Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Bậc thầy tân cổ điển Jean Auguste Dominique Ingres (phần 2)


Bảo tàng Ingres vốn là một biệt thự cùng tuổi với cây cầu, được cải tạo thành.
Tường nhà xây bằng gạch đỏ, vẫn một màu đỏ sâu lắng như màu gạch xây cây cầu cổ. 

Tiếp theo phần 1

Để lại trần gian một cụm từ

Phan Quang

Montauban là một thành phố nhỏ và yên tĩnh nằm trên bờ con sông Tarn ở miền Nam nước Pháp. Tôi không rõ thành phố có được xếp hạng di sản quốc gia hay không, nhưng đi đến đâu cũng gặp những di tích cổ và phố phường thì đầy ắp dấu vết lịch sử.


Thành phố Montauban được lập nên từ thế kỷ thứ XII. Chỉ vì cái tội nhân dân thành phố rời bỏ Giáo hội La Mã để quy theo đạo Tin Lành tuy cũng phụng thờ Thiên Chúa song phủ nhận quyền uy tuyệt đối của Giáo hoàng, Montauban phải chịu không biết bao tai ương. Năm 1598, vua Henri IV ban bố “Chỉ dụ Nantes” đặt nền móng cho hòa hợp tôn giáo, chấm dứt xung đột. Dù vậy, thành phố vẫn tiếp tục chịu cái vạ mà lịch sử nước Pháp gọi là Dragonnades. Những tên lính dragon hung dữ được bố trí vào ở từng nhà của những người theo đạo Tin Lành. Chúng hành xử như những bạo chúa, làm tình làm tội người dân kỳ cho đến khi người đó chịu quay trở lại với Giáo hội. Bằng cách ấy trong vòng mấy tháng, “những nhà truyền giáo đi giày đinh” – thuật ngữ lịch sử Pháp – đã đưa 38.000 “con chiên lạc lối” trở về với Chúa. Kinh nghiệm của Montauban được tổng tư lệnh quân đội thời bấy giờ là Louvois cho mở rộng ra toàn nước Pháp. Để yên tâm hơn, giáo chủ Richelieu ra lệnh triệt hạ luôn tất cả thành lũy bao quanh thành phố. Họa vô đơn chí, có thời gian Montauban còn bị nạn dịch hạch gieo chết chóc và kinh hoàng.


Cho dù lịch sử có đa đoan, Montauban ngày nay vẫn tự hào với di sản văn hóa của mình. Nhà thờ Saint-Jacques xây từ thế kỷ XIV-XV được coi như vật báu cổ. Nhà thờ lớn (thế kỷ XVII-XVIII) là một công trình kiến trúc oai phong. Quảng trường với những ngôi nhà mặt tiền có những cánh cổng hình vòm được bảo tồn ba trăm năm nay… Ngỡ ngàng cho tôi hơn cả là cây cầu cổ vắt ngang qua sông Tarn. Nhiều thế kỷ qua, không biết bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, không biết bao nhiêu khói bụi và rêu phong đã phủ xuống mặt cầu tạo nên dấu ấn cổ kính, thế mà cho đến hôm nay những viên gạch xây cầu vẫn đỏ một màu đỏ sâu lắng. Những viên gạch nhỏ xây chồng sin sít lên nhau, kiên nhẫn gắn quyện vào nhau, “thi gan cùng tuế nguyệt”, tạo nên những vòng cung vững chãi vắt ngang sông, ngang phố cho tàu bè lại qua bên dưới và xe cộ lưu thông bên trên. Người ta gọi nó bằng cái tên rất chuẩn xác: “Cầu Cổ”.


Bảo tàng tưởng niệm họa sĩ Ingres, người con ưu tú của Montauban tọa lạc bên chân cây cầu ấy. Nói nép “dưới chân cầu” có lẽ chính xác hơn, vì từ hè phố, còn phải xuống nhiều bậc cấp mới tới cổng để bước vào ngôi nhà. Cũng là nét đặc trưng của mọi thành phố cổ: đường sá mỗi đời mỗi được tôn cao, làm cho các công trình kiến trúc hai bên mỗi ngày mỗi chìm xuống.

Ingre là ai? Tôi cứ tưởng, trừ giới nghệ thuật tạo hình, người Việt Nam ta mấy ai quan tâm đến cái tên lạ lẫm, cho dù ông nổi tiếng. Thế nhưng lịch sử hội họa Pháp lại tôn vinh Jean Auguste Dominique Ingres (1780-1867) là “một người phát kiến nhiều phương thức tạo hình, ông tìm tòi sự hài hòa trong hình họa cũng như sử dụng màu sắc tươi mát”, “Ảnh hưởng của Ingres đối với thời đại ông mang tính quyết định”, vv. Ông được coi là một nghệ sĩ tài năng, để lại nhiều tác phẩm hội họa đẹp trau chuốt thuộc dòng tân cổ điển. Ingres là đại biểu xuất sắc cuối cùng của trường phái nghệ thuật gắn bó với Nhà thờ Thiên Chúa giáo trước làn sóng đang lên của chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

Tồi đồ chừng Bảo tàng Ingres vốn là một biệt thự cùng tuổi với cây cầu, được cải tạo thành. Tường nhà xây bằng gạch đỏ, vẫn một màu đỏ sâu lắng như màu gạch xây cây cầu cổ trên kia. Ngôi nhà cùng với khuôn viên không phải hẹp song người xem vẫn có cảm giác chật chội, có lẽ tại có quá nhiều vật phẩm trưng bày. Tôi chỉ nhìn thấy mỗi một nơi thật sự khoáng đãng. Ấy là gian phòng lớn nhất, gọi là Salon, có bày một bức chân dung to của họa sĩ, và ở nơi trang trọng đặt một chiếc vĩ cầm trên bàn. Người hướng dẫn khẽ nói: “Cây vĩ cầm của Ingres đó, ông biết chứ? Đấy là bản gốc”.


“Cây vĩ cầm của Ingres”. À ra thế. Tôi nhớ thời nhỏ bắt đầu học tiếng Pháp, đã biết cụm từ phổ thông le violon d’Ingres, dùng để chỉ một nghề tay trái điêu luyện. Hóa ra cây vĩ cầm của ông họa sĩ này đây. Người nghệ sĩ đã chuyển cây đàn từ tay phải sang tay trái. Ông thành công rực rỡ trong hội họa, song vẫn giữ cây đàn thân yêu bên cạnh suốt đời.


Cậu bé Jean Auguste vốn đa tài. Hình như gia đình từng có mong muốn cậu tiến thân bằng con đường âm nhạc. Hội họa là đam mê sớm bộc lộ, do được cha là một họa sĩ trang trí truyền cho con trai lòng yêu đường nét và màu sắc từ khi cậu còn rất bé. Chàng trai được gửi lên Toulouse theo học tại Viện Hàn lâm. Năm 1797 đến Paris, trở thành học trò của họa sĩ tài danh David. Chỉ bốn năm sau, mới hai mươi mốt tuổi, Ingres đoạt Giải Roma là giải thưởng uy danh nhất của ngành hội họa thời bấy giờ. Ông được mời sang Roma tu nghiệp và hành nghề. Hai mươi năm sau trở lại Paris, ông được bầu vào Viện Hàn lâm quốc gia.


Thành công về nghệ thuật tạo hình, học trò đông đảo, danh vọng lớn, Ingres vẫn không rời chiếc vĩ cầm từng mang lại cho ông những phút thư giãn và niềm sảng khoái nội tâm. Nhà soạn nhạc thiên tài và cũng là một tay diễn tấu dương cầm bậc nhất người Hunggari Franz Liszt, một lần nghe Ingres chơi vĩ cầm tại Roma, đã thốt lên: “Diễn xuất với tình cảm chân thực xiết bao!”.



Ảnh: Cây vĩ cầm của Ingres, của Man Ray

Cây vĩ cầm của Ingres, 1924 của Man RayBức ảnh Cây vĩ cầm của Ingres là một sáng tạo thủ công của nhà nhiếp ảnh siêu thực Man Ray. Lấy cảm hứng từ những nhân vật khỏa thân trong tranh Jean- August- Dominique Ingres, ông đã làm nên tác phẩm này có những nét hết sức mềm mại của hội họa. Ảnh cho thấy một cô gái quấn khăn trên đầu, mặt ngoảnh sang trái, mình trần, ngồi quay lưng vào khán giả. Bằng kỹ xảo, tác giả chỉ để lộ tấm lưng cô người mẫu Missus Kiki de Montparnasse và vẽ trên ảnh hai nốt fa - hai nốt nhạc trong bản hòa tấu rồi chụp lại, tạo nên hình ảnh một cây đàn violin. Ông còn tinh nghịch đặt tên nó là Cây vĩ cầm của Ingres theo tiếng Pháp có ý chỉ việc chơi đàn là một thú vui của Ingres và việc kết giao cũng là một niềm vui của riêng ông. Ngoài yếu tố nghệ thuật thì đây là một bản vẽ chuẩn mực về hình thể cân đối của người phụ nữ.
   Giã từ thành phố quê hương lên đường lập nghiệp, ba mươi lăm năm sau Ingres mới có dịp quay trở về Montauban để nhìn lại cây Cầu Cổ thời ấu thơ. Lúc này ông đã thành đạt lớn. Tác phẩm Lời nguyện của vua Louis XIII, Giải thưởng Roma, được thành phố Montauban mua về bày trong Nhà thờ lớn. Đứa con của quê hương trở về quê tham dự buổi lễ trọng và các hội mừng diễn ra nhân dịp ấy.


Tuy Bảo tàng Ingres tại Montauban chỉ sở hữu chừng ba mươi tác phẩm lớn của họa sĩ, nhưng lại chứa cả một kho báu về ký họa, đồ họa. Sau chuyến về thăm quê, họa sĩ có tặng cho thành phố một số bản sao tác phẩm của chính mình, tranh của học trò ông và một ít lọ cổ để làm nhà lưu niệm. Năm 1867, họa sĩ qua đời. Điều ít ai ngờ, theo di chúc, ông hiến tặng quê hương tất cả những gì thuộc xưởng họa Ingres danh tiếng của ông ở Paris, tại đó lưu giữ hơn bốn nghìn bức ký họa và đồ họa. Một kho báu thật sự – bởi ngay Bảo tàng quốc gia Le Louvre của nước Pháp cũng chỉ sưu tập chừng một trăm bức vẽ của Ingres, dĩ nhiên có chọn lọc. Rải rác trong các bảo tàng khác và các bộ sưu tập tư nhân, chừng một nghìn bức nữa. Với bốn nghìn bức vẽ, nhà lưu niệm Ingres đột nhiên phình to lên, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngày nay, hàng năm có tới bốn vạn khách du lịch từ khắp nơi đến thăm bảo tàng.


Nhà danh họa lớn nhất của thế kỷ XX Pablo Picasso sinh thời rất ngưỡng mộ tài năng của Ingres. Bà Florence Viguier, Giám đốc Bảo tàng Ingres quả quyết: “Một điều rất chắc chắn là Picasso đã đến thăm Bảo tàng Ingres hai lần, vào năm 1904 và 1913. Lần đầu, trên đường ông từ Catalogne (Tây Ban Nha) sang Paris. Không phải tạt vào do tiện đường. Ông đã phải dừng lại ở Toulouse, và đổi tàu, mà đường sá đi lại hồi ấy đâu có thuận tiện”.


Để gợi lại mối quan hệ vượt qua thời gian của hai họa sĩ tài danh, mùa hè năm nay (2004), Bảo tàng Ingres tổ chức cuộc triển lãm Ingres-Picasso. Nhiều tác phẩm của Picasso cũng như của Ingres mượn từ các bảo tàng lớn ở nơi khác mang về trưng bày. Trong số ấy có những bức rất nổi tiếng như Phòng tắm Thổ Nhĩ Kỳ của Ingres (1863) và Các cô gái tắm ở Biarritz của Picasso (1918) rút từ bộ sưu tập của Bảo tàng Le Louvre. Cuộc triển lãm này là phần nối tiếp một sáng kiến do Bảo tàng Picasso ở Paris đề xuất và thực hiện mùa xuân năm ngoái: “đối thoại nghệ thuật” giữa hai nhà danh họa sống cách nhau một trăm mấy chục năm, Picasso và Ingres.


“Cây vĩ cầm của Ingres!” Một đời cầm cọ lỗi lạc để lại hậu thế nhiều kiệt tác hội họa, là chuyện bình thường. Nhưng lưu lại cho trần gian một cụm từ thông dụng, làm giàu thêm tiếng mẹ đẻ như trường hợp của Ingres, quả là vinh hạnh hiếm thấy.

2004

Nguồn: Du ký. Tác giả: Phan Quang. NXB Văn học, 2005.




Một số tác phẩm của Ingres

Trào lưu Tân cổ điển thống trị châu Âu qua hai thế kỷ 18-19 thường được định nghĩa một cách gọn ghẽ: Tân cổ điển phủ định sự phù phiếm vô luân của Rococo, lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ điển Hy-La, chú trọng sự giản đơn và cân đối. 



Mademoiselle Caroline Rivière
 , 1806.

Bậc thầy tân cổ điển Jean Auguste Dominique Ingres (phần 1)

Bậc thầy tân cổ điển Jean Auguste Dominique Ingres:
Sự chuẩn mực trong từng nét vẽ
Nguồn và sưu tầm

Thuật ngữ “cổ điển” (classic, classism) hàm chứa các ý nghĩa truyền thống, kinh điển, thường đề cập đến các giá trị hoặc phong cách của nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại. Nó được sử dụng lần đầu tiên trong văn học, sau đó được sử dụng trong nghệ thuật từ sau thế kỷ XVII. Jean Auguste Dominique Ingres, được coi là nhà lãnh đạo cuối cùng của chủ nghĩa tân cổ điển này.


“Chủ nghĩa cổ điển” và “chủ nghĩa tân cổ điển”

Vào thời điểm đó, học viện thường tin rằng nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại tạo lập được một điển phạm tốt cho tương lai, ví như văn nghệ Phục Hưng cũng được dẫn dắt bởi chủ nghĩa này, sau đó từ giữa thế kỉ nghệ thuật bắt đầu mới trở nên trưởng thành và cường thịnh.
Do đó, “chủ nghĩa cổ điển” hay “chủ nghĩa tân cổ điển” đề cập đến phong cách tư tưởng và vẻ đẹp chịu ảnh hưởng của Hy Lạp cổ đại, văn học, nghệ thuật, kiến trúc và nghệ thuật khác. Đặc điểm của nó là theo đuổi giá trị hoàn hảo và vĩnh cửu, nhấn mạnh tính hợp lý, trật tự và rõ ràng, cấu trúc đơn giản, cân bằng, tỷ lệ của sự hài hòa tổng thể, tôn trọng tinh thần bản chất hướng nội của nhân phẩm, cao quý, hòa bình.

Tinh thần của bức tranh tân cổ điển bắt đầu ở Pháp vào thế kỷ thứ 18. J. L. David (1748-1825) là một nhà lãnh đạo chủ nghĩa tân cổ điển giữa Cách mạng Pháp đến sự thất thế của Napoléon. Môn đệ của ông – Jean Auguste Dominique Ingres, được coi là nhà lãnh đạo cuối cùng của chủ nghĩa tân cổ điển này.

 Jean Auguste Dominique Ingres (Ảnh: wikipedia)

Jean Auguste Dominique Ingres

Jean Auguste Dominique Ingres sinh năm 1780 tại thị trấn nhỏ Monteban ở miền tây nam nước Pháp, lớn lên trong một gia đình nghệ thuật có sáu anh chị em. Cha là một họa sĩ trang trí, nhà điêu khắc và vô cùng yêu âm nhạc. Ông đã dạy Auguste học màu sắc, kỹ thuật vẽ đường tuyến và biểu diễn violin từ khi còn nhỏ. Vào năm 11 tuổi, Auguste đã đến Học viện Mỹ thuật Hoàng gia ở thành phố lớn, nơi anh nhận ra sự vĩ đại của Raphael và dành phần còn lại của cuộc đời để sùng bái Raphael.

Năm 1797, ông may mắn được vào phòng vẽ riêng của David để học tập. Năm 1801, ông đã giành giải nhất của Giải thưởng Rome nhờ bức “Ambassadors of Agamemnon” và giành được cơ hội học tập ở Ý trong bốn năm, nhưng bởi sự thiếu hụt trong ngân sách của chính phủ nên đến năm 1806 ông rời tới Rome. Trong sáu năm này, Auguste sinh sống bằng việc bán những bức chân dung của mình.
  

“Ambassadors of Agamemnon”, 1801 (Ảnh: wikipedia)
“Các sứ giả của Agamemnon gặp Achilles”, 1801 của Jean Auguste- Dominique Ingres. Các sứ giả đến năn nỉ Achilles bớt giận Agamemnon mà tham chiến. Achilles ngồi ở góc ngoài cùng tranh, được mọi người hướng về; chàng thì ôm đàn lia (chứng tỏ nhàn cư, không quan tâm đến chiến tranh nữa), trong khi quyết định của chàng lúc này sẽ cực kỳ quan trọng đối với cuộc chiến thành Troy đang đến hồi nguy khốn cho quân Hy Lạp. Đặc biệt, Ingres đã rất tài tình khi mô tả mối quan hệ thân thương giữa Achilles và Patroclus: hai chàng đứng kề nhau, với Patroclus rất “uy quyền” và tự tin; trong khi đó, các sứ giả mỗi người một vẻ: hoang mang, đe dọa, lo âu…
Auguste đã dành 18 năm ở Ý. Ngoài việc nghiên cứu và học tập các tác phẩm của các bậc thầy cổ xưa, ông còn tiếp nhận rất nhiều đơn đặt hàng sáng tạo. Sau bốn năm học tập được chính phủ chi trả, Auguste đã dựa vào cây bút chì để làm những bức chân dung kỷ niệm cho cảnh tượng mỗi lần đi chơi của quý tộc, nhưng ông dường như rất chán ghét công việc này. Ông từng phàn nàn: “Những điều liên quan đến phác họa sự vật khiến ta phát ốm”. Tuy nhiên, sau đó, ông lại khẳng định: “Chỉ có phác họa mới bản chất của hội họa.” Đối với các bản phác thảo của Auguste, các thế hệ sau đã đánh giá rất cao về sự sạch sẽ của các đường nét, đây là một đặc điểm quan trọng của bản phác thảo Auguste.

Khi mới đến Rome, ông đã gửi một số bức chân dung đến triển lãm Salon de Paris, nhưng đều không được khen ngợi. Trong 18 năm ông ở lại Ý, ông vẫn luôn được đánh giá như vậy cho đến năm 1824, tác phẩm “Il voto di Luigi XIII” mới khẳng định tên tuổi ông. Chiến thắng bất ngờ này đã mang lại sự phấn khởi cũng như vinh quang cho cuộc sống của Auguste. Ông trở lại Paris một cách vẻ vang và được chọn làm viện sĩ của học viện Pháp vào năm 1825, ông cũng mở xưởng vẽ trong cùng năm đó, trở thành tổ chức giáo dục nghệ thuật tư nhân có ảnh hưởng nhất ở Paris. Năm 1829, ông được bầu làm giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Paris. Năm 1833, ông trở thành phó hiệu trưởng và năm 1834 thì ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng.


 “Il voto di Luigi XIII”, 1824 

Bức tranh “Il voto di Luigi XIII”, còn gọi là “Lời thề nguyện của vua Louis 13”. Bức tranh miêu tả cảnh tượng vua Louis 13 quỳ xuống trước mặt Đức Mẹ Maria, hai tay kính dâng lên Người vương miện, đại diện cho nước Pháp, thành kính mong được Đức Mẹ che chở cho con dân Pháp quốc. 

Bức Louis-François Bertin
Bức tranh chân dung  “Louis-François Bertin” lần đầu tiên được trưng bày trong triển lãm Salon de Paris vào năm 1833, khiến mọi người đã rất ngạc nhiên trước sự miêu tả chân thực của tác phẩm. Trong giai đoạn đầu khi sáng tác tác phẩm, Auguste đã phác thảo nhiều tư thế khác nhau, hy vọng tìm ra tư thế thể hiện rõ nhất tinh thần bên trong của người mẫu để hoàn thành bức tranh. Người ta nói rằng tác phẩm cuối cùng này  là nguồn cảm hứng mà họa sĩ tìm thấy trong một cử chỉ giản dị của Bertin.

Nhân vật có sức mạnh độc đoán trong bức tranh là Louis Francois Bertin, một nhà xuất bản giàu có tham gia  trong cuộc tranh luận phe phái chính trị tự do. Công trình này có thể được coi là một biểu tượng của khúc dạo đầu của việc vạch trần chủ nghĩa tư bản.



“Louis-Francois Bertin” 1833 

Bức tranh có cấu trúc hình kim tự tháp, đơn giản và nghiêm ngặt, tư thế và thần thái của nhân vật ổn định và hào phóng, cho thấy sự tự tin điềm tĩnh của Bertin. Khuôn mặt được vẽ sau khi tác giả quan sát cẩn thận và tỉ mỉ. Đôi mắt sắc sảo, những nếp nhăn trên khóe miệng, mái tóc hơi rối khiến vẻ ngoài tự tin của ông càng nổi bật hơn. Đôi tay trên đầu gối cũng cho thấy những đặc thù trọng yếu về tinh thần của nhân vật.

Từ bức tranh này, bạn cũng có thể thấy nỗ lực cũng công phu của Auguste trong việc điều sắc tông màu nâu đỏ. Trong tông màu nâu đỏ, màu trắng của áo sơ mi, màu xám bạc của tóc, tông màu của khuôn mặt và sự ấm áp của phần nền trên giúp tổng thể bức tranh trở nên bắt mắt.

Trở về với Auguste của Paris, mặc dù ở thành tựu mỹ thuật ông đã đạt được những kỹ thuật nổi bật, sự nghiệp giảng dạy của ông khá tuyệt vời, nhưng tranh cãi về các tác phẩm của ông chưa bao giờ dừng lại. Bức tranh vẽ của ông là chủ đề của thế giới nghệ thuật, là tâm điểm của cuộc tranh luận. Auguste là một người nhạy cảm. Ông nản lòng trước sự phán xét của thế giới bên ngoài, vì vậy ông có mối quan hệ không tốt với các nhà phê bình nghệ thuật. Tác phẩm “Martyrdom of St. Symphorien” năm 1834 đã đưa mâu thuẫn lên đỉnh điểm, nó khiến Auguste kiên quyết đảm nhiệm chức trưởng khoa của Học viện Mỹ thuật tại Rome vào năm 1835, ông một lần nữa rời khỏi Paris và trở về Rome.

Auguste tương đối coi trọng việc mình trực tiếp nhìn thấy đối tượng, cẩn thận quan sát sự xuất hiện của các vật thể, các chi tiết đều xuất phát từ ánh mắt của cận cảnh. Ông thể hiện một cách tinh tế phong cách và màu sắc của mình, nhưng màu sắc tươi sáng làm cho bức tranh mất độ sâu và toàn bộ có xu hướng phẳng hóa. Đây là một trong những lý do ông gặp sự chỉ trích của những nhà phê bình.

Điều gây tranh cãi nhất là thủ pháp Auguste thể hiện cơ thể con người. Ông từ bỏ sự chính xác của giải phẫu truyền thống để theo đuổi vẻ đẹp của bức tranh. Mặc dù ông luôn nhìn vào bức tranh mẫu trong những ngày đầu, ông liên tục vẽ lại bản phác thảo, thay đổi hình thể người mẫu thành hình dạng hình học và sau đó vẽ đường viền bằng một đường cong, nhưng không phù hợp với kết cấu giải phẫu thân thể bình thường

Năm 1835, Auguste đến Rome lần thứ hai, không giống như lần đầu tiên, lần này ông ở lại Rome với tư cách là một nhà giáo dục. Đồng thời, trong nhiệm kỳ của mình, ông đã tạo ra các khóa học khảo cổ và hướng dẫn sinh viên mô tả các tác phẩm của các bậc thầy cổ xưa như Raphael. Auguste thích Holban, anh nghĩ: “Chân dung của Holban, bất luận là từ khuôn mặt đến bản phác thảo, tất cả đều đứng trên những cái tên khác.” Ông cũng chỉ ra: “Chỉ có chân dung của Raphael là vượt qua hắn.”

Năm 1841, sau khi hết nhiệm kỳ, Auguste 61 tuổi trở lại Paris, lúc đó ông không còn là tiêu điểm của cuộc chỉ trích phê bình nữa. Ngoài việc mô tả rất nhiều chân dung phụ nữ thời đó, ông còn tiếp nhận đơn đặt hàng của chính phủ và tiếp tục tạo ra một số kiệt tác. Thành tích của ông đã được giới chính trị đánh giá cao. Vinh dự cao nhất là được bầu làm người đứng đầu Học viện Mỹ thuật năm 1851. Năm 1862, ông được bổ nhiệm làm nghị viên của nghị viện thượng nghị đế quốc thứ hai ở tuổi 82.

Bức tranh “Princess Albert de Broglie”

Nhiều bức chân dung phái nữ của Auguste được tạo ra từ năm 1845 đến 1859. Phụ nữ trong các tác phẩm thường chứa đầy những họa tiết sáng bóng mượt mà của trang phục tơ lụa. Những trang sức châu báu trên cơ thể được khắc họa một cách tinh tế và xa hoa.


“Princess Albert de Broglie”, 1850

Bức tranh “Princess Albert de Broglie” được thực hiện vào năm 1850. Công chúa dựa vào chiếc ghế sofa bằng hai tay, một tay chắp lại đặt sát vào ngực, để lộ khuôn mặt nhỏ nhắn, lộ vẻ mặt buồn ưu tư, ánh mắt nhìn về phía trước. Nàng mặc một chiếc váy màu xanh da trời với đồ trang sức châu báu trên tay. Một vòng cổ với biểu tượng gia đình được đặt trên ngực, một biểu tượng gia đình được treo ở phía trên bên trái bức hình. Auguste đã xử lý làn da của nhân vật và kết cấu của các vật thể khác nhau một cách tinh tế, không để lại nét cọ. Nhân vật đầy đặn và tròn trịa, những đường nét mềm mại và mịn màng, thể hiện vẻ đẹp trang nghiêm của công chúa.

Nhìn kỹ hơn cho thấy Auguste uốn cong vai trái của công chúa về phía trước một cách bất thường để đạt được bố cục cân đối và cân xứng.Trong lịch sử hội họa Pháp vào thế kỷ 19, Auguste thường được so sánh với Delacroix, là một họa sĩ của chủ nghĩa tân cổ điển, còn Delacroix là một họa sĩ của chủ nghĩa lãng mạn. Đã có nhiều cuộc tranh luận giữa họ, chủ nghĩa lãng mạn nhấn mạnh việc sử dụng màu sắc, chủ nghĩa tân cổ điển nhấn mạnh đến tính toàn vẹn của phác thảo và sự chặt chẽ của bố cục.



Đề tài thần thoại “Thetis and zeus”, 1811
“Jupiter và Thetis” là bức tranh vẽ năm 1811 của Ingres, hiện lưu tại bảo tàng Granet, Aix-en-Provence, Pháp. Vẽ năm họa sĩ mới 31 tuổi, bức tranh nêu bật sự đối lập giữa sự oai phong của một nam thần tối cao, với sự thanh thoát, nhẹ nhõm khó cưỡng của một nữ thần. Tranh có khổ rất lớn (3.4m x 2.5m) với Zeus ngồi hiên ngang trên ngai; áo quần, da thịt liền với màu bệ đá dưới chân thành một khối vững chắc. Thetis với những đường cong uyển chuyển, gợi cảm, tuy cầu xin nhưng là người biết ưu thế của mình, tay phải đặt lả lơi “gợi ý” trên hông Zeus, tay trái vươn lên như muốn xoa râu Zeus; bộ váy xanh rêu đậm càng làm cho nền trời xanh thẫm phía sau thêm đáng sợ. Váy xống của nàng rũ bên hông như sắp tuột xuống hết (theo Wikipedia). (Nhân vật trên nền trời có phải Hera? Không lẽ lại là Hera, vì mặt bình thản quá?). Bức tranh là một sự khái quát hóa quan hệ đàn ông – đàn bà: đàn ông mạnh mẽ vừa là ông chủ, vừa là nô lệ của đàn bà ma lanh. Ingres giữ bức tranh này trong xưởng mãi tới năm 1834, tức 23 năm sau, cho đến khi nhà nước mua. Năm 1848, ông làm một bản copy bằng chì. Mãi đến 1911, tranh mới được triển lãm lần đầu tiên tại Paris Salon.

Picasso mỗi khi trở lại lâu đài Vauvenargues của mình đã không bao giờ bỏ sót việc đến thăm lại, nhìn ngắm lại người u mê lộng lẩy của Ingres: tác phẩm Jupiter và Thétis ở Bảo tàng Aix-en-Provence

Auguste nhấn mạnh rằng các đường cong nhiều hơn màu sắc, các bức tranh của ông cho thấy nhiều phong cách và nhiều sức ảnh hưởng. Hầu hết các bức chân dung, ảnh khoả thân, tranh lịch sử, tranh tôn giáo, v.v. đều được vẽ từ chủ nghĩa cổ điển. Phong cách vẽ của Auguste gọn gàng, đường nét rõ ràng, màu sắc rõ ràng, bố cục nghiêm ngặt và ông rất giỏi trong việc điều phối màu sắc và hình dạng tinh tế của cơ thể con người dưới ánh sáng phẳng. Khó hơn chính là, ngoài các kỹ năng, ông còn có thể hiểu sâu sắc tinh thần phía bên trong của nhân vật, nắm bắt nhân vật, trạng thái tinh thần và cảm xúc của nhân vật để người xem có thể hiểu sâu sắc và cảm nhận về nhân vật trong tranh.

Về ý tưởng sáng tạo, Auguste sẽ thu thập các tài liệu lịch sử hoặc văn học chính xác, làm theo thực tế và tìm ra phong cách phù hợp với chủ đề. Hầu hết các tác phẩm phác họa cơ thể của ông đều liên quan đến những bức tranh ông vẽ. Cho dù đó là bản phác thảo cơ thể người hay bản thảo đã hoàn thành, đó là một quá trình cần thiết để Auguste sáng tạo. Ông đã từng vẽ hơn 300 bản phác thảo cho một bức tranh. Thái độ làm việc xuất sắc của Auguste là những gì chúng ta phải học hỏi.

Bất chấp nhiều chỉ trích, nghệ sĩ không mệt mỏi vẫn làm việc cho đến cuối đời ,cho đến ngày 14 tháng 1 năm 1867, khi ông qua đời vì viêm phổi. Auguste dành cả cuộc đời để theo đuổi sự hoàn hảo ở chủ nghĩa tân cổ điển. Có lẽ vì cư trú lâu dài ở Ý nên ông dành hết cho nghệ thuật, những cuộc bạo loạn cách mạng và chủ nghĩa lãng mạn không có tác động gì đến ông. Phong cách trầm lặng, thanh lịch, tinh khiết và tinh tế của ông đã trở thành một ví dụ quan trọng khác về việc tôn trọng vẻ đẹp của lý tưởng cổ điển trong lịch sử nghệ thuật.


Phác họa của Auguste


Phác họa của Auguste 


Một số tác phẩm của  Ingres

Bên cạnh hình người quá chi tiết của Ông Bertin (1832), một ông chủ nhà xuất bản, là tấm lưng trần của người nữ trong nhà tắm Valpinçon. Sấp và ngữa. Thẳng mặt (ngửa), với y phục trang trọng, sự mạnh mẽ đầy nam tính. Xoay lưng (sấp), là đường cong mềm mại của một người nữ lõa thể. Thẳng mặt, một quý tộc tiếng tăm có thể được phô bày từng nét trên mặt của ông ta cho đến những tỳ vết nhỏ nhất. Chiếc lưng của người nữ (người mẫu) trong tư thế giấu tên giấu mặt, không ai biết, chiếm một bề mặt diện tích lớn – “Valpinçon” chính là tên của người sở hữu bức tranh! Người đàn bà là hàng hóa. Bức tranh cũng vậy. Phải có tất cả thiên tài như Ingres để chuyển đổi cả hai bằng một cái gì đó thăng hoa. 


Bức - La Baigneuse Valpinçon được vẽ trong thời gian ở Rome, việc này bắt đầu tách khỏi truyền thống nghệ thuật vào thời điểm đó.  Một phụ nữ khỏa thân ngồi quay lưng với người xem. Khuôn mặt của cô bị che khuất, để lại cảm giác khán giả tự hỏi cô ấy trông như thế nào lẫn cảm xúc của cô ấy. Điều đó, được gọi là "khỏa thân tuyệt vời đầu tiên của Ingres", cung cấp nguồn cảm hứng cho các tác phẩm tiếp theo. Bức tranh này hiện ở bảo tàng Louvre.

La Grande Odalisque, 1814

Bức khỏa thân nổi tiếng nhất của Ingres, La Grande Odalisque, bảo tàng Louvre.  Một tác phẩm tuyệt đẹp của một người phụ nữ và những loại vải sang trọng trên một divan, và giống như The Valpinçon Bather, cô ấy cũng được nhìn từ phía sau. Trong khi cơ thể của cô không phải là giải phẫu chính xác với những đường cong, dài và vị trí khác thường - lý do tại sao nó không được đón nhận nồng hậu khi được trưng bày tại Salon - Nhưng, Ingres đã tạo ra một tác phẩm nghệ thuật gợi cảm. Khán giả sẽ thấy nhiều liên tưởng với phong cách phương Đông trong tác phẩm này với những nét giống như chiếc khăn choàng đầu.

PS. Bức tranh của HS Mai Trung Thứ - Việt Nam

******************
Mme. Moitessier, 1856, National Gallery of Art
Ingres không có ý định vẽ Madame Moitessier, vì ông tin rằng chân dung không quan trọng bằng các bức tranh lịch sử. Tuy nhiên, họa sĩ đã thay đổi ý định khi gặp, thấy bà là một người phụ nữ xinh đẹp. Ông quyết định vẽ bà và được hoàn thành trong 1856. 
Madame Moitessier đang ngồi và mặc một chiếc áo choàng hoa tuyệt đẹp - thời trang vào thời điểm đó - và trang trí bằng đồ trang sức. Một tấm gương được đặt phía sau, cho người xem thấy sự phản chiếu. Màu sắc sống động, và chi tiết, như mọi khi, là không thể tin được, thêm một chất lượng hình ảnh thực tế cho bức tranh. Hiện treo tại Phòng trưng bày Quốc gia ở Luân Đôn.
Ingres' The Turkish Bath (1862)

Charles Baudelaire, nhà thơ Pháp, trong nhận định về cái đẹp của thế kỷ XIX: “Một bậc thầy của những đường cong gợi cảm, thanh thoát, người đã cởi bỏ chiếc áo ngực của phụ nữ!”,
Tràn ngập với chủ nghĩa khêu gợi, The Turkíh Bath là một cảnh mãn nhãn theo mọi nghĩa. Khi chiêm ngưỡng cảnh tròn này, người xem có thể cảm thấy như thể họ đang nhìn qua một lỗ hổng nào đó, khi phụ nữ đang thư giãn, không nhận ra họ đang bị theo dõi. Thư giãn trong không gian nội thất lấy cảm hứng từ phương Đông, những người phụ nữ khỏa thân đang tham gia vào một loạt các hoạt động từ trò chuyện với nhau để ngủ thiếp đi hay chơi nhạc. Một bức tranh mà trong đó Ingres có thể thử nghiệm với hình dạng nữ trong nhiều tư thế khác nhau, nó cũng là một tác phẩm mang tình yêu của ông về Phương Đông và nudes với nhau trong một cảnh ngoạn mục. Hiện ở bảo tàng Louvre.



La Source, hay The Spring, một nữ thần đứng có thân hình rất điêu khắc, gợi nhớ đến những bức tượng cổ điển - rất quan trọng đối với các nhà tân cổ điển. Cô ấy đang cầm một cái bình, nằm trên vai, ngược lại và chảy ra từ dòng nước. Dưới chân cô, cả hai bên đều là hoa và chữ ký của Ingres có thể được nhìn thấy trên một tảng đá ở góc dưới cùng bên trái. Không có nghi ngờ rằng đó là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Tại Musée d'Orsay ở Paris.


Đối đầu giữa hai đại danh hoạ Pháp t.k. XIX, Jean- Auguste- Dominique Ingres (1780 – 1867) và Eugène Delacroix (1798 – 1863), được coi như hiện thân cho mâu thuẫn giữa trào lưu Tân Cổ điển, mà Ingres là đại diện, và trào lưu Lãng mạn, mà Delacroix là một trong những người tiên phong. Cuộc đối đầu này tiếp nối cuộc tranh cãi giữa phe Poussin đề cao dessin và phe Rubens đề cao màu sắc do Philippe de Champaigne khởi xướng tại hoạ viện Paris từ năm 1671.

Tôn thờ nghệ thuật Hy Lạp cổ đại và Raphael, Ingres đề cao đường nét và hình khối. Có biệt tài vẽ dessin cực kỳ chính xác, ông xem nhẹ hòa sắc và chuyển động. Ingres dạy học trò: “Dessin không chỉ gồm các đường nét, nó còn là sự biểu hiện, là hình thức bên trong, là lớp, là tạo hình. Hãy xem những gì còn lại sau dessin nhé! Dessin bao gồm bảy phần tám những gì tạo nên bức tranh. Nếu phải trương một tấm biển trên cửa nhà tôi, tôi sẽ viết: Trường dạy vẽ dessin, và tôi chắc chắn sẽ đào tạo ra các hoạ sĩ.” Ngược lại, Delacroix hy sinh sự chặt chẽ và tao nhã của dessin để thả sức cho hòa sắc rực rỡ và chuyển động đầy bi kịch. Ông coi phẩm chất đầu tiên của một bức hoạ đó là nó phải như “một bữa tiệc của trí tuệ”.

Mâu thuẫn giữa Ingres và Delacroix được cho là đã bùng phát tại Salon 1827, nơi Ingres trình làng bức “Phong thánh Homère”, còn Delacroix cho ra mắt bức “Cái chết của Sardanapale”. Hai bức tranh trái ngược hẳn nhau về phong cách, quan niệm. Bức “Phong thánh Homère” là tuyên ngôn mạnh mẽ nhất của Ingres về niềm tin vào thang các giá trị cổ điển.

Ingres - Phong thánh Homère, 1827

Orlando Furioso , một thiên anh hùng ca bài thơ từ thế kỷ 16 bởi Ariosto, là nguồn gốc của câu chuyện của Roger, một hiệp sĩ có chiến mã là một hippogriff (một sinh vật nửa ngựa huyền thoại và một nửa chim ưng). Trong đoạn ca Orlando Furioso thứ 10 hiệp sĩ Rogero cưỡi hippgriff đến Hebrides. Trong khi bay gần bờ biển Brittany Rogero phát hiện ra công chúa Angelica chịu tình cảnh trần truồng bị xiềng xích. Con quái vật đã xuất hiện trên bờ biển để tìm nạn nhân. Rogero đã chiến đấu với Orc, nhưng con quái vật biển là một sinh vật quá mạnh mẽ. Chàng hiệp sĩ phải sử dụng lá chắn ma thuật của mình để làm choáng con quái vật, và giải phóng công chúa xinh đẹp từ khỏi xiềng xích, và bay xa cùng nàng ấy.




Ingres, 
Roger cứu Angelica, 1819

Một bản sao năm 1841, ở dạng hình bầu dục, nằm trong Musée IngresMột bức tranh năm 1859, ở dạng hình bầu dục, lặp lại hình của Angelica nhưng gần như loại bỏ Roger, sự hiện diện của nó chỉ được biểu thị bằng khiên của anh ta có thể nhìn thấy ở cạnh phải
Khi nó được trưng bày tại Salon Paris năm 1819 cùng với Grande Odalisque, tác phẩm bị chỉ trích vì đối xử với nhân vật của Angelica, nhà sử học nghệ thuật Théophile Silvestre mô tả là "Angelica với bướu cổ " và họa sĩ Henry de Waroquier gọi là "Angelica ba ". Comte de Blacas, đại sứ Pháp tại Vatican, đã mua bức tranh cho vua Louis XVIII. Nó được lắp đặt phía trên một ô cửa trong phòng ngai vàng của Versailles từ năm 1820 đến năm 1823 trước khi được chuyển đến Musée du LuxembourgĐây là bức tranh đầu tiên của Ingres được đưa vào bộ sưu tập công cộng.
Còn tiếp: Phần 2

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

CHÂN DUNG MÀU NƯỚC CỦA JUNG HUN SUNG

NHỮNG BỨC TRANH CHÂN DUNG VẼ MÀU NƯỚC CỦA HOẠ SĨ JUNG HUN SUNG

DODUYNGOC
Hoạ sĩ JUNG HUN SUNG (Hàn Quốc) lớn lên ở Yeosu và hiện sống tại Goyang. Sở trường vẽ màu nước và đã sáng tác nhiều tác phẩm tuyệt đẹp. Để thành công với chất liệu màu nước là điều không dễ dàng. Với sơn dầu, nếu không thích, ta có thể chồng màu khoả lấp cái cũ để vẽ cái mới. Với màu nước thì không thể, một nhát cọ đã buông xuống thì không sửa được hoặc rất khó để sửa. Do vậy, vẽ màu nước cần có tay nghề thành thục và kinh nghiệm lâu dài với chất liệu này. Tui giới thiệu một trong rất nhiều tác phẩm của Jung Hun Sung cho mọi người cùng thưởng lãm. Cứ tưởng tượng ta đang đi vào phòng trưng bày tranh và lần lượt thưởng thức.