Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

Nguyễn Hiến Lê: Bài TỰA tập “ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG” của VÕ PHIẾN

Nguyễn Hiến Lê: Bài TỰA tập “ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG” của VÕ PHIẾN


Tùy bút — tùy hứng mà phóng bút — là một th rt tự do, gặp gì chép nấy, nghĩ sao nói vậy. Một cơn mưa, một giọng hát, một hớp trà, một trang sách, một tà áo phất phơ dưới gió, một tiếng ve rỉ rả trong rừng... bất kỳ một cảnh vật nào, một sự việc nào, hễ gi hứng cho ta cũng có th là đề tài một thiên tùy bút. Nó tựa như nhật ký mà không phải là nhật ký, vì nó là bút chứ không phi là “ký”; nó tựa như nghị luận mà không phi là nghị luận, vì nó là tùy hứng suy đoán chứ không phải dụng ý biện luận.

Nó phóng túng như vậy nên ta tưởng là dễ, nhưng có viết thử mới thy khó. Trước hết nó phải thân mật, hầp dẫn như một câu chuyện thanh nhã giữa những bạn đồng điệu lúc ngồi bên một giàn hoa hay một ấm trà. Nó không cần dài — trung bình mươi trang trở lại — nhưng lời phải tự nhiên, có duyên, nội dung phải thay đổi, có ý vị.

Quan trọng nht vẫn là nghệ thuật. Tiu thuyẽt mà d thì người ta vẫn gọi là tiu thuyết; thơ mà dở thì cũng vẫn là thơ — thơ Con Cóc; còn tùy bút mà thiếu nghệ thuật thì không có tên để gọi vì lẽ không ai thèm nhắc tới, biết tới. Cho nên lựa th tùy bút là làm một công việc mạo him: chỉ có thành công hay tht bại, chứ không th nhì nhằng được.
*

Ai cũng biết tài viết tiu thuyết của Võ Phiẽn, nhưng theo tôi, tùy bút mới là th dung nạp hết sở trường của ông, mới thật là đất cho ông dụng... văn.
Trong tập Đất nước quê hương này, chúng ta gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén của ông trong tiu thuyết. Mấy trang ông t cách nu, rót và uống chè Huế làm ta liên tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân, nghệ thuật không kém mà lại dí dỏm hơn, nhẹ nhàng hơn, có hương vị của quê hương hơn. Nhưng đoạn ông tả một chủ quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc mới thy mê. Ông nghe được một tiếng «ri» câm thừa thãi, như để múa men, biu diễn sự thích thú sau mỗi cử động ca chủ quán, thì tôi phục ông quá.

Rồi những đoạn nên thơ về một đô thị hoang sơ, Gia Nghĩa: những đàn én rộn ràng quấn quít trên nóc chợ, những tiếng ve “rỉ rả thâm trầm như vừa kêu vừa suy ngẫm... bắt đầu phát ra riu rỉu, vươn dần lên; đến một lúc, tự thấy sắp trở nên n ào, nó giật mình tự hãm lại.

Tiu thuyết, dù sao vẫn còn hơi gò bó, không th dễ dàng chuyện nọ bắt qua chuyện kia được, cho nên chỉ trong tùy bút chúng ta mới được hưng cái ngạc nhiên nghe Võ Phiếđương khen chiếc áo dài phụ nữ ngày nay thì quay v chuyện Lê Quí Đôn bút đàm với sứ giả Triều Tiên ở Yên Kinh hai thế kỷ trước; hoặc đương nói v thuật đánh một lần mười hai cái trống  Bình Định thì chuyn qua cách ăn bánh tráng. Giọng ông dí dỏm mà tình tứ : Nếu quả Bình Định mất đi một điệu trống, phải đền lại một cái gì chứ ? Chiếc bánh tráng nhé ?.

Cũng chỉ trong tùy bút, ông mới thỏa chí phóng ngọn bút mỉa mai nhẹ nhàng mà thấm thía của ông được : ông k lch trình Nam tiến và Tây tiến của chiếc áo dài phụ nữ, ri kết : Thế cho nên chúng ta tin mạnh ở sự thành công cuộc thống nhất đất nước bằng chiếc áo dài. Nó êm thấm, đẹp đẽ hơn những đường lối thống nhất bạo tàn biếbao !” ; và làm sao chúng ta không mỉm cười khi ông bảo ở miễu bà Chúa Xứ (Châu Đốc) lễ bái đã được hiện đại hóa ; không đau xót khi thấy ở một min nọ — từ Cai Lậy tới Mộc Hóa — cờ nhiu hơn nhà, người đâu là có cờ đấy.

Sau cùng, cũng chỉ trong tùy bút ông mới có th thỉnh thong đưa ra những suy đoán mà ông tự nhận trước là vu vơ, liều lĩnh. K ra đôi khi ông cũng hơi phiêu lưu thật — th tùy bút cho phép chúng ta như vậy — nhưng nhiu chỗ phải nhận rằng ông sâu sắc, như khi ông phân tích tâm lý nhà Nguyễn thiên vị với người Nam, cả với cây cỏ trong Nam. Hoặc khi ông bảo cuộc Nam tiến từ Bình Định vô Phú Yên, Khánh Hòa là nhì nhằng cho nên mới có ái tình Bình Phú (Bình Định-Phú Yên) trong ca dao. Nhiu suy diễn của ông v thơ, v ngôn ngữ, v cách đặt tên ca người Thượng cũng làm cho tôi ngạc nhiên. Ông quả có óc tò mò, đọc nhiu và đi nhiu.

*

Năm 1969, vì ký tên trong một bản kiến nghị rất ôn hòa đòi bãi bỏ chế độ kim duyệt đối với ngành xut bn, ông bị giải nhiệm. V sau các diễn biến của sự việc đã đưa ông đến một chức vụ khiến ông có dịp đđây đi đó khắp trong nước. Nhờ vậy, ông ghi lại những cm tưởng khi ở Bạc Liêu, Mộc Hóa, khi  Ban Mê Thuột, Bình Định... mà viết nên tập tùy bút này, phong phú hơn ba tập trước của ông nhiều. Vậy trong cái rủi vẫn thường có cái may. Và khi một nhà văn biết lợi dụng nghịch cảnh thì chẳng những có ích cho mình, mà còn có ích cho độc giả, cho văn hóa nữa. Đó cũng là một đề tài lý thú đ ông viết tùy bút nữa đấy, ông Võ Phiến.

Sài gòn, ngày 25-3-73

Nguyễn Hiến Lê 
Link
---------------

Đọc thêm
Nhã khúc quê hương

Đọc Quê Hương Tôi của Tràng Thiên (Võ Phiến), tôi chợt nghĩ tới ca từ trong bài hát Mái Đình Làng Biển:

"Gửi vào đây vào đây vui buồn người Việt
Gửi vào đây vào đây tâm hồn người Việt....,
Ơi nước non ân tình
Hồn Việt Nam như thế
Hơ ... thuở bình minh"

Có lẽ "Quê hương tôi" (QHT) chính là vậy! Và trước mắt tôi hiển hiện hình dáng cụ Võ Phiến đang so dây chiếc đàn bầu, gảy từng tiếng lòng của đất nước, giữa một khán phòng nhạc giao hưởng phương Tây. Tiếng đàn dân tộc độc đáo chợt như lạ lẫm, và bỡ ngỡ trước những đổi thay của xã hội trong thời đại mới... đàn đôi lúc ngân nga cung đúng của dân ca miền Bắc, lúc là cung oán của dân ca miền Nam, rồi lại chuyển sang cung ai trong dân ca Thừa Thiên - Quảng Trị.

Đọc QHT để cảm nhận tình yêu đất nước tha thiết của một người Việt đã sống hơn nửa đời người, nhìn đất nước thay da đổi thịt theo vòng quay của thời cuộc, mà hoài niệm, mà lo lắng; đó có lẽ cũng là tâm trạng chung của một thế hệ cha ông chúng ta trước sự du nhập của một trào lưu mới, đang làm thay đổi phần nào cách sống, cách nghĩ của dân tộc mình, đất nước mình.

Với tôi, QHT như một điệu lý dân dã, ngọt ngào nhiều luyến láy, trúc trắc, lại gần gũi thân thương. Điệu hò ấy sẽ dẫn ta đi suốt chiều dài đất nước, từ Bắc, lên Thượng du, xuôi dọc Trung, vào tới Nam. Thủ thỉ cho ta nghe đặc điểm của từng vùng miền, từ giọng Huế dịu dàng, đến vẻ bình thản của người Huế, chững chạc mà khuôn phép...Từ cuộc di dân Nam tiến của người Bình Định, làm thay đổi cả giọng nói, cách nói... Từ nhận xét rằng trong huyết quản của mỗi người dân Quảng hình như đều có tí máu "chính trị luân lưu"... đến cái tính cách "rụp rụp" mau mắn của dân miền Nam, với cái tiếng" rồi" tiếng "luôn" rất đặc trưng điển hình. Từ câu lục bát ru con của dân tộc Chàm, đến hình ảnh cô giáo người Thượng ngày ngày điệu con lên lớp; giải nghĩa cho ta biết xuất xứ của tên gọi nhiều địa danh, nghe quen đọc hoài mà giờ mới hiểu như Đà Nẵng, Hội An, kinh Vĩnh Tế...

Đàn cũng réo rắt tỉ tê với tôi về chiếc áo dài dân tộc, như tự hào về nét đẹp truyền thống, tuy kín đáo mà lại gợi mở nhẹ nhàng thướt tha đón gió. Và chiếc áo dài quốc phục này hầu như chỉ dành riêng nhất cho dáng vẻ dịu dàng của phụ nữ Việt Nam. Và trong giai điệu trầm bổng lao xao cả tiếng rao hàng nơi góc chợ:

"Hai tay xách hai vịm,
Một vài mụ le te,
Tiếng non rao lảnh lót:
Chốc chốc: 'Ai ăn chè'?
"

Quê hương có chè Huế tế nhị, thanh tao, có món bún bò Huế cay cay dậy mùi quyến rũ, hay với bát nước chè Huế ngon lành được nấu tỉ mỉ, công phu, bát chè phải thật nhiều bọt, đầy bọt, bọt hầu như phủ kín mặt nước, thứ bọt dẻo quánh lại, và nhỏ hạt, uống một bát là uống cả niềm sảng khoái dân dã, thâm tình. Món ngon rải đều khắp mọi miền đất nước, những món ăn gắn với lịch sử nước nhà như bánh tráng của Bình Định, có món là đặc thù của vùng miền như nước mắm Phan Thiết, sa-kê và mắm của miền Nam. Đâu chịu dừng ở món ăn, Võ Phiến còn vẽ những bức tranh rất thơ với cây liễu, cây nhãn lồng ở Huế, hoa dầu bay bay Sài Thành, sắc anh đào hồng thắm Đà Lạt, cây bàng đất Vũng Tàu... hay phượng đỏ rực trời Đà Nẵng.

Nhưng điệu xàng xê của QHT không chỉ là giọng kể, mà tràn đầy nỗi niềm lo lắng trước sự đổi thay, lo về những tập tục truyền thống như cúng giỗ, thờ tổ tiên bị xem nhẹ, lo về cái thú hưởng nhàn tao nhã của tiền nhân sắp bị thay thế, về cái tình trong đối nhân xử thế rồi sẽ bị cái lý soán ngôi. Cả nỗi lo về vốn từ ngữ của dân tộc không phong phú, không phát triển như Tàu, như Tây.

Nhẩn nha đọc lại Võ Phiến mới thấy câu ca dao xưa thật hay:

"Yêu nhau trái ấu cũng tròn
Ghét nhau bồ hòn cũng méo"

Trái ấu trong QHT nằm trong hai tập tính của dân mình: chửi (chửi tục) và không cười. Kiểu nào thì Võ Phiến vẫn cứ "đáng yêu" và lập luận thật lý lẽ, nghe xong chỉ có thể mỉm cười xoa tay hài lòng.

Điệu hò QHT khi kết thúc vẫn còn âm vang trong tôi tiếng chim én "những cánh én lao tới lao lui, rộn cả lên," nó ríu rít, "nó cuống quýt, nôn nao, rộn rực một niềm vui không chịu được, niềm vui rung lên trong tiếng kêu." Cùng với đó là hình ảnh "ở chân trời, vài đám khói ùn lên, chậm chạp, tỏa cao và rộng. Khói đốt cỏ: Nông dân phát cỏ, dồn lại đốt, để chuẩn bị làm mùa. Chao ơi, những đám khói đốt cỏ ở chân trời trong nắng trưa, sao mà xúc động, cảm hoài." Chao ôi! Tiện tay phóng bút sao hay đến vậy?

Bằng lối hành văn bình dị mà giàu cảm xúc, êm như thơ mà hóm hỉnh, trào lộng, thêm chút châm biếm tê người, Võ Phiến đã tấu lên một nhã khúc mang bóng hình Đất - Nước - Tâm - Hồn người Việt chúng ta.

----------

Võ Phiến: Đọc: “Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta” (1974 )

Vương Trí Nhàn: Một số ghi nhận của Võ Phiến về đời sống văn học Sài Gòn 1974-1975

I/ Võ Phiến là một trong thứ sếp sòng, một thứ ông chủ không chính thức của đời sống văn học Sài Gòn trước 1954. Ngoài phần sáng tác ông thường xuyên có những bài viết nhìn lại tình hình văn học hàng năm, giới thiệu các tác giả mới, các hiện tượng mới và gợi ý cho các phương hướng phát triển của đời sống văn học đương thời.

Hãy thứ so ông với Nguyễn Đình Thi của văn học Hà Nội. Tầm ảnh hưởng của Võ Phiến không có tính chất chính thống. Võ Phiến không được ai giao trách nhiệm không đươc ai bầu bán để chuyên lo công việc xem xét chung về đời sống văn học. Nhưng nhờ vậy cách viết của ông thận trọng hơn, ông không bao giờ tự đặt mình như một người có quyền quan cách áp đặt mà chỉ - khi nhẹ nhàng khi mỉa mai - nêu nhận xét của mình.

Và trước tiên ông phải làm việc nhiều hơn, sống với đời sống văn học đương thời mãnh liệt hơn, do đó ngòi bút của ông cũng hiệu quả và thuyết phục hơn.

Không phải ngẫu nhiên, sau 1975, khi sống ở hải ngoại, Võ Phiến là người làm sớm nhất và kỹ nhất công trình tổng kết văn học một thời, cái thời mà ông muốn thao túng và trong chừng mực nào đó đã thao túng được để rồi để lại những dấu ấn rõ rệt của mình. Ý tôi muốn nói đến cuốn "Tổng quan về văn học miền nam 1954-1975"  in năm 1987, một cuốn sách mà nhiều người than phiền, không ít người còn khó chịu, nhưng ai cũng phải nhận là đến nay chưa có công trình nào thay thế nổi.

II/  Ban đầu khi mới được đọc các bài viết về  đời sống văn học và nghề văn của Võ Phiến đăng ở Bách Khoa (tờ tạp chí mà tầm quan trọng - theo thiển ý  cá nhân - có lẽ gần bằng những Nam Phong, Thanh Nghị trong thời của họ) tôi đã thấy "sợ". Rồi càng đọc tôi càng  thấy nản hơn. Bởi Võ Phiến viết nhiều quá. Bên cạnh các bài về nghề văn ông còn viết về cả các vấn đề văn hóa xã hội. Bên cạnh việc cộng tác với Văn, Vấn đề (nơi ông chia rải rác nhiều kỳ để sau này làm nên tập Chúng ta qua cách viết), ông còn viết cả trên Chính Luận một tờ báo chính trị. Xuân Diệu từng có cái ý nhiều người phản đối, song nghĩ kỹ không phải là vô lý. Là trong những bài dở của các thi sĩ có cá tính. Võ Phiến đã luyện được một ngòi bút sắc sảo tới mức trong các bài báo viết hàng ngày này, có bịt tên tác giả đi, người ta vân nhận ra ông, ít ra là ở cái điểm sự phong phú của tài liệu và một giọng văn không lẫn với ai khác. Còn như về bút danh, trong khi phần lớn bài không phải sáng tác, các tạp văn tạp bút bình luận trên Bách Khoa, ký tên Tràng Thiên chỉ thỉnh thoảng mới ký Thu Thủy, thì các bài trên Chính luận 1974-75, đều ký là Thu Thủy.

Cả hai bút hiệu này của Võ Phiến đều là bắt nguồn từ hai câu thơ Đường:

Lạc hà dữ cô lộ tề phi/ Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc

III /Tháng năm 1975, vừa vào Sài Gòn, tôi đến tìm gặp anh Lê Ngộ Châu ở tòa soạn Bách Khoa và nhờ anh giới thiệu với Nguyễn Mộng Giác.

Tại sao lại là anh Giác, lý do đơn giản là qua báo chí Sài Gòn hồi ấy, tôi biết anh còn trẻ cỡ tuổi như mình mà viết lách cũng hiền hiền. Một lý do nữa, tôi biết anh Giác khá thân với nhiều nhà văn cùng mạch trí thức như Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến. Tôi lại chơi nhà anh Giác nhiều lần.

Hơn một năm sau, khi tôi vào lại Sài Gòn và đến thăm anh Giác, thì xảy ra việc anh bị gọi đi học tập. Chị Giác sợ quá, nhà có bao nhiêu tài liệu ngờ là sẽ làm phiền anh, đều muốn tẩu tán cho nhanh. Trong số chị đưa tôi hôm ấy, có một bức ảnh Võ Phiến Lê Ngộ Châu Vũ Hạnh Lê Phương Chi chụp ở tòa soạn Bách Khoa, một số Tin sách có bài Nguyễn Hiến Lê viết có nhắc tới Võ Phiến, ông Lê đã ký ngoài bìa khi tặng Võ Phiến. Và dày dặn nhất là một tập các bài Võ Phiến viết trên Chính Luận mà anh chỉ mới cắt ra từ nhiều số báo chứ chưa sắp xếp lại.

Về chuyện Võ Phiễn viết tạp bút tạp luận thì ai cũng biết. Nhưng chùm vài chục bài Võ Phiến viết trên Chính luận này thì không hẳn. Trong một lần nói chuyện với Dương Nghiễm Mậu trước khi ông qua đời, khi tôi báo là có tập bài này trong tay, anh Mậu không tin.

Bởi vậy tôi nghĩ tốt nhất là đưa lên mạng.

Tôi đã có lỗi là không nhớ ra để báo lại cho anh Giác biết về tập bài này, khi một lần anh chị ghé thăm Hà Nội, cũng như không báo cho nhà văn Võ Phiến được biết trước khi cả hai cây bút mà tôi quý trọng này qua đời. Nhưng tôi tin rằng ý nguyện của người đã khuất là đưa nó đến với độc giả. Khi rà lại bản thảo, tôi giữ nguyên như bài trên báo đã đăng, chỉ cố sửa lại - nhưng chắc là chưa hết -  cách dùng chữ in nghiêng để viết tên tác phẩm thay cho ngoặc kép. Còn điều đáng tiếc khác khi cắt các bài ra, anh Giác không ghi rõ đã đăng trên Chính luận ngày nào thì tôi không sao khắc phục nổi. - VTN

Đọc: Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta

Tuyển tập truyện ngắn do nhà xuất bản Sóng vừa ấn hành mang tên là Những Truyện Ngắn Hay Nhất của Quê Hương Chúng Ta”. Tác phẩm dày 790 trang, bán với giá 2.500đ, gồm 45 truyện ngắn của 45 tác giả thuộc giai đoạn 20 năm văn học 1954-1973 tại miền Nam Việt Nam.

Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi không thể giới thiệu - dù rất vắn tắt - tất cả 45 thiện truyện. Đã không giới thiệu được nội dung thì kể ra một loạt tựa đề của truyện có lẽ không ích lợi gì: vì vậy chuyện đó cũng đành bỏ qua.

Chỉ xin giới thiệu các tác giả đã được chọn lựa, xếp theo thứ tự a, b, c: Bình Nguyên Lộc, Cung Tích Biền, Doãn Quốc Sỹ, Du Tử Lê, Duy Lam, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mẫu, Định Nguyên, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Phan Anh, Lê Tất Điều, Mai Thảo, Mặc Đỗ, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Đông Ngạc, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Nhiệp Nhượng, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thụy Long, Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Nhất Hạnh, Nhật Tiến, Thanh Nam, Thái Lãng, Sơn Nam, Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường, Thế Phong, Thế Uyên, Tô Thùy Yên, Trần Thị Ng. H, Trần Tuấn Kiệt, Trùng Dương, Túy Hồng, Viên Linh, Võ Phiến, Vũ Hạnh, Vũ Khắc Khoan.

Mỗi tác giả được giới thiệu bằng một bản tiểu sử, một bức tranh ảnh do nhiếp ảnh gia Cao Lĩnh thực hiện: mỗi tác giả cũng được dành phần nói lên cái quan niệm của mình về truyện ngắn và về thiên truyện được chọn lựa.

Tuyển tập này, nhà xuất bản Sóng sẽ cho dịch ra ngoại ngữ để giới thiệu với độc giả các nước trên thế giới.

*

Trong những lời nói đầu, nhà xuất bản long trọng nói đến “những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương”, đến “cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được”, đến sự “đóng góp vào kho tàng văn hóa của nhân loại” v..v...

Sự thực, tuyển tập này quả là một công trình. Sách in đẹp, trình bày đẹp; chỉ nói riêng các bức ảnh chụp tác giả đã là kết quả một cố gắng kiên nhẫn suốt mười mấy năm trời của Cao Lĩnh rồi.

Vả lại còn cái nhan đề của tác phẩm, tưởng cũng nói lên một ý nghĩa: “Những truyện ngắn hay nhất” của nước nọ nước kia thì các nhà xuất bản đây đó thỉnh thoảng vẫn cho ấn hành. Lắm khi, có những tuyển tập còn nhằm một tham vọng cao hơn: năm 1952, nhà xuất bản Gallimard cho in một tuyển tập 56 truyện ngắn hay nhất của toàn cầu ! Như vậy, về cái lớn lao, cái qui mô, thì chúng ta không “ăn” nổi thiên hạ. Tuy nhiên, có một khía cạnh mà thiên hạ không chắc qua mặt ta được. Đó là cái khía cạnh biểu lộ trong nhan đề: “Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta”.

“Của quê hương chúng ta”! Cách nói thật cảm động. Đây không phải chỉ là một công việc sưu tập, một công tác xuất bản, cũng không phải chỉ đơn thuần là một công trình văn học; mà là cả một tấc lòng đối với đất nước, dân tộc.

Người ta cũng có thể nói đó chẳng qua là một sự khéo léo “câu khách” của nhà xuất bản. Nhưng bảo rằng một thái độ chi chút, trìu mến như vậy chỉ là một mánh lời làm ăn buôn bán, e có phần bất nhẫn. Huống chi cái trìu mến đối với quê hương ấy không phải chỉ là chuyện chữ nghĩa, là danh từ suông, mà nó còn thể hiện ở một công trình cẩn trọng.

*

Năm 1962, nhà xuất bản Phù Sa có tuyển tập Hai mươi nhà văn hai mươi truyện ngắn. Năm 1966, nhà xuất bản Lá Bối có tuyển tập Ảo tưởng gồm 7 truyện ngắn.

Sự tuyển trạch của ba tác phẩm có một chỗ giống nhau: là tất cả đều nhằm vào giai đoạn văn học từ 1954 về sau, tại Nam Việt Nam. Sự tuyển trạch tất nhiên có những chỗ khác nhau: trong 7 tác giả được Lá Bối chọn, chỉ có 4 người được Sóng chọn lại, trong 4 người ấy chỉ có 1 người (Nhất Hạnh) đưa ra 1 truyện chung cho 2 tuyển tập; trong 20 tác giả do Phù Sa chọn chỉ có 10 tác giả được Sóng chọn lại, trong 10 người ấy không có 1 truyện nào chung cho 2 tuyển tập.

Nhưng nếu có ý so sánh ba tuyển tập truyện ngắn, thì đặc điểm của nhà xuất bản Sóng là cái ý định trình bày một công trình tổng hợp về một thể loại văn học của một giai đoạn. Một công trình tổng hợp như thế, hiện chúng ta đang thiếu.

Thật vậy, giai đoạn văn học “hậu chiến” của chúng ta không có những tác phẩm như Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan, như Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, như Tính số 30 năm văn học của Kiều Thanh Quế v.v... Từ 1954 đến nay, đã hai mươi năm qua: hai thập niên kỷ của thời đại này là cả một thời gian dài, dồn dập biết bao nhiêu thay đổi sâu xa. Vậy mà trong chúng ta chưa hề có ai đứng ra làm một cuộc “tính sổ” văn học ! Sự thiếu sót thật đáng trách.

Tuyển tập truyện ngắn vừa ra đời của Sóng chưa đáp ứng đầy đủ chỗ thiếu sót ấy. Nhà xuất bản đã thú nhận “Lẽ ra (...) phải viết bài tổng quan về truyện ngắn nói chung”... Dù sao thì tuyển tập cũng cho người đọc một ý niệm nhất lãm về cái tinh túy, về thành tích của một bộ môn văn nghệ trong giai đoạn hiện tại.

Nếu mỗi bộ môn riêng biệt có được những thực hiện như vậy, công việc tổng hợp sau này cũng sẽ được phần nào dễ dàng.

*

Thể thức chọn ra của nhà xuất bản Sóng có chỗ đáng nói: người chủ trương tuyển tập đã chọn tác giả thay vì chọn tác phẩm.

Nói cho rõ hơn, người chủ trương có lẽ đã chọn lựa một số nhà văn rồi yêu cầu mỗi nhà văn nọ tự ý chọn lựa thiên truyện ngắn hay và thích nhất của mình. Ngoài ra, đáp lời một câu phỏng vấn, nhà văn còn giải thích để “soi sáng thêm” sự chọn lựa.

Thể thức ấy không phải không có chỗ ưu điểm: nó phản ánh được quan điểm thẩm mỹ và sáng tác của mỗi tác giả. Tuy nhiên, hẳn nhà xuất bản cũng phải nhận thấy cái khuyết điểm của thể thức ấy: Người sáng tác có tài thường không phải là người có óc phê bình sắc bén; sự chọn lựa của họ không hẳn là sáng suốt, đáng tin cậy. Họ có thể đưa ra những truyện ngắn “ưng ý nhất” của họ, điều ấy không đáp ứng yêu cầu của tuyển tập, là “những truyện ngắn hay nhất”. Về điều này, tốt hơn cả, người chủ trương nên đứng ra nhận lãnh trách nhiệm đối với độc giả. Các nhà văn chỉ nên có một sự góp ý mà thôi.

Ở đây, người chủ trương không có trách nhiệm về các tác phẩm chọn lựa, nhưng đã có trách nhiệm đối với danh sách tác giả được chọn.

Trước hết, so với các tuyển tập ra đời trước nó, phải nhận rằng tuyển tập của Sóng trình bày một danh sách đầy đủ hơn nhiều. Đầy đủ không có nghĩa là có thể làm hài lòng mọi người, bởi vì sự thưởng ngoạn văn học nghệ thuật của mỗi người mỗi khác.

Tuy vậy vẫn có những điều vượt lên trên các thị hiếu cá nhân, các sở thích, xu hướng riêng biệt, những điều mà ai nấy có thể nêu ra để thảo luận chung.

Chẳng hạn sự vắng thiếu một số tên tuổi: Nhất Linh, Hoàng Ngọc Tuấn, Y Uyên, Nguyễn Mộng Giác v.v...

Về Nhất Linh, có thể bảo rằng ông không thuộc thế hệ 1954-1973?

Quả có thể. Nhưng tại sao Hồ Hữu Tường lại thuộc một thế hệ sau Nhất Linh? Nếu khảo về một thế hệ văn học 54-73 thì “quên” Nhất Linh là có lý. Nhưng ở đây chỉ là tổng kết thành quả một giai đoạn văn học; trong giai đoạn ấy Nhất Linh có mặt, có sự đóng góp khá quan trọng; chủ trương một tạp chí, phát hiện một số tác giả có tài v.v... (cũng như thế, có thể bảo Vũ Hoàng Chương không thuộc thế hệ thi sĩ 54-73, nhưng trong một tuyển tập thi ca 54-73, e rằng khó bề bỏ qua các tác phẩm của họ Vũ )

Về Hoàng Ngọc Tuân, Y Uyên v.v... địa vị và thành tích của họ không quan trọng bằng các vị trên đây, nhưng chắc chắn có phần quan trọng hơn một số các vị được chọn trong tuyển tập.

Ấy là chuyện thiếu sót. Ngoài ra, có lẽ cũng có chuyện thừa thãi nữa. Một số các vị được chọn vốn là những tài năng được kính nể trong các địa hạt thi ca, khảo luận, phê bình v.v... Đưa họ vào một tuyển tập truyện, họ bị thất thế và thiệt thòi trong một địa hạt xa lạ...

*

Đối với công trình chắt chiu dành cho quê hương chung ta, người chủ trương xuất bản Sóng đã có sự đóng xứng đáng. Bây giờ, ước mong có được sự góp ý của giới phê bình, giới cầm bút nói chung để công trình được hoàn thiện. Bởi vì công việc còn đang tiếp tục tiến hành: nhà xuất bản đã nói đến việc tái bản, việc phiên dịch ra ngoại ngữ v.v...

VP./vuongtrinhan.blogspot.com

-----
45 truyện ngắn hay nhất của những tác giả sau đây:

Bình Nguyên Lộc, Cung Tích Biền, Doãn Quốc Sỹ, Du Tử Lê, Duy Lam, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Định Nguyên, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Phan Anh, Lê Tất Điều, Mai Thảo, Mặc Đỗ, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Đông Ngạc, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Thụy Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thụy Long, Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Xuân Hoàng, Nhã Ca, Nhất Hạnh, Nhật Tiến, Sơn Nam, Thái Lãng, Thanh Nam, Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường, Thế Phong, Thế Uyên, Tô Thùy Yên, Trần Thị Ngh., Trần Tuấn Kiệt, Trùng Dương, Túy Hồng, Viên Linh, Võ Phiến, Vũ Hạnh, Vũ Khắc Khoan


-Bình Nguyên Lộc: Rừng Mắm.

-Doãn Quốc Sỹ: Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều.
-Duyên Anh: Con Sáo Của Em Tôi.
-Dương Nghiễm Mậu: Cũng Đành.
-Hồ Hữu Tường: Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp.
-Mai Thảo: Cửa Sau (1)
-Mặc Đỗ: Tình Thương Trong Ngoặc Kép.
-Nguyễn Đức Sơn: Ý Tưởng Chiều Tà.
-Nguyễn Mạnh Côn: Lời Nguyện Trong Không.
-Nguyễn Sỹ Tế: Dòng Sông Xanh.
-Nguyễn Thị Hoàng: Tan Theo Sương Mù.
-Nguyễn Thị Thụy Vũ: Lòng Trần.
-Nguyễn Thụy Long: Ngày Tháng Buồn Hơn.
-Nguyễn Xuân Hoàng: Một Người Ngồi Trong Ghế Bành.
-Nhã Ca: Truyện Cho Những Tình Nhân.
-Nhất Hạnh: Cửa Tùng Đôi Cánh Gài.
-Nhật Tiến: Tặng Phẩm Của Dòng Sông.
-Sơn Nam: Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư.
-Thanh Nam: Vai Phụ.
-Thanh Tâm Tuyền: Dọc Đường.
-Thảo Trường: Viên Đạn Bắn Vào Nhà Thục.
-Thế Uyên: Căn Nhà Của Mẹ.
-Túy Hồng: Lòng Thành.
-Viên Linh: Ngôi Nhà Tôi Đã Ở.
-Vũ Khắc Khoan: Người Đẹp Trong Tranh.
......

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét