Các nhân vật trong Tam quốc đã thành bất tử |
Tam Quốc diễn nghĩa - Những tình tiết... hư cấu
(PLO) - Nhiều người
thắc mắc về tuổi tác các nhân vật chính trong lịch sử. Nếu xếp thứ tự từ cao
xuống thấp, sẽ là: Tào Tháo – Lã Bố - Triệu Vân – Quan Vũ – Lưu Bị - Trương
Phi – Lỗ Túc – Chu Du – Gia Cát Lượng – Tôn Quyền – Lục Tốn.
Một số tư liệu cho thấy,
Triệu Vân nhiều hơn Lưu Bị ít nhất 2 tuổi; năm xảy ra trận Xích Bích, Triệu Vân
đã 50, Trương Chiêu kém Tôn Kiên 1 tuổi, Quan Vũ nhiều hơn Lưu Bị 1 tuổi.
Tam Quốc
diễn nghĩa - Những tình tiết... bịa đặt trắng trợn
Bị hại thành... bị
tội!
“Tam Quốc diễn
nghĩa” có chuyện Ngụy Diên làm phản nhưng thực tế, Ngụy Diên là người bị hại.
Hay chuyện Phụng Sồ chết ở gò Lạc Phụng cũng lệch hàng trăm cây số: Bàng Thống
trúng tên mà chết khi đánh Lạc Thành, không phải chết ở gò Lạc Phụng.
Chuyện “Hoàng Trung
chiến Quan Vũ” cũng... hư cấu nốt! Không có chuyện Quan Vũ tha Hoàng Trung vì
nghĩa. Trong chính sử, Quan Vũ chê Hoàng Trung già bỏ không dùng, sao có chuyện
tha vì nghĩa.
Còn Lưu Tông, sau
khi hiến Kinh Châu, được Tào Tháo bổ nhiệm làm Thích Sử Thanh Châu, phong Liệt
hầu chứ không bị giết. Về sau, Để ghi nhận công tích Lưu Tông, Tào Tháo thăng
làm Gián nghị Đại phu.
“Lưu Hoàng thúc Lưu Bị”
cũng là chuyện nực cười. Hư cấu ra chuyện Hán Hiến Đế gọi “Lưu Hoàng thúc” là
để biểu đạt Lưu Bị “bảo vệ Hán thất” và Tào Tháo là “quốc tặc”; còn nếu Lưu Bị
là Hoàng thúc thì Lưu Biểu, Lưu Chương là gì, đố ai phân biệt được thế thứ
các ông này?
Sự thật Thanh Long
đao, Xích Thố mã.
“Thanh Long đao” gắn
liền với hình tượng Quan Vũ nhưng thật ra... Quan Vũ không sử dụng đao,
mà dùng trường mâu. Lã Bố lại dùng trường mâu chứ không phải Phương Thiên họa
kích; còn Trương Phi cũng không dùng Bát Xà mâu mà chỉ dùng một cây mâu
bình thường. Những cái tên binh khí... kêu như chuông kia được thêm thắt chỉ nhằm
khắc họa hình ảnh nhân vật mà thôi.
Còn ngựa Xích Thố
thì vốn do Lã Bố cưỡi, sau khi bại trận, không biết bỏ đi đâu mất. Quan Vũ
không có ngựa Xích Thố, đến khi buộc phải hàng Tào Tháo, được Tháo sai
quân sĩ dắt ngựa Xích Thố ra tặng hòng mua chuộc Quan Vũ, nói là
“ngựa này vốn của Lã Bố khi trước”.
La Quán Trung bịa ra
chi tiết này chỉ để khắc họa hình ảnh uy vũ của ông, hư cấu luôn thêm chuyện
nó bỏ ăn rồi chết sau khi Quan Vũ bị hại. Nếu nó bỏ ăn để chết thì đã chết sau
khi Lã Bố chết. Vả lại thời gian Lã Bố chết cách rất xa Quan Vũ chết, ngựa
không bỏ ăn thì cũng đã chết vì già.
Triệu Vân
Quan Vũ: Bất hòa đồng
liêu, lại mê nữ sắc.
Quan hệ giữa Quan Vũ
và các đồng liêu rất không hài hòa. Khi Mã Siêu mới quy hàng, Quan Vũ không phục,
viết thư cho Khổng Minh hỏi: “Tài năng Mã Siêu có thể so được với ai?”. Nghe
Hoàng Trung làm Hậu Tướng quân, Quan bèn phẫn nộ: “Đại trượng phu quyết không
ngang hàng với lão già!”. Với My Phương: “Thái thú Nam Quận, cộng sự Quan Vũ,
nhưng do bất hòa nên phản biến theo Tôn Quyền”.
Với Phó Sĩ Nhân: “Mâu
thuẫn Quan Vũ nên phản bội đón Tôn Quyền vào”. Với Lưu Phong, Mạnh Đạt, hai người
trấn thủ Thượng Dung, trong trận Tương Phàn, Quan Vũ đề nghị họ phát binh ứng cứu
nhưng họ bỏ mặc không cứu.
Liêu Lập thì đánh
giá, bình luận về Quan Vũ trước mặt Thừa tướng, Lý Thiệu, Tưởng Uyển: “Dựa vào
danh tiếng anh dũng, cầm quân không có chương pháp, thực là chủ quan làm bừa”.
Các sách “Tam Quốc
chí”, “Thục thư”, “Ngụy thư” đều ghi lại chuyện: Tào Tháo và Lưu Bị vây đánh Lã
Bố ở Hạ Bì; Lã Bố phái Tần Nghi Lộc ra ngoài thành cầu cứu Thái thú Hà Nội
Trương Dương.
Quan Vũ nghe nói vợ Tần
Nghi Lộc rất xinh đẹp đang ở thành Hạ Bì bèn mấy lần thỉnh cầu Tào Tháo: “Vợ
tôi không sinh con; đánh hạ thành, xin được lấy vợ Tần Nghi Lộc”. Nào ngờ Tháo
thấy Quan Vũ sốt ruột như thế sinh nghi chắc Đỗ Thị vợ Lộc rất đẹp nên khi hạ
được thành, Tháo liền truyền gọi Đỗ Thị đến, quả nhiên là trang quốc sắc thiên
hương bèn giữ lấy cho mình.
Quan Vũ vì chuyện này
rất căm Tào Tháo, muốn nhân cơ hội đi săn giết béng Tháo, nhưng bị Lưu Bị ngăn
cản. Xem ra, Quan Thánh đế cũng là kẻ có “thất tình lục dục”.
Chuyện Quan Công
chém Điêu Thuyền dưới trăng, đại đa số các nhà sử học đều cho là hư cấu. Điêu
Thuyền không thấy ghi trong chính sử, trong “Tam Quốc diễn nghĩa” sau khi Lã Bố
chết cũng không nói gì về Điêu Thuyền.
Nếu đúng có chuyện
như trên thì Quan Vũ cũng không đáng mặt nam nhi. Quan Vũ tại Mạch Thành hiên
ngang cự tuyệt đầu hàng cũng không đúng. Tôn Quyền cho người khuyên hàng,
Quan Vũ trá hàng, giả cắm cờ ở đầu thành này rồi tháo lui ở cửa khác nhưng bị
Lã Mông đoán biết chặn đường giết chết.
Quan Hưng báo thù.
Theo “Tam Quốc diễn
nghĩa”, sau khi Quan Vũ bị giết, trong trận Di Lăng khi Lưu Bị đem quân phạt Ngô,
Quan Hưng - con Quan Vũ và Trương Bào - con Trương Phi đều tham chiến để báo
thù cho cha, điều này không phù hợp lịch sử.
Trong “Tam Quốc chí”
và các sách đều không thấy ghi chuyện Quan Hưng tham gia trận Di Lăng và bắt kẻ
thù để rửa hận. Cũng trận chiến Di Lăng, Lưu Bị chỉ mang 4 vạn quân, Tôn Quyền
cấp cho Lục Tốn 5 vạn; Lục Tốn chiến thắng đâu chỉ nhờ vào chiến thuật giỏi
hơn.
Ngoài ra theo “Tam Quốc
chí. Phan Chương truyện”, Phan Chương lập công cho Tôn Quyền trong trận Di
Lăng, khiến Quan Bình thất thủ Tương Dương, chết vào năm Gia Hòa thứ 3 (234), sống
thêm được hơn 10 năm sau trận Di Lăng.
Mã Trung là nhân vật
nhỏ, trong sử tịch không nhắc đến. Hai người Sĩ Nhân, My Phương sau cũng không
thấy ghi trong sử. Họ vốn là những người bình thường, sau khi hàng Ngô không
làm nên gì, rơi vào quên lãng, sử sách cũng không cần nhắc đến họ.
Ngoài ra theo “Thục
Ký”, Bàng Hội con tướng Ngụy Bàng Đức theo Chung Hội, Đặng Ngải phạt Thục (năm
263), vì Bàng Đức bị Quan Vũ giết chết nên để báo thù đã chu diệt toàn gia họ
Quan, nên Quan Vũ không có hậu duệ nối dõi.
Hoàng Trung
Quan Sách cũng là
nhân vật hư cấu, chỉ xuất hiện trong dã sử, truyền thuyết dân gian. Còn Quan
Bình - con đẻ của Quan Vũ, xuất hiện 2 lần trong “Tam Quốc diễn nghĩa”. Quan Vũ
còn có 1 con gái, tương truyền tên là Ngân Bình, lấy con trai Lý Khôi, nhưng
khi vào “Tam Quốc diễn nghĩa” thì trở thành con nuôi.
“Tam Quốc diễn
nghĩa” cũng tả Trương Phi thô lỗ nhưng thực ra Trương Phi là người giỏi thư
pháp, tinh thông nghệ thuật, văn võ toàn tài, thư sinh nho nhã. Trần Cung bắt
Tào Tháo cũng là hư cấu: Trần Cung luôn là thủ hạ của Tào Tháo. Chuyện bắt
và thả Tào xảy ra vào năm Trung Bình thứ 6 (189), Trần Cung bắt đầu theo Tào
Tháo năm Sơ Bình thứ 2 (191).
Không có “Ngũ hổ
tướng”, lại bịa “thất tinh đàn”.
Lưu Bị không phong
Ngũ Hổ đại tướng, nhưng có 5 người chức vụ trong quân cao nhất: Quan Vũ - Tiền
tướng quân, Trương Phi - Xa kỵ tướng quân, Mã Siêu - Phiêu kỵ tướng quân, Hoàng
Trung - Hậu tướng quân, Triệu Vân - Dực quân tướng quân. Từ khi Quan Vũ phạt Ngụy,
năm Diên An thứ 24 đến Chương Vũ thứ 2, chỉ trong vòng 4 năm, cả Quan, Trương,
Mã, Hoàng đều chết.
“Hậu xuất sư biểu”
cũng do người đời sau bịa ra, không phải do Gia Cát Lượng soạn. Việc truy mệnh
Lã Mông, Ngọc Tuyền hiển thánh thì chẳng cần nói cũng biết là chuyện bịa đặt.
Đặc biệt, việc Lưu Bị dùng máu bò phá yêu pháp của Trương Bảo là chuyện mê
tín phong kiến, không có thật.
Bát trận đồ bằng đá
phục kích Lục Tốn cũng không đáng tin. Khổng Minh lập “Thất tinh đàn”, dùng
“Thất tinh đăng” nhằm kéo dài mạng sống cũng là hư cấu, khỏi cần giải
thích…Trong lịch sử đúng là có chuyện Gia Cát Lượng Nam chinh, cũng có người
tên là Mạnh Hoạch, nhưng trong “Tam Quốc chí” không thấy ghi chuyện “7 lần bắt
7 lần tha Mạnh Hoạch” này.
Mạnh Hoạch về sau được
Thục Quốc bổ nhiệm là Ngự Sử Trung Thừa, là quan văn. Riêng Khổng Minh phạt Ngụy
không phải 7 lần mà thực tế chỉ có 5 lần và thua cũng... không đẹp như trong
“Tam Quốc diễn nghĩa”.../.
Lan Hương (theo báo
chí TQ)
Qua năm ải chém sáu
tướng: Đây là chuyện được La Quán Trung hư cấu hoàn toàn.
Theo chính sử: Đầu
năm 200, trong khi Tào Tháo đang theo dõi sát sao tình hình mặt trận Quan Độ và
điều quân để quyết một trận kịch chiến với Viên Thiệu thì Quan Vũ gói toàn bộ tặng
phẩm của Tào Tháo để lại, viết một lá thư cáo biệt và lẳng lặng ra đi. Các tướng
lính Ngụy muốn truy kích nhưng Tào Tháo ngăn lại không cho đuổi theo nhờ vậy Vũ
bình an tìm về được với Lưu Bị.
Thu phục Hoàng Trung ở
Trường Sa: Trận chiến này hoàn toàn không có thực. Quan Vũ và Hoàng Trung chưa
từng giao chiến và càng không có chuyện Vũ dùng nhân nghĩa để thu phục Trung.
Theo chính sử, chính Hoàng Trung đã khuyên thái thú Trường Sa – Hàn Huyền không
đánh mà hàng Lưu Bị.
Con trai Quan Bình:
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung viết Quan Vũ gặp được Quan Bình rồi
nhận làm con nuôi ở hành trình “Qua năm ải chém sáu tướng”. Dĩ nhiên, đây là sự
kiện hư cấu. Quan Bình đúng là con của Quan Vũ, nhưng là con ruột (trưởng nam –
con thứ của Vũ là Quan Hưng). Tháng Chạp năm 219, sau khi để mất Kinh Châu, hai
cha con Vũ bị bộ tướng của Phan Chương bắt sống tại Lâm Thư và cùng bị hành quyết
tại chỗ.
Theo Tầm Hoan
(SHTT/DocBao)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét