:
Lộ được Hà Yến gọi, rồi cùng bàn chín việc của Dịch, chín việc đều rõ. Yến nói:
"Ông bàn về âm dương, trên đời này không có hai người". Bấy giờ Đặng
Dương cùng ngồi với Yến. Dương nói: "Ông có thể nói là giỏi đạo Dịch, mà
ta sơ sài không hiểu kịp ý nghĩa trong đạo Dịch, vì sao thế"? Lộ lựa lời
đáp nói: "Người giỏi đạo Dịch thì không bàn về đạo Dịch". Yến ngậm cười
mà khen Lộ rằng: "Có thể nói là chọn lời mà nói không làm buồn lòng người
khác". Nhân đó xin Lộ lập quẻ. Lộ đã dẫn gương cũ để răn, Yến tạ Lộ nói:
"Biết được bao nhiêu về sự thần kì của đạo Dịch đâu? Người xưa đã cho là
khó; quẻ sơ qua mà tỏ rõ được sự thật, người nay cũng cho là khó biết. Nay ông
một mặt mà biết hết hai cái đạo khó ấy, có thể nói là đức sáng lâu dài. Kinh
Thi chẳng nói là 'trong lòng đã khắc ghi thì ngày nào cho quên' sao"!
Lộ về nhà quê, đem lời
ấy để nói cho người cậu, người cậu mắng Lộ nói xằng quá. Lộ nói: "Nói với
người chết, còn sợ gì sao"? Người cậu cả giận, nói là Lộ xằng bậy. Đầu
năm, phía tây bắc nổi gió to, bụi bay đầy trời, hơn mười ngày sau, nghe tin Yến,
Dương đều bị giết, sau đó người cậu mới phục.
Lộ biệt truyện viết:
Cậu là Hạ Đại phu hỏi Lộ rằng: "Ngày trước gặp họ Hà, họ Đặng, đã thấy có
khí xấu chưa vậy"? Lộ nói: "Cùng gặp với người mang họa, sau đó biết
thần minh giao loạn; giống nhau với người lành, lại biết bậc thánh hiền tìm cái
thần kì. Bước đi của họ Đặng thì gân không bó được xương, mạch không giữ được
thịt, ngồi đứng nghiêng đảo như không có chân tay, gọi quỷ xiêu. Lúc họ Hà hỏi
han thì hồn không giữ xác, mặt không có màu tươi, tinh thần vật vờ, dáng như
cây khô, tướng ấy gọi là quỷ tối. Cho nên quỷ xiêu thì dễ bị gió thổi, quỷ tói
thì dễ bị lửa đốt, đấy là điềm báo tự nhiên, không che được vậy". Sau Lộ
vì thế mà được yên, Bùi sứ quân hỏi rằng: "Hà Bình Thúc là người tài một
thời, sự thật thế nào"? Lộ nói: "Cái tài của người ấy như nước trong
hộp thùng, thấy được thì trong, không thấy được thì đục. Lòng muốn biết rộng,
nhưng chí không ở tại cái học không cùng, như thế chẳng thành người tài được.
Muốn lấy nước trong hộp thùng để tìm cái hiểu biết có hình to như quả núi, thì
không tìm hiểu hình được, vậy thì trí do đó mà mê hoặc. Cho nên bàn về đạo Lão
Trang khéo léo mà sáo rỗng, nói về đạo Dịch thì đẹp mà giả dối; sáo rống thì đạo
rởm, giả dối thì lòng rỗng; được tài cao thì nông cạn mà dòng dứt, được tài vừa
thì đổi ý mà cô lẻ, Lộ cho rằng đấy chỉ là cái tài vừa nhỏ thôi". Bùi sứ
quân nói: "Đúng như ông nói. Ta mấy lần bàn đạo Lão Trang cùng đạo Dịch với
Bình Thúc, thường thấy lời lẽ của hắn có tinh diệu, không bắt bẻ được. Lại nữa
người thời nay hùa theo, đều tin phục hắn, ta càng thêm không rõ. Nay gặp nhau
được nghe lời phải, mới được hiểu rõ".
Lúc trước Lộ qua chỗ
Ngụy Quận Thái thú Chung Do, cùng bèn về đạo Dịch, Lộ nhân đó nói: "Bói biết
được ngày sinh ngày chết của ông". Do sai bói ngày tháng sinh của mình,
như Lộ nói không sai khác. Do rất kinh ngạc, nói: "Ông đáng sợ thật. Chết
phó mặc cho trời, không phó mặc cho ông". Bèn không bói nữa. Do hỏi Lộ rằng:
"Thiên hạ sắp yên ổn không"? Lộ nói: "Nay bốn phương chín cõi nổi
vận, đại nhân được lợi, thần minh dựng lập, đạo vua sáng rõ, lo gì không
yên"? Do chưa hiểu lời Lộ, không lâu, bọn Tào Sảng bị giết, mới biết được
vậy.
Lộ biệt truyện viết:
Ngụy Quận Thái thú Chung Do, trong sạch tài giỏi, hỏi hơn hai mươi việc về kinh
Dịch, tự cho rằng câu hỏi rất sâu sắc. Lộ lựa lời mà đối đáp, nói chẳng ngưng tắc,
phân chia hào tượng, nghĩa đều thần kì. Do bèn tạ Lộ, Lộ bói biết ngày sinh của
Do, Do kinh ngạc nói: "Thánh nhân hiểu biết thần minh, liền nối với muôn vật,
sao lại sáng rõ như thế"! Lộ nói: "Cõi người và cõi thần cùng biến
hóa, cùng một đường sống chết, thái cực mênh mông, về cuối lại về đầu. Văn
Vương tổn thọ vẫn không cho là lo, Trọng Ni chống gậy vẫn không cho là sợ. Gieo
quẻ đoán bói, nên xét hết ý". Do nói: "Sống là việc lành, chết là việc
xấu, vui buồn phân biệt, ta chẳng giúp được gì, đành phó mặc cho trời
thôi". Thạch Bao làm Điển nông của huyện Nghiệp, gặp nhau với Lộ, hỏi nói:
"Nghe nói người làng ông là Trạch Văn Diệu biết thuật ẩn thân, việc ấy tin
được chăng"? Lộ nói: "Đấy chỉ là thuật số âm dương che dấu thôi, nếu
có thuật ấy thì bốn ngọn núi lớn cũng che được, sông biển cũng giấu xong. Huống
gì là thân người bảy thước. Trong cõi biến hóa, tán sương mây để che thân, bày
kim thủy để xóa dấu vết, biết thuật vừa đủ, không đủ xem là khó". Bao nói:
"Muốn được thấy cái thần kì của nó, ông hãy bàn về thuật số này được
không"? Lộ nói: "Vật không trong sạch thì không phải là thần, thuật số
không tinh tế thì không phải là đạo thuật, cho nên vật trong sạch là nơi mà thần
tụ hội, thuật tinh tế là đạo mà người có trí hiểu biết, thần minh tụ hội rất
ít, có thể dùng tấm lòng mà hiểu thấu, khó để nói thành lời được. Cho nên Lỗ
Ban không nói được về tay mình, chu li không nói được về mắt mình. Lời nói
không khó, Khổng Tử nói 'sách không nói hết', là lời kĩ vậy, 'nói không hết ý',
là ý sâu vậy, đấy đều là nói về cái thần kì. Để ta nêu qua loa để làm chứng: Mặt
trời buổi ngày thì mọc lên trời, chuyển qua vạn dặm, không vật gì không được
chiếu sáng, đến lúc lặn xuống đất, còn ánh sáng lửa than, rồi không thấy được.
Đêm mười lăm trăng tròn, trong sáng như đuốc đêm, có thể nhìn xa, lúc trăng giữa
buổi ngày, sáng không bằng gương. Nay kẻ ẩn Mặt trời Mặt trăng tất có phép âm
dương, số của âm dương thông với muôn vật, chim thú còn biến hoá, huống chi là
người! Biết số thì diệu, biết thần lthì tinh, không chỉ đúng nghiệm với người sống,
người chết cũng có điềm báo. Cho nên Đỗ Bá ngồi trên khí lửa để rèn chí, Bành
Sinh ngâm vào nước để lập hình. (50) Người sống ra được cũng vào được, người chết
hiện được cũng ẩn được, đấy là khí thần của vật, hoá thành hồn bay, người và quỷ
cảm ứng nhau, số âm dương khiến nên như thế". Bao nói: "Mắt thấy số
âm dương, nhưng không hơn ông, sao ông không ẩn thân"? Lộ nói: "Chim
đỗ nơi gò đống, thích nơi cao ráo của nó, không muốn như cá bơi nơi sông Giang,
sông Hán; cá ở đầm ao, vui chỗ ẩm ướt của nó, không đổi lên chỗ chim lướt gió;
vì tính khác mà thân không giống vậy. Thật thà giữ thân để làm rõ đạo thuật, nắn
thẳng mình để gần lẽphải, biết đạo mà không cho là lạ, biết thuật mà không cho
là kì, ngày đêm ngẫm xét cái thần kì của thuật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét