NGỤY THƯ QUYỂN 25 - Tân Bì Dương Phụ Cao Đường
Long truyện
Tân Bì, Dương Phụ, Cao Đường Long
Trích đoạn “Quang Vũ Đế vượt sông"- tranh Cừu Anh đời nhà Minh
DƯƠNG PHỤ TRUYỆN
Dương Phụ tự Nghĩa
Sơn. Người huyện Kí quận Thiên Thủy. Ngụy lược viết: "Phụ thuở nhỏ với người
cùng quận là Y Phụng tự Thứ Hội, Triệu Ngang tự Vĩ Chương đều nổi tiếng, Vĩ
Chương, Thứ Hội và Phụ đều làm Lương Châu Tòng sự". Làm Lương Châu Tòng sự
được Châu mục là Vi Đoan sai đến đất Hứa, bái làm An Định Trưởng sử. Phụ về,
các tướng vùng Quan Hữu hỏi Viên, Tào xem ai thắng thua, Phụ nói: "Viên
Công khoan hòa mà không quyết đoán, có mưu mà không nhanh nhẹn; không quyết
đoán thì không có uy, không nhanh nhẹn thì làm lỡ việc sau này, nay dẫu mạnh
nhưng rút cuộc không làm nên được việc lớn. Tào Công có hùng tài mưu xa, nhanh
nhẹn không do dự, hình pháp chắc chắn mà quân mạnh, dùng được người ở ngoài,
người mà được dùng thì dốc hết sức, là người làm nên việc lớn được". Trưởng
sử là chức mà Phụ không thích, bèn bỏ quan. Rồi Đoan gọi làm Thái bộc, con Phụ
là Khang thay làm Thứ sử, bái Phụ làm Biệt giá. Xét làm Hiếu liêm, gọi đến phủ
Thừa tướng, châu cử làm Tham quân sự.
Mã Siêu thua trận ở bờ
nam sông Vị, chạy đến giữ các đất của người Khương. Thái Tổ đuổi đến huyện An Định,
lại có Tô Bá phản ở Hà Gian, sắp dẫn quân về miền đông. Phụ bấy giờ nhận đi sứ,
bảo với Thái Tổ nói: "Siêu có cái dũng của Hàn Tín, Anh Bố, rất được lòng
người Khương, người Hồ, miền tây đều kính sợ hắn. Nếu đại quân về, không nhanh
phòng bị thì các quận miền Lũng Thượng nhà nước không lấy được nữa". Thái
Tổ cho là phải, nhưng quân về vội vã, phòng bị không chắc chắn. Siêu đem cừ súy
của người Khương đến đánh các quận huyện miền Lũng Thượng, các quận huyện miền
Lũng Thượng đều hướng theo Siêu, chỉ có thành huyện Kí là vâng lệnh của châu quận
là giữ vững. Siêu thu hết quân của miền Lũng Hữu, mà Trương Lỗ lại sai Đại tướng
Dương Ngang đến giúp Siêu, đem hơn vạn quân đến đánh thành. Phụ lĩnh hơn nghìn
quân là kẻ sĩ đại phu và em em họ hàng, sai em họ là Nhạc ở trên thành làm trại
yển nguyệt, (1) đón đánh với Siêu, từ tháng giêng đến tháng tám chống giữ mà
quân cứu không đến. Châu sai Biệt giá Diễm Ôn men theo sông ngầm ra xin cứu, bị
Siêu giết, do đó Thứ sử, Thái thú biến sắc mặt, bắt đầu có ý hàng Siêu. Phụ
khóc lóc can nói: "Bọn Phụ đem anh em họ hàng vì nghĩa mà đến giúp nhau,
có chết cũng không hai lòng; cái tiết tháo của Điền Đan cũng không chắc hơn thế.
Bỏ cái công sắp thành, vùi cái tiếng là không có nghĩa, Pạu dẫu chết cũng xin
giữ". Lại kêu khóc. Thứ sử, Thái thú rút cuộc sai người xin hòa, mở cửa
thành đón Siêu. Siêu vào, bắt Nhạc ở huyện Kí, sai Dương Ngang giết Thứ sử,
Thái thú.
Phụ trong lòng có chí
trả thù Siêu, nhưng không gặp lúc tiện. Chốc lát, Phụ mượn cớ có tang vợ xin đi
táng, anh họ ngoại vợ của Phụ là Tự đóng đồn ở thành huyện Lịch. Phụ lúc nhỏ lớn
lên ở nhà Tự, lúc gặp mẹ Tự và Tự, kể việc trong huyện Kí lúc trước, than thở rất
là đau xót. Tự nói: "Làm gì bây giờ"? Phụ nói: "Giữ thành không
được, chủ mất mà không chết được, há còn mặt mũi nào mà ngước nhìn ở thiên hạ nữa!
Mã Siêu trái cha phản vua, giết bừa tướng của châu, há chỉ là nỗi lo của Phụ,
mà còn là nỗi nhục của kẻ sĩ đại phu của một châu. Chủ giữ quân nắm lệnh mà
không có lòng đánh giặc, đấy là nguyên nhân sử sách có chép việc Triệu Thuẫn giết
vua vậy. Siêu mạnh nhưng không có nghĩa, nhiều lỗi, dễ đánh hắn thôi". Mẹ
Tự cho phải, lệnh Tự theo Phụ tính kế. Tính kế xong, ngoài cùng người làng là
Khương Ẩn, Triệu Ngang, Y Phụng, Diêu Quỳnh, Khổng Tín, người quận Vũ Đô là Lí
Tuấn, Vương Linh kết mưu, giao hẹn đánh Siêu, sai em họ là Mô đến huyện Kí bảo
với Nhạc, cùng liên kết với người huyện An Định là Lương Khoan, người huyện Nam
An là bọn Triệu Cù, Bàng Cung. Hẹn thề đã rõ, tháng chín năm thứ mười bảy, cùng
Tự dấy binh ở thành huyện Tín. Siêu nghe tin bọn Phụ dấy binh, tự đi ra. Rồi bọn
Cù, Khoan cởi trói cho Nhạc, đóng cửa thành huyện Kí, đánh vợ con của Siêu.
Siêu đánh úp thành huyện Lịch, bắt được mẹ Tự. Mẹ Tự mắng Siêu nói: "Người
là con nghịch phản cha, giặc ác giết chủ, trời đất há chứa ngươi được lâu, sao
không chết sớm đi, còn có mặt mùi nào nhìn người ta nữa"! Siêu giận, giết
mẹ Tự. Phụ đánh với Siêu, thân bị năm vết thương, anh em họ hàng chết đến bảy
người. Siêu bèn chạy về phía nam đến chỗ Trương Lỗ.(2).
Lũng Hữu Bình xong,
Thái Tổ phong tước hầu cho mười một người có công đánh Siêu. Ban Phụ tước Quan
Nội Hầu. Phụ nhường nói: "Phụ lúc chủ còn mà không có công cứu nạn, lúc chủ
mất mà không có tiết tháo chết theo, về nghĩa là đáng trách, về pháp là đáng phạt;
Siêu lại không chết, không đáng nhận lấy tước lộc". Thái Tổ báo nói:
"Ông và bọn người hiền cùng lập nên công lớn, người miền tây bàn khen là
hay, Tử Cống chối thưởng thì Trọng Ni cho là ngăn việc tốt Ông nên mở lòng nhận
lấy mệnh lệnh của nhà nước. Còn mẹ của Khương Tự khuyên tự dấy binh sớm, trí
sáng như thế, dẫu là vợ của Dương Xưởng cũng không hơn được. Hiền thay! Hiền
thay! Sử sách ghi chép, tất không rơi xuống đất".
(3) Liệt nữ truyện của
Hoàng Phủ Mật viết: "Mẹ của Khương Tự là mẹ của Khương Bá Biến. (4)
Giữa năm Kiến An, Mã Siêu đánh huyện Kí, giết Lương Châu Thứ sử Vi Khang, người trong châu thương xót, chẳng ai không căm giận. Tự làm Phủ Di Tướng quân, đem quân đóng đồn ở huyện Lịch. Con cô của Tự là Dương Phụ trước làm Tòng sự của Khang, cùng hơn mười người khác đều lệ thuộc vào Siêu, ngầm mưu với nhau để trả thù cho Khang, chưa có cơ hội. Gặp lúc vợ Phụ chết, xin Siêu về phía tây thăm hỏi, nhân đó qua huyện Lịch, thăm mẹ Tự, kể việc Khang bị hại và cái nạn trong huyện Kí, đối mặt mà khóc hồi lâu. Cả nhà Khương Tự xót xa, mẹ Tự nói: 'Ôi! Bá Biến, Vi sứ quân gặp nạn, há chỉ là cái nhục của một châu, mà cũng là trách nhiệm của ngươi, há chỉ có Nghĩa Sơn thôi sao? Ngươi không báo cho ta, việc để lâu tất sinh biến. Người ta ai không chết? Chết vì nước là cái chết lớn của người trung nghĩa vậy. Nay việc đã gấp, ta tự vì ngươi mà gánh vác lấy, không vì tấm thân đàn bà tuổi già này'. Do đó lệnh Tự cùng Phụ bàn mưu, ưng theo, chia sai người đi báo cho người làng xóm là Y Phụng, Triệu Ngang cùng người huyện An Định là bọn Lương Khoan được biết, sai Tự đem quân phản Siêu trước, Siêu giận, liền tự đến đánh Tự, bọn Khoan nhân đó theo sau đóng cửa thành. Ước đã xong, Tự bèn đem quân vào huyện Tín, bọn Ngang, Phụng giữ huyện Kì Sơn. Siêu nghe tin, bèn tự ra đánh Tự, bọn Khoan theo sau đóng cửa thành huyện Kí, Siêu không chiếm được, liền qua huyện Tín, Tự giữ huyện Tín. Siêu do đó đi đến huyện Lịch, người trong huyện Lịch thấy Siêu đến, cho là quân Tự về. Lại truyền nhau là Siêu đã bỏ chạy đến quận Hán Trung, cho nên huyện Lịch không phòng bị. Lúc Siêu vào huyện Lịch, bắt mẹ Tự, mẹ Tự giận mắng Siêu. Siêu bị mắng thì cả giận, liền giết mẹ Tự và con Tự, đốt thành rồi đi. Bọn Phụ kể tình trạng, Thái Tổ rất khen họ, tự ra lệnh khen ngợi. Lời như truyện gốc". Thần Tùng Chi xét: Mật nói Phụ là con cô của Tự, mà truyện gốc nói Tự là anh họ ngoại của Phụ, so với trong ngoài tên ngày nay là không giống. Mật nói nói về vợ của Triệu Ngang rằng: "Vợ của Triệu Ngang tên là Dị, tức vợ của Ích Châu Thứ sử Triệu Vĩ Chương (5) người quận Thiên Thủy, là con gái họ Vương. Ngang làm Khương Đạo Lệnh. Để Dị ở tại miền tây. Gặp lúc người cùng quận là Lương Song phản, đánh phá huyện Tây Thành, giết hai con trai của Dị. Con gái Dị là Anh, mới sáu tuổi, ở một mình với Dị ở trong thành. Dị thấy hai con trai đã chết, lại sợ bị Song đến giết, dẫn đao muốn tự sát, ngoảnh nhìn Anh mà than nói: 'Thân ta chết ở đây, ngươi nương dựa vào ai! Ta nghe nói Tây Thi mặc áo không sạch thì người ta bịt mũi, huống chi dáng vẻ ta không bằng Tây Thi'? Bèn lấy phân trong nhà xí bôi lên vải gai mà mặc, ăn ít để cho người gầy đi, từ mùa xuân đến mùa đông đều như thế. Song hòa với châu quận, Dị do đó mà thoát được nạn. Ngang sai quan đến đón Dị, chưa đến ba mươi dặm, dừng lại bảo Anh nói: 'Đàn bà không có phù tín và bảo phó (6) thì không ra phòng trong. Chiêu Khương chìm sông, (7) Bá Cơ cháy lửa, (8) hễ đọc truyện về họ lòng ta cho đó là tráng. Nay ta gặp loạn mà không chết đi, còn muốn được gặp lại các cô sao? Ta tạm sống không chết là vì thương ngươi thôi. Nay phủ quan đã gần, ta phải bỏ ngươi mà chết đây'. Bèn nuốt thuốc độc mà chết. Bấy giờ vừa có thang thuốc tốt giải thuốc độc, vén miệng cho thuốc vào, hồi lâu lại tỉnh. Giữa năm Kiến An, Ngang chuyển làm Tham quân sự, dời đến ở huyện Kí. Gặp lúc Mã Siêu đánh huyện Kí, Dị tự thân mang bao tên, giúp Ngang phòng giữ, lại đem hết vòng ngọc, áo thêu mà mình đeo mặc để thưởng cho quân sĩ. Lúc Siêu đánh gấp, trong thành đói khổ, Thứ sử Vi Khang vốn là người nhân hậu, thương quân dân bị tàn hại, muốn hòa với Siêu. Ngang can nhưng không nghe, về bảo với Dị, Dị nói: 'Chủ có bầy tôi tranh bàn, đại phu có cái nghĩa giữ lợi; giữ lợi là không sai. Biết sao được quân cứu không đến miền Quan Lũng? Nên cùng gắng sức để lập công to, giữ vẹn tiết tháo đến chết, không nên theo hòa". Vừa lúc Ngang quay lại thì Khang đã hòa với Siêu. Siêu bèn trái ước giết Khang, lại bắt Ngang, bắt con đầu của Ngang là Nguyệt làm tin ở huyện Nam Trịnh. Muốn đòi Ngang dốc sức giúp mình, nhưng lòng chưa tin lắm. Vợ Siêu là Dương nghe nói Dị có tiết hạnh, xin cùng vui chơi suốt ngày. Dị muốn Ngang được Siêu tin để giúp mưu của mình, bảo Dương nói: 'Xưa Quản Trọng vào nước Tề, lập nên công khắp chín cõi; Do Dư theo nước Tấn, do đó Mục Công làm Bá. Nay lúc xã tắc mới định, trị loạn cốt ở được lòng người, quân mã của Lương Châu có thể tranh mạnh với Trung Hạ, không nên không xét rõ'. Dương rất cảm kích, cho là có lòng trung hơn mình, bèn cùng Dị kết mưu với nhau. Ngang được Siêu tin, lập công lại tránh được họa, cũng vì có công của Dị vậy. Đến lúc Ngang cùng bọn Dương Phụ kết mưu đánh Siêu, báo cho Dị nói: 'Ta mưu như thế, việc tất trọn vẹn, còn Nguyệt thì sao'? Dị lớn tiếng đáp nói: 'Đem thân vì trung nghĩa, rửa nỗi nhục lớn cho chủ cha, vùi thân mình còn chẳng cho là trọng, huống chi là một đứa con? Như bọn Hạng Thác, Nhan Uyên, há sống trăm tuổi, nhưng nghĩa lớn vẫn còn'. Ngang nói: 'Được'. Bèn mở cửa thành đuổi Siêu, Siêu chạy đến quận Hán Trung, theo Trương Lỗ lại đem quân về. Dị lại cùng Ngang giữ huyện Kì Sơn, bị Siêu vây. Ba mươi ngày thì quân cứu đến mới giải vây. Siêu bèn giết con của Dị là Nguyệt. Từ lúc gặp nạn ở thành huyện Kí đến lúc đến ở huyện Kì Sơn, Ngang nhiều lần lập công lạ, Dị có tham gia.
Thái Tổ đánh quận Hán
Trung, lấy Phụ làm Ích Châu Thứ sử. Về, bái làm Kim Thành Thái thú, chưa đi,
chuyển làm Vũ Đô Thái thú. Quận gần đất Thục Hán, Phụ xin noi theo việc cũ của
Cung Toại, (9) vỗ về quận ấy mà thôi. Lúc Lưu Bị sai bọn Trương Phi, Mã Siêu từ
đường huyện Thư đến huyện Hạ Biện thì hơn vạn người thuộc bảy bộ lạc của bọn
Lôi Định người Đê phản theo bọn Siêu. Thái Tổ sai Đô hộ Tào Hồng chống bọn
Siêu, bọn Siêu rút về. Hồng bày rượu mở hội lớn, sai con gái hát mặc áo lụa mịn,
đạp trống, người ngồi đều cười. Phụ lớn tiếng trách Hồng nói: "Trai gái
phân biệt là lễ tiết của nhà nước, sao lại có gái cởi trần thân thể ở giữa chốn
đông người! Dẫu Kiệt, Trụ làm loạn cũng không hơn thế". Bèn giơ áo đi ra.
Hồng đứng dậy bỏ hát nhạc, xin Phụ vào ngồi, vẻ mặt nghiêm túc.
Đến lúc Lưu Bị lấy quận
Hán Trung đến gần huyện Hạ Biện, Thái Tổ thấy quận Vũ Đô xa lẻ, muốn dời đi
nhưng sợ quan dân vương vấn đất đai. Phụ có uy tín rõ ràng, trước sau dời hơn vạn
hộ dân, người Đê đến ở quận Kinh Triệu, quận Phù Phong, quận Thiên Thủy, dời quận
đến huyện Hòe Lí, trăm hoj cũng địu mà đi theo. Làm việc chỉ làm căn bản mà
thôi, không nỡ ép kẻ dưới. Văn Đế hỏi bọn Thị trung Hoa Hâm rằng: "Vũ Đô
Thái thú là người thế nào"? Đều khen Phụ có tiết tháo của quan giúp đỡ.
Chưa kịp dùng thì Đế hoăng. Ở tại quận hơn mười năm, gọi về bái làm Thành môn
Hiệu úy.
Phụ thường thấy Minh
Đế đội mũ gấm, mặc áo lụa mỏng nửa tay áo, Phụ hỏi Đế nói: "Áo này là áo
gì trong lễ nghi vậy"? Đế im ỉm không đáp, từ đó không mặc áo thường để gặp
Phụ.
Chuyển làm Tương tác
Đại tượng. (10) Bấy giờ mới sửa cung điện, phát gái đẹp cho vào ở nhà sau, nhiều
lần ra vào săn bắt. Mùa thu, có sấm sét mưa to, giết nhiều chim tước. Phụ dâng
sớ nói: "Thần nghe nói rằng vua sáng ở trên, bầy tôi dốc hết lời bàn bạc ở
dưới. Vua Nghiêu, vua Thuấn có đức thánh, chẳng cầu lời can lẻ; vua Đại Vũ chăm
chỉ nhưng làm cung điện nhỏ; vua Thành Thang gặp hạn, đổi lỗi cho mình; Chu Văn
Vương lập phép tắc cho vợ cả để trông coi trong nhà; Hán Văn Đế làm việc tiết
kiệm, thân mặc áo đen; đấy đều là bậc có thể làm rõ hiệu lệnh, mưu truyền lộc
cho con cháu vậy. Cúi mong Bệ hạ nhận lấy nghiệp lớn của Vũ Đế mở mang, giữ lấy
công to của Văn Hoàng Đế thu được, nên nghĩ đến chính trị hay đẹp của cấc bậc Đế
Vương thời xưa gây dựng, xem rõ cái chính trị xấu xa của mấy đời cuối buông thả.
Gọi là chính trị hay đẹp cốt ở tiết kiệm, coi trọng sức dân; gọi là chính trị xấu
xa, đó là lòng muốn buông thả, theo cảm xúc mà phát ra vậy. Mong Bệ hạ xét kĩ đời
đầu vì sao lại sáng rõ, đến đời cuối vì sao lại suy kém, dẫn đến bị tiêu diệt,
gần đây thì xem ở cuộc biến loạn cuối thời Hán cũng đủ làm cho lòng người lo sợ
mà đề phòng rồi. Nếu trước đây Hoàn Đế, Linh Đế không bỏ phép tắc của Cao Tổ,
không bỏ cái tiết kiệm của Văn Đế, Cảnh Đế thì Thái Tổ dẫu có sức thần, có thể
thi thố tài năng của mình được sao? Mà Bệ hạ do đâu mà có được ngôi quý ấy? Nay
Ngô, Thục chưa định, quân sĩ ở ngoài, mong Bệ hạ làm thì nghĩ ba lần, tính kĩ rồi
mới làm, ra vào phải cẩn thận, lấy việc xưa mà soi xét việc ngày nay. Lời này dẫu
nhẹ nhàng, nhưng quan hệ trọng đại đến được mất. Gần đây trời mưa, lại có sấm
sét dữ dội khác thường, giết nhiều chim tước. Trời đất thần minh xem Đế Vương
như con, nếu chính trị không hay thì bị phạt vạ. Tu thân nghĩ kĩ là cái mà
thánh nhân ghi nhớ. Mong Bệ hạ lo nghĩ đến giặc bên ngoài không có hình, cẩn thận
với cái điềm báo mở đầu đang nảy mầm, noi theo Hán Hiếu Văn thả người đẹp của
Huế Đế, lệnh họ tự lấy chồng; những cô gái nhỏ mới chở về, ở xa không cần sai đến,
nên lo cho đời sau. Các chỗ nên sửa chính trị, làm việc tiết kiệm. Kinh Thư viết:
'Chín họ đã yên, hòa hợp muôn nước'. Việc nên như thế, để theo đạo thẳng, mưu
tính hay tốt, giảm bớt tổn phí. Ngô, Thục đã định mới trên yên dưới vui, chín họ
sáng rõ. Như thế về sau, tổ tiên vui lòng, vua Nghiêu, vua Thuấn còn lo gì nữa?
Nay nên tỏ tín với thiên hạ để làm yên lòng dân chúng, để vỗ về phương
xa". Bấy giờ Ung Khâu Vương Thực (11) giận vì không được nói đến, nước
phiên đến chầu, pháp cấm nghiêm ngặt, cho nên Phụ lại bày tỏ nghĩa của chín họ.
Hạ chiếu nói: "Nghe được sớ biểu, kể rõ các bậc vua thánh chủ sáng thời
xưa để chê bai chính trị u tối ngày nay, lời lẽ rất khẩn thiết, thật thà trong
sáng. Lui nghĩ sửa sai, theo việc tốt chữa cái xấu, rất là đầy đủ. Xem nghĩ lời
trung, trẫm rất khen ngợi".
Sau chuyển làm Thiếu
phủ. Bấy giờ Đại Tư mã Tào Chân đánh Thục, gặp mưa không đi được. Phụ dâng sớ
nói: "Xưa Văn Vương có điềm báo của quả đỏ mà vẫn lúc xế chiều không ăn
nghỉ; Vũ Vương có điềm cá trắng nhảy lên thuyền thì bầy tôi biến sắc mặt. Mà
lúc làm có điềm lành, vẫn còn lo sợ, huống chi ngày nay có tai vạ mà không sợ
việc đánh trận sao? Nay Ngô, Thục chưa bình mà trời thường giáng tai biến, Bệ hạ
nên nên nghĩ kĩ để có kế hay ứng đáp, ngồi ở bên chiếu, lấy đức để vỗ về phương
xa, lấy tiết kiệm để an ủi trong nước. Gần đây các quân mới đi, lại có cái hại
trời mưa, thêm có núi hiểm, đã lâu ngày rồi. Chuyển chở khó nhọc, gánh vác khổ
sở, phí tổn rất nhiều, nếu không nối liền đường vận lương tất làm trái mưu trước.
Truyện viết: 'Thấy lợi thì đi, biết khó thì lui, đấy là phép hay của việc dùng
binh vậy'. Sai chuyển sáu quân vào chỗ khốn khó ở giữa hang núi, đi không đánh
được, lui lại chẳng xong, đấy không phải là cái đạo cầm quân vậy. Xưa Vũ Vương
đem quân về, nhà Ân bèn bị diệt, đấy là biết cơ trời vậy. Nay mùa mất dân đói,
nên hạ chiếu bớt ăn ngon, giảm mặc áo đẹp, đều vứt bỏ các vật quý ngọc bảo. Xưa
Thiệu Tín Thần làm Thiếu phủ ở thời không có việc mà vẫn tấu xin vứt bỏ món ăn
ngon; nay các quân không có lương dùng đủ, càng nên tiết kiệm". Đế liền hạ
chiếu sai các quân về.
Sau có chiếu bàn về
chính trị không có lợi cho dân, Phụ bàn cho rằng: "Chính trị cốt ở dùng
người hiền, dựng nước cốt ở chăm cày cấy. Nếu bỏ người hiền mà dùng ngời vì
thân quen, đấy là rất bỏ bê chính trị vậy. Mở rộng cung điện, làm lầu đài cao,
ngăn trở nghiệp dân, đấy là rất tổn hại việc cày cấy vậy. Trăm thợ không được cầm
đồ nghề, lại thay làm đồ xa xỉ để hợp ý vua, đấy là rất làm hại bản thân vậy.
Khổng Tử nói: 'Chính trị tàn ác hơn cả thú dữ'. Nay giữ quan lại tầm thường,
coi chính trị không lo sửa bản thân, bừa bãi phiền nhiễu, đấy là rất làm loạn
dân vậy. Việc gấp của ngày nay là nên bỏ bốn cái 'rất' kia, cùng hạ chiếu cho
công khanh, quận quốc cử kẻ sĩ hiền lương ngay thẳng chất phác mà chọn dùng họ,đấy
cũng là một cách tìm người hiền vậy".
Phụ lại dâng sớ muốn
giảm các cung nữ không được sủng ái, lại hạ chiếu cho quan lại trong cung vua hỏi
xem số cung nữ trong hậu cung. Quan lại giữ phép cũ, đáp nói: "Cung cấm
kín đáo, không nên để lộ ra". Phụ giận, đánh một viên quan một trăm đòn, mắng
hắn nói: "Nhà nước không kín đáo với các quan Cửu khanh, (12) lại kín đáo
với các quan nhỏ sao"? Đế nghe nói mà càng kính trọng Phụ.
Phụ lại dâng sớ muốn
giảm các cung nữ không được sủng ái, lại hạ chiếu cho quan lại trong cung vua hỏi
xem số cung nữ trong hậu cung. Quan lại giữ phép cũ, đáp nói: "Cung cấm
kín đáo, không nên để lộ ra". Phụ giận, đánh một viên quan một trăm đòn, mắng
hắn nói: "Nhà nước không kín đáo với các quan Cửu khanh, lại kín đáo với
các quan nhỏ sao"? Đế nghe nói mà càng kính trọng Phụ.
Đế vừa làm cung ở đất
Hứa, lại xây dựng cung điện quán gác ở thành Lạc Dương. Phụ dang sớ nói:
"Vua Nghiêu ưa nhà cỏ tranh mà muốn nước được ở yên, vua Hạ Vũ làm cung điện
nhỏ mà thiên hạ được vui nghiệp; cho đến nhà Ân, nhà Chu cũng làm miếu thờ cao
ba thước, chỉ đủ trải chín cái chiếu tre mà thôi. Vua sáng chủ hiền thời xưa
chưa có ai làm cung điện cao đẹp để làm tổn hại tiền sức của trăm họ vậy. Vua
Kiệt làm nhà bằng ngọc, hiên bằng ngà voi, vua Trụ làm cung Khoảnh, (13) đài Lộc
(14) mà vùi xã tắc của mình; Sở Linh Vương vì đắp đài Chương Hoa mà thân bị tai
họa; Tần Thủy Hoàng làm cung A Phòng mà gây vạ cho con của mình, thiên hạ phản
lại, chỉ hai đời là diệt. Ôi, không nghĩ đến sức của muôn dân, mà chỉ theo ham
muốn của tai mắt mình, chưa có ai không bị diệt cả. Bệ hạ nên lấy vua Nghiêu,
vua Thuấn, vua Hạ Vũ, vua Thang, Văn Vương, Vũ Vương làm phép tắc, vua Kiệt nhà
Hạ, vua Trụ nhà Ân, Sở Linh Vương, Tần Thủy Hoàng làm răn giới. Bậc vua ở trên,
phải có đức dày. Cẩn thận giữ ngôi vị để vâng mệnh tổ tiên, nghiệp lớn lồng lộng
phải sợ có ngày làm mất. Ngày đêm chẳng nghĩ, không lo giúp dân mà lại tự rỗi
rãi tự buông thả, chỉ lo xây dựng cung điện xa xỉ, đấy tất chuốc họa nguy vong
lật đổ. Kinh Dịch viết: 'Xây nhà cao, làm cửa rộng, nhìn qua cửa, chẳng thấy
người đâu'. Người làm vua xem thiên hạ là nhà, cho rằng cái họa của việc xây
nhà cao là dẫn đến nhà cửa không có người vậy. Nay hai tên giặc đang liên hợp,
mưu làm nguy xã tắc, quân có mười vạn xông xáo đông tây, biên giới không yên một
ngày; người cày cấy bỏ nghiệp, dân có vẻ đói. Bệ hạ không cho đấy là nỗi lo, lại
xây dựng cung điện không có lúc ngừng. Nếu nước mất mà thần có thể còn thì thần
lại không nói ra; Thần Tùng Chi cho rằng: Cái đạo trung nhất là quên mình để
nói lí. Cho nên sửa chữa lỗi sai, không nghĩ cho mình. Mà sớ Phụ nói: 'Nếu nước
mất mà thần có thể còn thì thần lại không nói ra'. Đấy là quyết ý vì mình, há lại
vì nước sao? Như lời này, há không làm tổn hại đến cái nghĩa nói thẳng, không
phải là một chỗ kém của tờ sớ sao! Vua làm đầu đỉnh, thần làm đùi tay, cùng
thân còn mất, cùng chung được mất. Hiếu kinh viết: 'Thiên tử có bảy bầy tôi
tranh bàn bạc, dẫu là không có đạo lí cũng không làm mất thiên hạ'. Thần dẫu yếu
kém, dám quên cái nghĩa tranh bàn luận sao? Lời không tha thiết thì không đủ để
Bệ hạ cảm kích. Nếu Bệ hạ không xét lời thần, sợ rằng lộc to lớn của tô tiên sẽ
rơi xuống đất. Nếu mình thần chết đi mà giúp được một cái ấy thì một ngày chết
cũng như một năm sống. Kinh xin sắm quan quách, tắm rửa, cúi đợi tội chết".
Tấu lên, Thiên tử cảm kích lòng trung ấy, tự tay viết chiếu. Hễ triều đình hội
bàn, Phụ thường thẳng thắn cho là giúp thiên hạ là trách nhiệm của mình. Nhiều
lần bàn can, Đế không nghe, bèn thường xin nhường chức, không cho. Lúc chết,
nhà không có của thừa, cháu là Báo thay.
...
Bàn nói: Tân Bì,
Dương Phụ ngay thẳng sáng suốt, can gián quên thân, có phong thái sánh với Cấp Ảm
(15) vậy...
Chú thích:
Cao Đường Long: nhân
vật này không mấy tiếng tăm, chỉ có viết sớ biểu dài cho nên dịch giả tạm không
dịch. Mời các vị
(1) Trại yển nguyệt (偃月营): là
trại hình nửa Mặt trăng.
(2) Ngăn việc tốt: ý nói khiến cho người khác không làm
việc tốt mà nhận thưởng.
(3) Không rơi xuống đất: ý nói tên tuổi không mất đi, còn
lưu trong sách sử.
(4) Khương Bá Biến: tức Khương Tự tự Bá Biến.
(5) Triệu Vĩ Chương: tức Triệu Ngang tự Vĩ Chương.
(6) Phù tín và bảo phó: Phù tín là tiết lệnh làm tin của
Đế vương hoặc tướng lại; bảo phó là vú nuôi, thời xưa thường ở trong cung nuôi
dưỡng trẻ con hoặc chăm sóc người vợ của quan lại, Đế vương.
(7) Chiêu Khương chìm sông: vợ của Sở Chiêu Vương là người
con gái của Tề Hầu, họ Khương cho nên gọi là Chiêu Khương (昭姜). Sở Chiêu Vương đi
chơi để Chiêu Khương ở lại trên đài Tiềm rồi đi. Chợt nghe nói nước sông sắp
dâng bèn sai sứ giả đến đón nhưng không có phù tín, Chiêu Khương cho rằng muốn
mời phu nhân phải có phù tín làm chứng, do đó không chịu đi, nước lớn dâng lên
làm đài vỡ đổ, bị nước cuốn trôi mà chết.
(8) Bá Cơ cháy lửa: vợ của Tống Cộng Công là con gái của
Lỗ Tuyên Công, tên là Bá Cơ (伯姬), sống
rất thọ. Vào thời Tống Cảnh Công, vào buổi đêm cung điện có lửa cháy, người
trong cung muốn cứu Bá Cơ ra, nhưng Bá Cơ cho là không có bảo phó đến cùng thì
không chịu ra, do đó chịu chết cháy ở trong cung.
(9) Cung Toại: bầy tôi thời Hán Tuyên Đế. Bấy giờ quận Bột
Hải mất mùa, trộm giặc nổi lên, quan lại không cấp chẩn. Nhà vua lo lắng, bàn bạc
chọn Toại làm Bột Hải Thái thú, Toại đến vỗ về yên quận ấy.
(10) Tương tác Đại tượng: chức quan trông coi việc xây dựng
cung điện.
(11) Ung Khâu Vương Thực: tức Tào Thực tự Tử Kiến, coi
trai thứ của Tào Tháo, phong làm Ung Khâu Vương.
(12) Cửu khanh: quan đứng đầu chín phủ của triều đình, nắm
giữ công việc quan trọng, mỗi thời lại khác nhau. Thời Hán là: Thái thường,
Quang lộc huân, Vệ úy, Đình úy, Thái phó, Đại Hồng lư, Tông chính, Đại Tư nông,
Thiếu phủ.
(13) Cung Khoảnh (倾宫): cung điện cao lớn,
đứng trên điện nhìn xuống mà choáng ngợp muốn ngã xuống.
(14) Đài Lộc (鹿台): cái đài xưa do vua Trụ của nhà Thương xây, đem các vật
lạ, châu bảo cất chứa ở
đấy.
(15) Cấp Ảm: bầy tôi thời Hán Vũ Đế, nổi tiếng thẳng thắn
can gián.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét