12. Mặt nạ
Topsy-Turvy với thơ và công án thiền
Mặt nạ Topsy-Turvy,
bài thơ Gió lật lá sen hồ và công án Sư Nhan gọi sư phụ có
chung một động từ gọi là "lật".
Topsy-Turvy là một trạng từ
tiếng Anh chỉ sự "lộn tùng phèo" hoặc dùng để mô tả
cái kiểu nói năng ngược ngạo. Thế giới mặt nạ có cái mặt Topsy-Turvy cũng mang
hàm nghĩa tượng tự thế giới chữ nghĩa nhưng cao siêu hơn. Cái mặt nạ kiểu này
có thể quay 180 độ, để diễn tả hai sắc thái biểu cảm đối nghịch tùy vào nhận thức
của người xem. Ví dụ như là sự tương phản vui-buồn, điềm tĩnh-nóng giận hay hiền
lành-gian xảo..., tất cả tùy vào cảm xúc của chủ thể.
Mặt
nạ Topsy-Turvy với hai trạng thái cảm xúc khác nhau
|
Phía sau cái vẻ biểu cảm bên
ngoài đó là ý nghĩa về sự biến chuyển của những mặt đối lập trong chính mỗi cá
nhân nói riêng hay trong chính mỗi cộng đồng, mỗi xã hội nói rộng ra..., là sự
thể hiện tự thân bản ngã của những thực thể độc lập. Ví dụ như sự tốt/ xấu, thiện/
ác. si mê/ thức tỉnh... trong mỗi con người.
Cái ý nghĩa của mặt nạ này,
vì thế, vận vào bài thơ ăn năn của một thi sĩ đã từng là quan văn nghệ, đã từng
ở "Phía bên này lá sen là cuộc đời quá cũ/ Danh vọng, giấy tờ, bàn
tủ.../ Hoan hô và chửi rủa...". Ông nhìn nhận lại cuộc đời mình bằng một
cú lật phản tỉnh, để biết được rằng: "Phía bên này lá sen là cuộc
đời rất tuyệt", là "Về cái gì như tiền thân mà anh đánh mất".
là "À quên, chính là gọi anh về". Nhưng cái mặt trước và
mặt sau của cuộc đời không thể tách ra rạch ròi như mặt nạ Topsy-Turvy thể hiện.
Cho dẫu có muốn chối bỏ anh cũng phải nhận chân ra rằng: "Không có
phía bên này/ Không có phía bên kia/ Phía bên này lá sen là cuộc đời rất
tuyệt/ Mà bên kia lá sen cũng là cuộc đời". Cuộc đời này hay cuộc đời
kia, kiểu gì anh cũng phải vác nó, như vác nghiệp chướng của chính mình. Đây là
bài thơ:
Mặt
nạ nhìn nghiêng
|
Gió lật lá sen hồ
Gió thổi lá
sen hồ lật lại phía bên kia
Phía ấy
gọi anh về
Về
đâu chưa biết nữa?
Chỉ
biết hồn anh lật lại cùng với gió
Ở
trong hồn ai đó ném thia lia
Phía
bên này lá sen là cuộc đời quá cũ
Danh
vọng, giấy tờ, bàn tủ...
Thế
mà lật lá sen hồ, bỗng chốc phía bên kia.
Bỗng
chốc là mùi hương ở bên kia lá,
Là
ánh trăng ở trong tiếng gió,
Là
thì thầm ánh sao khuya
Trong
cỏ...
Gọi
anh đi.
À
quên, chính là gọi anh về.
Về
quê...
Về
cái gì như tiền thân mà anh đánh mất
Mà lá
sen hồ từng che khuất.
Rồi
lá sen hồ lật lại
Cho hồn
anh lắng nghe.
Nghe... Nghe...
Trong
khoảnh khắc phút giây nghe hết
Sống
chết, sống chết...
Hai từ
ấy như thoi reo, lụa dệt
Không
có phía bên này
Không
có phía bên kia.
Phía
bên này lá sen là cuộc đời rất tuyệt
Mà
bên kia lá sen cũng là cuộc đời
Hồn
anh ném thia lia.
(Chế Lan Viên. Di cảo thơ.
Phần III - Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ (phác thảo,
1996)
Nhà thơ cứ dùng giằng trong
một thứ tình cảm rất đời, giữa ước muốn níu kéo vả rũ bỏ, giữa mong ước làm một
con người mới nhưng không dứt đặng đừng con người cũ, để rồi chọn giải pháp
buông cho "Hồn anh ném thia lia". Ở đây ông đã buông
nhưng buông để vào cõi mê chứ không buông để mà thức tỉnh. Ông không chọn con
đường mà một công án thiền của Vô Môn Quan đã giải quyết cách nay chừng hơn tám
thế kỷ.
Công án thiền có tên là Sư Nhan gọi sư phụ và nội dung như thế này:
Hoà
thượng Sư Nhan mỗi ngày tự gọi:
"Bạch Thầy!
Rồi tự trả lời:
"Dạ."
Lại nói:
"Tỉnh táo nhé!"
"Dạ!"
"Mai kia mốt nọ chớ để
người gạt nhé!"
"Dạ, dạ!"
Vô Môn Quan bàn rằng: Sư
Nhan tự bán tự mua. Ngài làm một màn múa rối. Ngài mang một mặt nạ để gọi
"Sư phụ" rồi mặt nạ khác để trả lời. Mang cái khác để nói: "Hãy
tỉnh táo nhé." Và lại cái khác, "Đừng để bị người khác lừa gạt
nhé." Nếu ai vướng mắc vào bất cứ cái mặt nạ nào thì quả là lầm to, mà còn
bắt chước Sư Nhan, thì sẽ không khác chồn cáo.
À ra là thế! Bài kệ của công
án này nói rằng: "Học đạo mà không hiểu lí chân/ Bởi tại lâu rồi
nhận thức thần/ Gốc nguồn sinh tử vô thủy kiếp/ Người ngu lại gọi là chủ
nhân". Rằng người ta không ngộ được con người thật sau cái mặt nạ bởi
họ chỉ thấy cái tự ngã. Cái tự ngã là mầm sanh tử mà kẻ mê gọi nó là chân nhân
Nghĩ mà buồn thay cho nhà
thơ mà tôi yêu quý. Ông cũng như tôi và chúng ta đang hợp quần trong một xã hội
nhầm lẫn, xã hội của tự ngã. Cho dù chúng ta có lật chiều mặt nạ Topsy-Turvy của
xã hội này, chúng ta chỉ được một mặt khác của nó, như cách Sư Nhan tự đổi vai
trong vở diễn của mình (mà nếu làm như vậy thì khác gì cách nghĩ, cách làm của
loài chồn cáo, cầm thú như Vô Môn Quan bàn vậy). Chỉ khi xã hội buông được cái
Topsy-Turvy của mình thì nó mới là xã hội minh triết.
Chì lật thôi không đủ, cần phải buông mới giải quyết vấn đề.
Tiếc rằng một cá nhân có thể đi tu để đạt minh triết nhưng một xã hội làm sao đi tu được. Có công án nào của thiền giải đáp câu hỏi này đây?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét