Những chiếc mặt nạ làng Hahoe và điệu nhảy của người dân khi đeo chúng là văn hoá truyền thống của người Hàn Quốc. Ngày nay, 9 trong số 12 chiếc mặt nạ trên có mặt trong danh sách “Kho tàng văn hoá Hàn Quốc”, 3 chiếc còn lại đã bị thất lạc. Có 12 nhân vật trong bộ mặt nạ Hahoe. 3 nhân vật mất tích là Chongkak (cử nhân), Byulchae (người thu thuế) và Toktari (ông già). 9 chiếc mặt nạ vẫn tồn tại là: Yangban (quý tộc), Kaksi (người phụ nữ trẻ hay cô dâu), Chung (tu sĩ Phật giáo), Choraengi (người hầu của Yangban), Sonpi (học giả), Imae (người ngu ngốc và đầy tớ vô dụng của Sonpi), Bune (vợ lẽ), Baekjung (kẻ giết người), và Halmi (bà già). Ảnh: antiquealive.
Làng Hahoe, Andong |
Những chiếc mặt nạ làng Hahoe chỉ là một trong hàng chục phong cách mặt nạ Hàn Quốc với các điệu múa liên quan. Những khu vực khác nhau lại sáng tạo ra một hình thức nghệ thuật riêng. Các mặt nạ từ tả thực đến kỳ dị. Một số mặt nạ có hình tròn, bầu dục, một số khác lại có hình tam giác với phần cằm dài và nhọn. Ảnh: antiquealive.
Những chiếc mặt nạ tốt nhất làm từ gỗ trăn, một số nơi dùng trái bầu già, giấy bồi hoặc rơm rạ. Mặt nạ truyền thống Hàn Quốc thường được gắn vào một tấm vải màu đen, vừa để cố định vị trí, vừa để che đi mái tóc của người đeo. Trong ảnh là nhân vật nhà sư Nojang, thường gắn với những lời châm biếm nhắm vào sự tham nhũng trong xã hội Hàn Quốc trước kia. Ảnh: MaskMuseum.
Những chiếc mặt nạ trong văn hoá Hàn Quốc thời trước giúp những
người ẩn danh tự do bày tỏ lời chỉ trích về giới chức sắc địa phương, tầng lớp
quý tộc... Một số tiết mục cũng hướng sự chỉ trích vào các tầng lớp thấp hơn
trong xã hội, những người say rượu, người thích lăng nhăng, hay đồn thổi… Ảnh: antiquealive.
Theo các nhà nghiên cứu, những màn biểu diễn với mặt nạ (Tiếng
Hàn: talchum) đầu tiên có thể đã xuất hiện từ những năm 18 TCN đến năm 935.
Giai đoạn này là thời kỳ của vương quốc Silla, với sự có mặt của điệu múa kiếm
“kommu”, trong đó các vũ công đeo mặt nạ. Ảnh: littlenomadid.
Kommu trở nên phổ biến trong thời kỳ Cao Ly, kéo dài đến năm 1932. Đến cuối thời đại này, talchum – điệu múa với những chiếc mặt nạ đã xuất hiện trong dân gian. Huh Chongkak phát minh ra phong cách mặt nạ Hahoe từ khu vực Andong. Cũng vào giai đoạn đó những nghệ nhân khác trên khắp bán đảo Triều Tiên cũng tạo ra những chiếc mặt nạ sống động, phục vụ loại hình châm biếm này. Trong ảnh là nhân vật Chwibari, đang nhìn chằm chằm vào cô dâu của mình đằng sau lớp mặt nạ của nhân vật Bongsan. Ảnh: antiquealive.
Các diễn viên đeo mặt nạ thường mặc những chiếc áo lụa hanbok hoặc quần áo truyền thống đầy màu sắc. Phần tay áo dài, màu trắng giúp chuyển động của diễn viên trở nên sinh động hơn, nhất là khi họ đeo mặt nạ có hàm cố định làm ẩn đi biểu cảm gương mặt.
Để có một điệu nhảy, chắc chắn phải có âm nhạc. Mỗi tiết mục
talchum của từng khu vực lại có các loại nhạc cụ riêng kèm theo. Tuy nhiên, về
cơ bản một dàn nhạc thường có “haegum” – loại đàn nhị Hàn Quốc, một loạt loại
sáo ngang, chiêng và trống. Nhân vật trong ảnh là Kaksi, cô dâu. Ảnh: antiquealive.
Múa mặt nạ bà già ở xứ sở Kim Chi. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét