30. Gặp Trung
Phi giữa lòng Thượng Hải
Tôi cất giấc mơ Châu Phi vào
một góc sâu thẳm trong cái tủ ước muốn của mình. Bởi vì Phi Châu xa xôi quá về
địa lý. Bởi vì Phi Châu mơ hồ quá trong quan hệ. Bởi vì Phi Châu choáng ngợp
quá, vĩ đại quá trong tổng thể văn hóa mặt nạ của nhân loại này.
Nhưng, quả là không gì bằng
duyên!
Tôi gặp châu Phi sớm hơn rất
nhiều so với dự định; không chuẩn bị, không chờ đợi, không hẹn hò; mặt nạ Phi
Châu ào ào tới với tôi trong một ngày hè oi nồng giữa trung tâm Thượng Hải.
1. Giới
thiệu triển lãm về nghệ thuật Trung Phi tại bảo tàng Thượng Hải
|
Phía bảo tàng Thượng Hải cho
rằng "quá trình hiện đại hóa một trăm năm nay đã làm thay đổi cách nhìn nhận
của người Trung Hoa về thế giới" và "mọi người thường nghĩ về châu
Phi không vượt quá sa mạc Sahara cùng dải đất nằm ven bờ Địa Trung Hải"*.
Đóng vai trò là người giám hộ cho di sản văn hóa Trung Hoa cũng như vai trò
khám phá thế giới bên ngoài, bảo tàng này kết hợp với Museé du quai Brandly,
Paris, France để tổ chức triển lãm có tên là: "Sông Công gô: Nghệ thuật
Trung Mỹ", nhằm giới thiệu cho người xem về sự đa dạng của thế giới bên
ngoài cùng nghệ thuật của họ.
2. Bản
đồ mô tả vùng Trung Phi với sông Congo
cùng vị trí phân bố các mặt nạ đươc trưng bày |
Phía Pháp thì cho rằng
"sự cộng tác giữa hai tổ chức đã thúc đẩy dòng tương tác và đóng góp vào
cuộc đối thoại chưa từng có giữa những nền văn hóa phi Phương Tây (non-Western)
với Châu Phi, đó là sự hiện diện của một mảnh Châu Phi tại Trung Quốc" **.
Quả là thú vị! Tôi không biết người Trung Quốc được hưởng lợi gì từ cuộc triển
lãm này, riêng tôi thì quá phê, quá đã! Có ai mà không sướng khi ước mơ thành
hiện thực nhỉ?
Nội dung triển lãm được chia làm ba phần, phần đầu chỉ trưng bày mặt nạ có tiêu đề là "Mặt nạ hình trái tim - Heart-shaped mask". Cái thuật ngữ này quả thật lạ, theo lý giải của lời giới thiệu, hình trái tim này là do bởi vầng trán và hai gò má tạo thành. Tôi thấy sự liên tưởng có vẻ không rõ ràng lắm, nhưng hai cái mặt nạ có hai cái sừng cong dưới đây rất là giống với cách ta vẽ trái tim thông thường.
Nội dung triển lãm được chia làm ba phần, phần đầu chỉ trưng bày mặt nạ có tiêu đề là "Mặt nạ hình trái tim - Heart-shaped mask". Cái thuật ngữ này quả thật lạ, theo lý giải của lời giới thiệu, hình trái tim này là do bởi vầng trán và hai gò má tạo thành. Tôi thấy sự liên tưởng có vẻ không rõ ràng lắm, nhưng hai cái mặt nạ có hai cái sừng cong dưới đây rất là giống với cách ta vẽ trái tim thông thường.
3. Dân
tộc Kwele, Gabon
|
Sông Congo là con sông rộng
thứ nhì của châu Phi, các chi lưu của nó phủ gần hết đất Trung Phi bao gồm những
vùng rừng mưa nhiệt đới và đồng cỏ savan rộng lớn. Các nhánh sông Congo này đã
hình thành một hệ thống thủy lộ trên đại lục, nó nối những nền văn hóa đa dạng
với nhau và mang những di sản văn hóa giàu có này vào nền nghệ thuật của họ.
Mười cái mặt nạ được trưng bày là mười phong cách riêng biệt: đa dạng trong hình dáng, phong phú kiểu họa tiết và khác biệt trong kỹ thuật chạm khắc. Cái mặt nạ của người Kwele dưới đây có sừng gãy góc, bên trên các góc nhọn lại có hình đầu người, chúng gợi nhớ tới linh hồn của rừng với những đôi mắt mở ra đầy cảnh giác và luôn luôn duy trì tình trạng cảnh báo của chúng.
5. Mặt
nạ có sừng đầu người
|
Những họa tiết hình kỷ hà đối
lập với nét cong mềm mại của lông mày, hốc mắt và mắt làm cho cái mặt nạ của
người Bembe trở nên lạ lẫm và đầy bí ẩn. Đôi mắt nhìn xuống, cái miệng tròn nhỏ
như đang tiết lộ một điều bí mật. Người ta cho rằng những bí ẩn được thì thầm qua
cái miệng này khi một người Bembe được kết nạp vào phường thợ săn của cộng đồng.
6. Dân
tộc Membe, Cộng hòa dân chủ Côngo
|
Màu trắng luôn liên quan tới
sự chết hoặc linh hồn của tổ tiên. Cái mặt nạ rất đặc biệt có hai mặt được gọi
là Ngontang của dân tộc Fang gợi nhớ về tổ tiên đã chết. Gương mặt trắng rất
bình lặng nhưng đầy cảnh giác, luôn nhìn về phía đối diện cho phép tổ tiên bảo
vệ cộng đồng khỏi những tác động luôn chờ chực của qủy dữ.
7. Mặt
nạ Fang, mặt sau được nhìn qua gương
|
Cái mặt nạ Kota dưới đây lại
là sự kết hợp của khối và mảng. Mắt là hai khối lồi nổi lên trên tổng thể chung
trong khi trán là hai mảng phẳng giáp nhau tại một góc hẹp làm cho mặt nạ tựa
như một kiến trúc lập thể. Cái mặt nạ này được đeo trong những những điệu múa cộng
đồng khi đứa trẻ được cắt bao quy đầu.
8. Mặt
nạ dân tộc Kota, Gabon
|
Mặt nạ trong hình dáng động
vật cũng rất phổ biến ở châu Phi: Bò tót, linh dương, ó, quạ, cá sấu là những
linh vật thường xuất hiện trên mặt nạ, chúng là những linh hồn của thiên nhiên
trong tín ngưỡng của châu Phi.
Mặt nạ đội đầu có hình con
cú này là một ví dụ điển hình về sự hiện diện của động vật trong hệ thống tín
ngưỡng của con người. Những thế lực thiên nhiên này liên kết con người với môi
trường, nơi mang đến những nguồn lực cần thiết cho sự sống. Cái mặt nạ này được
đeo trong lễ khai tâm cho đứa trẻ, sau buổi lễ, đứa trẻ được cắt bao quy đầu,
trở nên trưởng thành và được bảo vệ bởi những linh hồn của rừng núi.
Tôi cực kỳ ấn tượng với một cái mặt nạ của bộ tộc Fang mô tả một người phụ nữ có xăm hình mặt trăng lưỡi liềm trên trán. Cái hình lưỡi liềm này cho biết rằng mặt nạ được dùng trong nghi lễ đầu mùa trăng.
10. Mặt
nạ có hình trăng lưỡi liềm
|
Những đường nét trên gương mặt
này thật mềm mại và đầy nữ tính, chất thô ráp vốn dĩ là bản chất của châu Phi
đã nhường chỗ cho sự tinh tế trên từng nét chạm khắc. Cái mặt nạ đạt tới trình
độ của một tác phẩm điêu khắc thực sự!
Các bộ tộc ở vùng Trung Phi không theo chế độ trung ương tập quyền, xã hội được quản lý dựa trên những quy tắc tự nguyện, những tổ chức như hội đồng xã hội và tôn giáo sẽ điều hành bộ lạc. Các mối quan hệ có tính thứ bậc mang tính chất mở cho cả nam lẫn nữ, tất cả các thành viên đều có cơ hội thăng tiến lên những cấp bậc cao hơn về tri thức hay là về khía cạnh lãnh đạo. Sự thăng tiến được đánh dấu bằng một lễ khởi sự/ mở đầu (initiation). Ở lễ khởi sự này có rất nhiều đạo cụ được dùng trong việc nhảy múa và hát hò, những đạo cụ đó có thể là mỏ chim, mảnh gỗ hay các vật thể tự nhiên khác, chỉ khi lên tới hai cấp cao nhất, mặt nạ mới được dùng.
11. Mặt
nạ bằng xương và lông
|
Mặt nạ được làm từ xương và
lông chim guinea bên trên được người Lega thuộc nước Công Hòa Dân Chủ Congo làm
ra. Nó rất hiếm khi được đeo trên mặt mà thường được gắn ở bên cạnh hay phía sau
đầu, hoặc là được treo trên một cái cột cắm trước nhà người chủ nhằm cho cộng đồng
thấy cấp bậc của họ.
Nằm trong phần hai có tên là "Sự sùng kính tổ tiên - Ancestor Veneration", cái mặt nạ của người Kongo cho một ví dụ rất đặc sắc về cách sử dụng màu sắc.
12. Mặt
na Kongo, Cộng hòa Dân chủ Congo
|
Cái mặt nạ này thường được
dùng trong lễ bói của bộ tộc. Nó được trang trí bằng ba màu đen, đỏ và trắng,
là những màu sắc được sử dụng rộng rãi trong văn hóa của vùng Trung Phi. Màu
đen mang ý nghĩa sự sống, màu trắng là lãnh địa của tổ tiên, màu đỏ là máu, là
nguy hiểm. Các chất liệu tạo màu sắc được lấy hoàn toàn từ thiên nhiên, màu đen
được lấy từ vỏ cây mwindu hay từ than, màu trắng được lấy từ kaolin hay đất
sét, màu đỏ được làm từ bột gỗ của cây camwood.
Phụ nữ có vai trò cực kỳ quan trọng trong văn hóa vùng savan, họ có thể là nhà cai trị, mẹ bề trên hay là một tổ tiên đầy quyền năng. Phần ba của triển lãm dùng để nói về hình ảnh của người phụ nữ của vùng đồng cỏ này. Nổi bật nhất phải kể đến là bộ ba mặt nạ người phụ nữ Punu điển hình với cặp môi dày, lông mày cong, mắt hình quả hạnh, kiểu tóc bối và chải chuốt công phu đặc trưng của phụ nữ vùng này.
13. Bộ
ba mặt nạ phụ nữ Punu, Gabon
|
Những mặt nạ này được dùng
trong các lễ tưởng niệm hay lễ tang, người vũ công mang mặt nạ đi trên các cây
cà kheo cao hơn mặt đất chừng 3 mét. Vũ công luôn luôn là nam giới và họ biểu
diễn những cú nhào lộn rất điêu luyện.
14. Mặt
nạ này tên là "okuyi" có vết xăm hình quả trám gồm chín nốt khắc
|
Một cái mặt nạ rất đặc biệt
được gọi là "pwoom itok" có đôi mắt hình tròn với những lỗ nhỏ vòng
quanh. Toàn khuôn mặt được trang trí bằng những hình kỷ hà là điểm đặc trưng của
mặt nạ vùng Kuba thuộc Cộng hòa Dân chủ Công gô.
16. Những
lỗ nhỏ có mục đích hạn chế tầm nhìn của vũ công
|
Người ta tin rằng cái mặt nạ
này được sáng tạo bởi một người phụ nữ đã có công sáng lập nên cộng đồng có tên
Babende là những chiến binh có nhiệm vụ chống lại tội ác. Mặt nạ này chỉ được
dùng trong tang lễ của thành viên Babende mà thôi.
Là người sáng tạo và nuôi dưỡng sự sống, phụ nữ biểu trưng cho một khía cạnh rất quan trọng trong đời sống vùng đồng cỏ là nông nghiệp. Vị trí cao của phụ nữ là nguyên tắc chính yếu của chế độ mẫu hệ, ở đó nguồn gốc của gia đình được truy nguyên từ huyết thống của người mẹ. Mặt nạ mang hình ảnh những bà mẹ tổ tiên, vì vậy đã đại diện cho cái đẹp và phẩm cách của những dân tộc này.
17. Những
nữ tổ tiên đầy quyền năng vùng savan đang phù hộ phía sau tôi
|
Châu Phi huyền bí sẽ không
bao giờ thôi hết huyền bí với thế giới mặt nạ của mình! Tôi được hạnh ngộ với
"một mảnh châu Phi" nhưng còn cả một lục địa đang ẩn giấu phía trước.
Chia tay Trung Phi vào buổi xế chiều Thượng Hải, thời gian quả như bóng câu qua
cửa sổ, quá ngắn cho một sự kiện quá lớn: nuối tiếc và lưu luyến chiêm lấy tâm
hồn.
18. Tôi
và một mảnh Châu Phi tại bảo tàng Thượng Hải, tháng 6/2013
|
Đành hẹn châu Phi vào dịp
khác: "Rầu lòng vậy, cầm lòng vậy"!
Posted by Hoang Thong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét