Chùa Thầy vốn là Thiên Phúc tự nằm ở chân núi Sài, thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Cách trung tâm thành phố Hà Nội 25 km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072-1127) lưu dấu tu hành của một vi cao tăng thời Lý - Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
----------
Thấy những bức ảnh trên FB Trường Giang về Chùa Thầy thật đẹp. Chép về để chiêm ngưỡng.
1. Thủy đình.
----
Còn đây là bức ảnh Thủy đình trên hồ Long Chiểu chùa Thầy (ảnh XB)
-----------
Thủy đình bé nhỏ xinh xinh. Tiếc là hai cây gạo tạo dáng cho hàng bao nhiêu bức ảnh du lịch đã không còn. Ở VN mình chắc có Hồ Gươm có được nhiều ảnh chụp từ trên cao ngang thế này. (ảnh Trương Quý)
2. Chùa Thầy có hai cây cầu ngói cổ nằm ở hai bên sân chùa. Trong đó, cầu Nhật Tiên nối chùa với một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối làng xóm với chùa và vào đường lên núi Sài Sơn.
Theo sử sách ghi lại, hai cầu này do "Trạng Bùng" Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17, sau chuyến đi sứ nhà Minh.
Tương truyền, Phùng Khắc Khoan đã dùng thuật phong thủy để diễn giải rằng chùa Thầy được xây trên trán rồng, cầu Nhật Tiên và Nguyên Tiên có hình dáng cong cong, là cặp mí mắt rồng... Khoảng không mặt nước được ngăn cách với hồ Long Chiểu bởi hai cây cầu chính là cặp mắt rồng.Hai cây cầu được xây theo kiến trúc Thượng Gia Tạ Kiều, mỗi cầu gồm 5 gian, dưới xây đá cuốn trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói mũi hài. Hai bên thành cầu thông thoáng, có lan can thấp được làm rộng ra để làm nơi nghỉ chân cho khách thập phương.
https://baomoi.com/bi-mat-phong-thuy-cua-hai-cay-cau-ngoi-co-chua-thay/c/22678877.epi
Trả lờiXóahttps://dantri.com.vn/du-lich/chiem-nguong-5-cay-cau-ngoi-co-dep-nhat-viet-nam-20180625133543645.htm