Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Mật mã Da Vinci trong bức tranh Quý cô và con chồn


Mật mã Da Vinci trong bức tranh Quý cô và con chồn


MAI HƯƠNG

Như mọi tác phẩm của danh họa người Ý Leonardo da Vinci, bức tranh ẩn chứa nhiều mật mã, và được coi là bức chân dung hiện đại đầu tiên ...

Bức tranh Lady with Ermine.


 Bức tranh Quý cô và con chồn

Quý cô và con chồn (Lady with Ermine) là một trong bốn bức tranh chân dung phụ nữ do Leonardo vẽ được lưu giữ đến ngày nay.

Bức chân dung được xác định là Cecilia Gallerani, và có lẽ được vẽ vào thời điểm cô là tình nhân của Lodovico Sforza, Công tước Milan và Leonardo đang phục vụ Công tước.

Ba bức còn lại là bức Mona Lisa nổi tiếng, bức chân dung Ginevra de' Benci (đều đang được trưng bày ở Bảo tàng Louvre) và bức chân dung La belle ferronnière (hiện ở Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia - National Gallery of Art, Washington DC, Mỹ).

Chân dung hiện đại đầu tiên

Quý cô và con chồn được vẽ vào khoảng năm 1489-1490, trước bức Mona Lisa hơn 10 năm. Bức tranh còn được biết đến với cái tên Chân dung Cecilia Gallerani.

Tác phẩm vẽ người đẹp thành Siena như một nhân vật đức hạnh với làn da trắng như sứ, tóc và phục trang tiết giản mà thanh tao với một áo choàng sbernia màu xanh dương trên vai trái che phủ bớt phần váy áo màu đỏ bên dưới, một dải lụa màu sẫm vấn quanh đầu, giữ một tấm voan phủ tóc có viền vàng tinh tế, cùng chuỗi hạt màu đen càng làm cho nhân vật thêm phần khiêm nhường.

Tư thế của nàng Cecilia trong tranh khác biệt với tư thế nhân vật trong các bức chân dung thường thấy thời đó. Nàng ngồi nghiêng về bên phải, khuôn mặt lại ngoảnh về bên trái, mắt không hướng về phía người xem tranh theo cách thông thường mà nhìn về một "bên thứ ba" nào đó ở cánh phải phía ngoài khung tranh.

Tư thế này là một đột phá trong kỹ thuật của Leonardo so với hội họa đương thời, vốn thường vẽ chân dung theo hướng trực diện. Nhà thơ Ý Bernardo Bellincioni (1452-1492) là người đã gợi ý Cecilia nên có tư thế ngồi như thế, như thể nàng đang lắng nghe một người nào đó nói.

Nụ cười mỉm trên vành môi Cecilia luôn khiến người xem cảm thấy như có điều gì đó đang chất chứa hoặc đang được giữ kín. Con chồn trắng mà nàng ôm trên tay có nhiều nét tương đồng với chủ nhân - bộ lông màu trắng, mắt màu sẫm và cũng nhìn về bên phải - là một chi tiết nhiều ẩn ý.

Với công bút phi thường, Leonardo vẽ bàn tay của Cecelia đặt trên con chồn với những đường nét thể hiện sinh động từng móng tay dài, từng nếp da quanh khớp đốt tay, cả những đường gân căng theo một ngón tay cong.

Ánh sáng chiếu vào từ bên trái nàng cũng được họa sĩ mô tả tinh tế trên khuôn mặt và những ngón tay của nhân vật, trong từng nếp gấp trên áo choàng sbernia, cả trên bộ lông trắng muốt của con chồn, tạo nên hiệu ứng nổi ba chiều và làm tác phẩm trở nên sống động.

Với chất liệu sơn dầu mới chỉ được giới thiệu ở Ý vào năm 1470, trên mặt phẳng của tấm gỗ óc chó, danh họa người Ý đã vẽ được một hình ảnh có chuyển động, thể hiện được cả tính cách và tâm lý của nhân vật thông qua dáng điệu, cử chỉ.

Một bức chân dung mà John Pope-Hennessy, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật nổi tiếng, cho rằng có tính cách mạng về hình tượng và tạo dáng, là "bức chân dung hiện đại đầu tiên".


 Trích đoạn tranh
Mật mã trong con chồn trắng

Các phân tích kỹ thuật sau này xác định được rằng bên dưới bức chân dung Quý cô và con chồn là hai bản tranh khác Leonardo vẽ Cecilia ở cùng tư thế nhưng một bức không có con chồn, bức khác trang phục màu đỏ lộng lẫy không bị áo choàng xanh che phủ.

Chân dung đã được sửa lại dường như là theo ý của người đã đặt Leonardo vẽ tranh, Ludovico Maria Sforza - công tước Milan, người rất am hiểu về nghệ thuật và sau này đã đặt Leonardo vẽ bức Bữa tiệc ly (The last supper).


 Bức tranh The last supper

Đó cũng là người đã nhìn thấu nhan sắc của Cecilia Gallerani (1473-1536) và bị thu hút bởi cả tài năng của nàng. Con gái của một gia đình trung lưu có học thức có cha là một nhà ngoại giao và mẹ là một giáo sư luật, Cecilia biết làm thơ, diễn thuyết, viết văn bằng tiếng Latin và là người tình của vị công tước từ năm 16 tuổi.

Ôm trên tay con chồn trắng, nàng không chỉ đơn thuần ôm một loại thú cưng phổ biến của giới quý tộc mà giữ trong đó nhiều bí mật của nàng và của người tình.

Với bộ lông trắng, con chồn trong bức tranh là một hình tượng của sự trong sáng tương đồng với vẻ thanh tú của quý cô. Chính Leonardo sau này từng chú giải trong các bản viết tay rằng con chồn lông trắng để giữ sự sạch sẽ của mình "sẽ thà để bị thợ săn tóm hơn là trốn trong hang đất dơ bẩn".

Khi vẽ bức chân dung có phần kém tươi cho nữ quý tộc vùng Florence, bà Ginevra de Benci, vào khoảng năm 1474-1478, Leonardo đã vẽ cây bách xù ở hậu cảnh để hàm chứa trong đó tên của chủ thể bức tranh.

Và mười năm sau, thủ pháp tương tự cũng được họa sĩ sử dụng khi vẽ bức chân dung Cecilia Gallerani với một cách thể hiện sinh động và tinh tế hơn trong màu sắc và ánh sáng.
Cuối cùng, con chồn trên tay nàng Cecilia cũng có thể hàm chứa một tầng ý nghĩa khác: Nó là biểu tượng của sự mang thai trong văn hóa Phục Hưng Ý và nó, với những đường cơ cuộn lên trên chân rất nam tính có thể ẩn chứa một câu chuyện khác, rằng bức chân dung được hoàn thành vào năm 1490, và Cecilia sinh con trai cho công tước vào năm 1491, khi nàng vừa 18 tuổi.


 Trích đoạn tranh
Báu vật lưu lạc trăm năm

Hoàng tử Adam Jerzy Czartoryski đã mua bức tranh này ở Ý vào năm 1798, bổ sung vào bộ sưu tập của gia đình tại Puławy năm 1800.

Cho dù chưa có một văn bản nào đương thời hay trước đó đề cập đến sự tồn tại của tác phẩm và không có hồ sơ sở hữu của các đời chủ trước, Czartoryski vẫn biết bức tranh là của Leonardo vì thấy người trong tranh rất giống với nhân vật trong bức chân dung có tên La belle ferronnière của Leonardo.

Trong các cuộc biến động và chiến tranh diễn ra từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, bức tranh đã theo gia đình Czartoryski lưu vong ở Pháp rồi lại trở về Ba Lan, sau đó di tản đến thành phố Dresden (Đức) trong Thế chiến 1, trước khi trở lại Ba Lan năm 1920.

Bị phát xít Đức tịch thu năm 1939 và đem về Berlin, bức tranh chỉ được đưa về Ba Lan để trả lại cho gia đình Czartoryski vào năm 1946. Tháng 5-2017, Quý cô và con chồn được tặng cho Bảo tàng Quốc gia ở Kraków và được xem là bảo vật quốc gia của Ba Lan.

Được vẽ trên một tấm gỗ mỏng 4-5mm với một lớp lót gesso màu trắng và một lớp sơn lót nâu nhạt (oil on board), bức chân dung Cecilia Gallerani hầu như vẫn giữ được tình trạng tốt với khổ tranh không hề bị thay đổi, vẫn còn những phần vóc không phủ sơn quanh bốn lề.

Ban đầu có nền màu xám xanh nhưng có lẽ khi phần góc tranh phía trên bên trái bị hỏng, phần nền đã được phủ thêm một lớp sơn mỏng màu đen không pha vào khoảng những năm 1830-1870.

Dòng chữ in hoa La Bele Feroniere. Leonard D'awinci ghi ở góc trên bên trái được xác định là không thuộc về nguyên bản vì tên của Leonardo được ghi theo phiên âm Ba Lan, có thể được thêm vào khi phủ thêm lớp sơn đen.

Tranh có một số chỗ bị mòn trong những lần lau bụi sau này, một vài vết cọ mảnh màu đỏ trên phần bàn tay của nhân vật và những nét viền màu hoàng thổ trên tấm voan mỏng cũng là do hậu thế can thiệp.

Nhưng hầu hết các màu sơn của tranh đều do Leonardo thực hiện, một dấu vân tay được tìm thấy trên chất sơn từ thế kỷ 15 của bức tranh khiến người ta suy đoán rằng có thể ông đã dùng cả ngón tay để xử lý các nét cọ tinh tế.

Beatrice d'Este (1475-1497) được hứa gả cho công tước Ludovico Sforza từ năm 5 tuổi và cưới ông lúc tròn 16 tuổi, đúng vào năm 1491- năm Cecilia sinh con trai cho công tước. Vì vậy, mối trăng hoa nọ bị buộc phải chấm dứt, Cecilia được sắp xếp cho cưới một bá tước cũng tên là Ludovico nhưng họ là De' Brambilla.

Nàng có thêm 4 đứa con với người chồng bá tước và có cuộc sống êm ấm. Nhưng khoảng 10 năm sau khi bức chân dung được hoàn thành, cũng là quãng thời gian rời xa công tước, trong bức thư gửi một người bạn, Cecilia đã viết rằng bức chân dung nàng là "một thoáng lộng lẫy của thời đã mất", rằng "Tôi đã hoàn toàn thay đổi từ đó, nhiều đến nỗi nếu nhìn bức tranh thì sẽ không ai nhận ra tôi là người trong đó".

Chính Leonardo với những nét cọ tài tình đã biến một thoáng lộng lẫy đó thành vĩnh cửu và mã hóa trong đó một câu chuyện tình.

 (Tổng hợp từ các nguồn: Sotheby's, StudioInternational.com, Culture.pl)

Một số bức tranh được nhắc đến trong bài của Leonardo da Vinci:

-  1.     Kiệt Tác Tranh "Người Đẹp Đội Ferronnière" - La Belle Ferronnière

(Ferronnière là một kiểu băng đô bao quanh trán của người đeo, thường có một viên ngọc nhỏ treo ở giữa. Hình thức ban đầu của chiếc băng đô được đeo ở Ý vào cuối thế kỷ XV, và được đặt lại tên một Ferronnière vào thời điểm hồi sinh vào quý hai của thế kỷ XIX cho cả trang phục ban ngày và trang phục buổi tối)


La Belle Ferronniere

Cecilia Gallerani là tình nhân đầu tiên của Ludovico Sforza. Leonardo đã vẽ cô dưới hình dạng Quý cô và con chồn. Sau đó, Công tước đã đưa một tình nhân khác, Lucrezia Crivelli, và cô được cho là chủ đề của bức tranh này. 

Một đề nghị khác, mặc dù ít được chấp nhận, đó là bức tranh này là Isabella of Aragon (Công chúa xứ Asturias là một nữ hoàng của Bồ Đào Nha và là người thừa kế Vua Ferdinand II của xứ Aragon).


Điều này có thể, hoặc có thể không, công việc của Leonardo. Tư thế cứng ngắc, điều này sẽ không bình thường đối với Leonardo, và các đặc điểm của người phụ nữ dày hơn và nặng hơn so với những gì thường thấy trong chân dung của ông. Bernard Berenson từng nói về bức chân dung này, "người ta sẽ hối hận khi phải chấp nhận đây là tác phẩm của riêng Leonardo". Những người ủng hộ điều này là một Leonardo chính hiệu chỉ vào những dải ruy băng thắt nút trên vai và những sợi dây quanh cổ giống với phong cách của Leonardo.


Nó có thể là công việc này được thực hiện bởi một người học việc, hoặc Leonardo có thể đã bị buộc phải thực hiện một số chân dung truyền thống của người Milan theo ý thích của người bảo trợ của mình; truyền thống đòi hỏi một tư thế không tự nhiên như thể hiện trong bức tranh này. Nó cũng rất quan trọng đối với trang phục sặc sỡ, đồ trang sức và các đồ trang trí khác, như thể hiện trong tác phẩm này. Một câu trả lời khác có thể là đây là một dự án chung được thực hiện bởi một số nghệ sĩ tại Trường Leonardo, và dựa trên một thiết kế của Leonardo.

Thực hiện vào khoảng năm 1495, bức tranh này lấy tên của nó từ chiếc băng đô đeo quanh trán cô, một kiểu thời trang phổ biến của người Bologna. Vào thế kỷ XIX, tác phẩm này được nhiều người ngưỡng mộ và sao chép rộng rãi, mặc dù không có nghệ sĩ nào khác có thể chụp được mô hình đẹp của khuôn mặt. Người ta cho rằng bức tranh ban đầu có thể được cân bằng với một yếu tố kiến ​​trúc ở bên trái nhưng đây là một tác phẩm có nhiều câu hỏi hơn câu trả lời.


-       2. Chân dung Ginevra de’ Benci


       
Chân dung Ginevra de' Benci

Chân dung Ginevra de 'Benci được vẽ bởi Leonardo da Vinci vào khoảng năm 1474-1476. Nó là dầu trên gỗ và có kích thước 42 x 37 cm. Hiện thuộc sở hữu của Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, Washington, DC và hiện là bức tranh duy nhất của Leonardo ở Châu Mỹ.

Là một phụ nữ của tầng lớp quý tộc ở Florence thế kỷ 15, Ginevra de 'Benci được những người đương thời Florentine ngưỡng mộ vì sự thông minh của cô. Cô là chủ đề của một trong số khoảng 17 bức tranh hiện có được gán cho Leonardo da Vinci.

Không giống như những chân dung phụ nữ khác của Leonardo, người phụ nữ này trông hờn dỗi, không tha thứ và kiêu căng; điều này được nhấn mạnh bởi dàn mắt nhỏ hơn một chút, khiến cô ấy trông như thu mình lại. Mắt trái của cô ấy dường như nhìn thẳng vào ta trong khi bên phải nhìn xa hơn đến một điểm vô hình nào đó. Giống như những phụ nữ Florentine khác cùng thời, Ginevra đã cạo lông mày (điều này cũng rõ ràng ở Mona Lisa). Có lẽ biểu hiện của cô ấy cho thấy cô ấy không hoàn toàn hạnh phúc về cuộc hôn nhân sắp tới của mình. Sau này, cô phải sống lưu vong trong nỗ lực hồi phục sau một căn bệnh hiểm nghèo; cô cũng bị dằn vặt bởi một mối tình tồi tệ.

Vẻ ngoài mầu đá cẩm thạch của nước da của cô - được làm mịn bằng tay của Leonardo - được đóng khung bởi những vòng tóc nhấp nhô trên mái tóc của cô. Điều này sau đó tương phản tuyệt đẹp với hào quang của gai từ bụi cây bách xù. Leonardo che giấu nền của bức chân dung này trong một tấm màn sương mỏng được gọi là sfumato (một kỹ thuật vẽ tranh để làm dịu quá trình chuyển đổi giữa các màu sắc); điều này được tạo ra với men dầu phủ. Mặc dù Leonardo không tạo ra hiệu ứng này, ông trở nên nổi tiếng nhờ sử dụng khéo léo nó.

Một ấn tượng cực kỳ sâu sắc cho bất cứ ai được trực tiếp chiêm ngưỡng bức tranh này, đó chính là cảm giác về hơi thở, sự sống đang ẩn hiện dưới lớp da của Ginevra de’Benci. Họa sỹ đặt người con gái Ginevra de’Benci ở chính giữa, phía trước mặt tranh.

Trong dáng ngồi phía trước bụi cây đỗ tùng, cây như tạo thành vành hoa lớn xung quanh khuôn mặt và lan phủ tạo nền cho phần lớn không gian tranh, khuôn mặt đẹp thuần khiết của người con gái được Leonardo vẽ luôn hướng thẳng tới người xem tranh, khuôn ngực tràn đầy sức trẻ của Ginevra de’Benci được phơi bày kín đáo và kiêu hãnh.

Leonardo đã sắp đặt khuôn ngực xoay chếch một góc, có vẻ như đối lập với vẻ mặt cố tình thể hiện thái độ hơi chút thờ ơ, lạnh lùng.
 Bụi cây đỗ tùng thẫm màu đằng sau có một mối liên kết chặt chẽ với vẻ sáng bừng của khuôn mặt, đã làm nổi bật khuôn mặt nàng Ginevra de’Benci chứ không phải như một vật trang trí thêm cho bức họa.
Một hàm ý của Leonardo, bụi cây đỗ tùng là biểu hiện sự trinh tiết của người con gái vào thời đó.
Một khám phá nữa, rất hiếm người có thể biết, cho dù đã từng được chiêm ngưỡng bức họa, đó chính là một số biểu tượng vẽ mặt sau của bức tranh (có phải do Leonardo vẽ hay không thì chưa  có câu trả lời rõ ràng), trên nền màu như màu đá cẩm thạch đỏ, những cành nguyệt quế, đỗ tùng và cọ, cùng một dải băng có dòng chữ "VIRTVTEM FORMA DECORAT" có nghĩa “Vẻ đẹp của Trinh tiết – Beauty Adorns Virtue.”



Tất cả đều thể hiện mối liên hệ với bức chân dung nàng Ginevra de’Benci vẽ ở mặt trước. Hình ảnh cành nguyệt quế và cành cọ kết ở trên cao che trên cành đỗ tùng ở phía sau như khẳng định quyền của người chủ bức tranh là Bernardo Bembo.

Trong thời kỳ đó những nhánh cây xanh là biểu tượng cho tâm hồn của những nhà thơ, hàm ý đến khả năng văn chương của Ginevra de’Benci. Cành nguyệt quế và cành cọ cũng chính là biểu tượng của vẻ đẹp cùng trinh tiết của nàng Ginevra, mà những biểu tượng này cũng vẫn đang là một chủ đề của văn học đương đại.

Dấu vân tay của Leonardo da Vinci trên bức chân dung này


Dấu vân tay có thể nhìn thấy trên bề mặt bức tranh cho thấy cách Leonardo sử dụng bàn tay cũng như bàn chải để pha trộn màu sắc và tạo ra các cạnh mềm mại, tinh tế.

Tại một số thời điểm, khung vẽ này có một phần ba được cắt từ đáy (ước loại bỏ khoảng 9 cm). Khu vực này sẽ đủ rộng để khoe tay, gập hoặc bắt chéo và nằm trong lòng cô. Mất mát là một tiếc nuối lớn khi không ai vẽ tay đẹp như Leonardo.

-      3.  Mona Lisa


· Mona Lisa
(có bài riêng)

Mona Lisa, còn được gọi là La Gioconda, là vợ của Francesco del Giocondo. Bức tranh này được vẽ như dầu trên gỗ. Kích thước bức tranh gốc là 77 x 53 cm (30 x 20 7/8 in) và thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và nằm trên tường trong bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp.

Hình người phụ nữ này, mặc trang phục Florentine thời đó và ngồi trong một phong cảnh miền núi có tầm nhìn xa trông rộng, là một ví dụ đáng chú ý của kỹ thuật sfumato của Leonardo về người mẫu mềm mại, bóng mờ. Biểu cảm khó hiểu của Mona Lisa, có vẻ vừa quyến rũ vừa xa cách, đã mang lại cho danh tiếng phổ quát chân dung.
....


Bức tranh La belle ferronnière

Có một nàng ‘Mona Lisa’ bán khỏa thân nữa của Leonardo da Vinci?

TTO - Bảo tàng Pháp thông báo có một bức họa với nhân vật nữ bán nude rất giống nàng Mona Lisa nổi tiếng đã được vẽ trong xưởng họa của danh họa thời Phục hưng và có thể là tác phẩm của chính ông ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét