Lâu quá không đi đâu! Chân cẳng
bồn chồn nhưng những việc linh tinh cứ níu kéo không bứt ra được. Nhớ lại cũng
chừng thời gian nay năm ngoái, quãng thời gian khoảng một tuần đầy ắp sự kiện,
thế mà mình vẫn có thời gian rong ruổi bên Mã Lai cho một dịp khám phá đặc biệt
về mặt nạ của tộc người Mah Meri.
Tôi chắc rằng 99% người Mã
Lai không biết trên đất nước họ có tộc người Mah Meri. Tôi biết họ là vì tình cờ
thấy được một tấm hình trên mạng (bên dưới) và theo dấu nó để tới được ngọn nguồn.
1.Tấm ảnh chụp hoc sinh ở Kuala Lumphur
đeo mặt nạ
trong một buổi diễn tập cho festival Màu sắc Mã Lai năm 2010.
(nguồn
123rf.com, trang web lưu trữ hình ảnh)
|
Thoạt đầu tôi nghĩ đây chỉ
là những sản phẩm mỹ nghệ của thời hiện đại, nhưng điều tôi khám phá ra về nghệ
thuật làm mặt nạ của dân tộc này quả thật to lớn hơn nhiều.
Dân bản địa Mã Lai bây giờ được liệt vào dạng dân tộc thiểu số, gồm ba dân tộc là Semang-Negrito, Senoi và Proto-Melayu. Người Mah Meri thuộc về nhóm Senoi. Họ sống tại đảo Carey, quận Kuala Langat thuộc bang Selangor. Dân số của họ rất thấp, thống kê năm 2003 có 2986 người. Mah Meri có nghĩa là người rừng, Mah: người (people) và Meri: rừng (jungle). Họ còn có tên khác là Besise do ngôn ngữ bản địa của họ có tên là Sise.
Dân bản địa Mã Lai bây giờ được liệt vào dạng dân tộc thiểu số, gồm ba dân tộc là Semang-Negrito, Senoi và Proto-Melayu. Người Mah Meri thuộc về nhóm Senoi. Họ sống tại đảo Carey, quận Kuala Langat thuộc bang Selangor. Dân số của họ rất thấp, thống kê năm 2003 có 2986 người. Mah Meri có nghĩa là người rừng, Mah: người (people) và Meri: rừng (jungle). Họ còn có tên khác là Besise do ngôn ngữ bản địa của họ có tên là Sise.
Với những thông tin khá mơ hồ
như trên, tôi đã bắt đầu chuyến đi. Hành trình tôi đã đi không phải là gian
khó, bởi đường sá bên Mã Lai rất tốt, nhưng quả thật cũng không dễ dàng gì.
Chúng tôi xuất phát từ Ipoh, xuôi quốc lộ hướng về cảng Klang theo một định hướng
hết sức mơ hồ.
4. Từ Ipoh, xuôi về Kuala Lumpur, rẽ
qua hướng Klang Port.
|
Tới gần cảng Klang thì chịu,
hỏi đường không ai biết cách đi về Pulau Carey (đảo Carey) cả. Chỉ còn cách tìm
chổ gởi xe và hỏi cánh taxi thì may ra tìm đươc.
5. Gởi xe tại siêu thị này
|
May quá! Một chú tài xế taxi
còn rất trẻ có nghe qua địa danh này đồng ý chở tôi đi và về lại. Con đường trước
mặt bắt đầu trở nên chông gai vì chú tài này nói rằng đường khó đi lắm. OK!
Come on!
6. Con đường láng bóng, hai bên rợp bóng
cọ dẫn tới Pulau Carey.
|
Con đường bên trên mà gọi là
khó đi thì quả là lạ, tôi nói với tài xế đây là giấc mơ giao thông của nước Việt
Nam mình. Anh ta cười cười bán tín bán nghi, tin là vì biết dân Việt nghèo, qua
đó toàn đi lao động và làm những việc xấu, nhưng mà cũng nghi là tại sao có một
thằng Việt Nam thuê taxi, bỏ ra cả hơn triệu đồng để đi vô cái làng khỉ ho cò
gáy không có người Mã Lai nào để ý tới.
7. Đây là cái cầu nối đường lộ vô đảo
Carey
|
Cuối cùng thì cũng tới nơi
ao ước. Ngôi làng này được chính quyền Mã Lai liệt vào diện chính sách, giống
như chính sách phát triển dân tộc thiểu số của mình vậy.
8. Bảng hướng dẫn đầu làng
|
Người Mah Meri rất nổi tiếng
trong nghệ thuật điêu khắc gỗ, họ tạo tác rất nhiều loại tượng gỗ dùng để trang
trí. Tạc mặt nạ là một phần trong nghệ thuật của họ, nhưng thường người ta
không bán mặt nạ, mặt nạ chỉ để sử dụng trong các dịp tế lễ thôi.
9. Ngôi nhà cộng đồng ở đầu làng,
nơi đây
các sản phẩm của làng cũng được trưng bày
|
Người Mah Meri sống khá tách biệt với thế giới bên ngoài, ông chủ cửa hàng không biết dùng e.mail, còn điện thoại di động cũng không phổ biến lắm. Họ là những người bản địa, cuộc sống có vẻ chân chất và hết sức hiền hòa.
15. Anh Samri Abdul Rahman, chủ cửa hàng
Samri Kraf
|
Cửa hàng của Samri bán chủ yếu
cho khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới, chính phủ Mã Lai cũng nhiều lần
cử anh đi châu Âu hay Trung Quốc để quảng bá hình ảnh văn hóa bản địa của mình.
Du khách thường mua đồ mỹ nghệ, lần đầu tiên có người hỏi mua mặt nạ là tôi.
18. Sổ ghi cảm tưởng của du khách, họ đến
từ nhiều nước
như Singapore, Nethland, Nhật và Việt Nam
|
Samri nói với tôi rằng mặt nạ
không có sẵn để bán, nếu tôi thích anh có thể làm cho tôi theo đơn đặt hàng. Đến
đây anh mới cho tôi xem những tư liệu của mình. Thật là quá ngạc nhiên khi có cả
một cuốn sách dày cộp, nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc và mặt nạ của người
Mah Meri, được viết từ trước thế chiến thứ 2 (năm 1925).
19. Trang bìa cuốn sách
|
Thông tin về tác giả
và kể cả cuốn sách này quả là quá ít. Có thể tìm được một vài thông tin sơ lược
ở đây: catalogue.nla.gov.au/Record/375277 (Trang
web của thư viện quốc gia Úc).
21. Những trang thứ 100
|
24. Những trang thứ 400
|
25. Một đoạn giả thích ý nghĩa của mặt nạ
thần Hapok
|
Đây là một cuốn sách quá
công phu, giới thiệu hình ảnh, mô tả chi tiết và ý nghĩa của hơn 600 cái mặt nạ
trong kho tàng mặt nạ của dân tộc này. Chắc rằng tác giả phải ăn ở tại cái làng
này hàng năm trời, trong điều kiện lạc hậu trước thế chiến, mới có đủ thông tin
súc tích đến vậy. Người Mã Lai, và dĩ nhiên cả người Việt Nam mình nên tự thấy
hổ thẹn với bản thân trước những công trình đồ sộ như vậy. Buồn thay, văn hóa của
mình lại được người phương tây phát hiện, nghiên cứu, lưu giữ và quảng bá.
Không chấp nhận họ là những người khai sáng thì quả là lạ!
Dưới đây là một cuốn sách khác, "mỏng cơm" hơn nhưng không kém phần
thú vị:
26. Sách của tác giả Joanne Heng, xuất bản
năm 2000, 121 trang
|
Và cũng chẳng có nhiều thông tin lắm về tác giả và cuốn sách, có thể tìm thấy một
ít ở đây: catalogue.nla.gov.au/Record/2597199.
27. Trang đầu cuốn sách
|
28. Một trang bên trong cuốn sách
|
|
Cứ nhìn vào những nghiên cứu
trong hai cuốn sách bên trên cũng có thể thấy người Mah Meri có đời sống tâm
linh phong phú như thế nào. Cả một hệ thống thần thánh được thể hiện khúc chiết,
rõ ràng với những mối liên hệ và những câu chuyện tựa như đời thực. Những câu
chuyện và đặc điểm của mỗi mặt nạ là duy nhất, nó bao gồm những lời nguyền
và những hậu quả tàn khốc do vi phạm điều cấm kỵ. Câu chuyện về mặt nạ thần
Tukal là một ví dụ.
30. Mặt nạ Tukal cổ trong sưu tập của
anh Samri
|
Câu chuyện về thần Tukal dạy
người ta tôn trọng thiên nhiên: một ông già muốn ăn trái Tukal, trái Tukal nói:
"Đừng ăn tôi, tôi là thần linh, tôi có thể ăn con người, tôi có thể ăn cả
ông đó". Lão già trả lời: "Cái gì thuộc về ông là của ông, hỡi thần
linh của hoa trái rừng già". "Đúng vậy, đây là nơi chốn của ta, một
cây cổ thụ".
31. Một mặt nạ khác của tổ tiên anh Samri,
có lẽ là mặt của thần Tenong Jerat Harimau
|
Người Mah Meri làm ra cái mặt nạ để giữ lại hình ảnh tổ tiên mình, để giao lưu
với thần thánh, để xua đuổi tà ma, để chữa bệnh và để kể những câu chuyện bao gồm
cả những bài học để đời cho hậu thế. Họ dạy con cháu đừng mắc những sai lầm cũ,
biết chia sẽ sự công bằng khi thụ hưởng của cải, đất đai, tài nguyên, sản vật
của núi rừng và sống có trách nhiệm với cộng đồng. Cái mặt nạ, vì thế, như một
ông thầy dạy cho người ta những hành vi tốt đẹp!
Tôi chưa có may mắn được tham dự buổi lễ gọi là Ari Muyang, tiếng Anh gọi là
Ancestor's Day, tiếng Việt mình tạm dịch là ngày Giổ Tổ tiên. Với người Mah
Meri, lễ này quan trọng như là Tết của mình hay Giáng Sinh của Thiên Chúa giáo.
Họ có ba ngày nghỉ lễ, cả gia đình đoàn tụ và thực hiện những nghi lễ tưởng nhớ
tổ tiên và thần thánh. Nghi lễ được tiến hành trong khu vực Rumah Muyang
(Spirit Hut- Chòi hành lễ), được trang hoàng rất đẹp trước đó.
32. Một cái cổng dẫn vào Rumah Muyang còn
sót lại
|
Khi nghi lễ được tiến hành, mọi người vào trong chòi để cần nguyện và nhận những
sự ban phát của tổ tiên và thần thánh. Sau đó họ tham gia nghi lễ Tompoh
Topoh và nhảy điệu Mayin Jo-oh để mua vui và mời tổ
tiên cùng vui chung. Đây là một điệu múa mặt nạ, trong đó người đàn ông đeo mặt
nạ còn phụ nữ thì nhảy theo quay vòng ngược kim đồng hồ quanh một cái mô đất.
(xem thêm ở đây:
33. Múa Tompoh Topoh (nguồn:
kembaratvonline.blogspot.com):
|
Huyền thoại kể rằng, chỉ có
hai chị em người Mah Meri còn sống sót qua cơn đại hồng thủy. Họ đi vòng quanh
một ngọn núi ("so") trong vòng bảy năm, trước khi nhận ra họ là hai
người còn lại duy nhất. Không còn sự lựa chọn nào khác, họ phải tái tạo lại dân
số cho dân tộc mình. Trong lễ múa mặt nạ, những vũ công di chuyển theo các hướng
khác nhau để cho thấy rằng họ thừa nhận luật cấm loạn luân trong phong tục của
mình.
Tôi không hiểu tại sao dân tộc hiền hòa này lại chọn cho mình huyền thoại khai
sinh khốc liệt vậy? Phải chăng đó là lời răn của tổ tiên cho một việc rất dễ xảy
ra trong cộng đồng quá bé nhỏ của tộc người này? Nước Mã Lai là đất nước đa sắc
tộc, nhưng mỗi sắc tộc lại khá khép kín trong những mối quan hệ của mình. Tôi rất
ít thấy sự hợp huyết giữa các sắc dân với nhau, hình như trong giao tế thường
ngày, ai cũng mang một cái mặt nạ để che đi một cách hành xử được gọi là sự kỳ
thị.
34. Một cái mặt nạ múa kiểu mới, có cả râu
và tóc làm từ lông thú
|
35. Mặt sau
|
36. Nhìn nghiêng
|
37. Tôi và mặt nạ Mah Meri
|
Tôi chia tay ngôi làng này với
rất nhiều nuối tiếc, phần vì thời gian hạn hẹp, phần nữa vì còn có nhiều điều để
khám phá với mặt nạ của dân tộc này. Thử tượng tượng vào năm 1965, dân số của họ
là 1.212 người trong khi đó họ đã có hơn 600 mẫu mặt nạ. Số mặt nạ bằng phân nửa
dân số của mình!
38. Những buồng cọ dầu đang chờ đem đi
khai thác
|
39. Quốc hoa Râm bụt của Malaysia
|
Đường làng ngập nắng nhiệt đới
với những buồng cọ dầu chờ khai thác và quốc hoa Râm Bụt cháy đỏ tiễn tôi về. Vẫn
còn những khoảnh khác bình yên trong cuộc làm ăn ít nhiều gian khổ ở đất nước
này. Tạm biệt, hẹn ngày gặp lại! Good bye, see you again! Selamat tinggal,
melihat anda lagi!
Dưới đây là hình của một số mặt nạ tôi chụp lại được nhưng không biết rõ tên
gọi, post lên để tham khảo và lưu làm dữ liệu:
Posted by Hoang Thong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét