Dưới trăng
dòng sông trôi rất dịu dàng
Như dải lụa
vàng xuôi về phương đông
Gành Hào ơi, nửa
đêm ai hát lên câu hoài lang
Vầng trăng
nghiêng xuống trên vạt rừng tràm
Xề u xế u liu
phạn
Dây tơ đàn kìm
buông thiết tha …
Có tiếng ai nói: ta đang
đi men sông Gành Hào đó. Bừng nhớ những cảm xúc xưa.
Bạn Hoài Nhân viết:
Gành Hào ơi...!
Tôi không phải dân Bạc Liêu hay Cà Mau nên không gắn bó gì với tên sông Gành Hào hay huyện Gành Hào, nhưng tôi thích nghe bài Đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang của Vũ Đức Sao Biển nên nhập tâm hai tiếng Gành Hào.
Gành Hào ơi, nửa
đêm ai hát lên câu hoài lang
Bạc Liêu ơi có
nhớ chăng ai?
Thuở ấy thanh
xuân, trăng Gành Hào tròn như chiếc gương
Giờ tóc pha
sương qua Gành Hào tiếc một vầng trăng…
Và rồi khi đi qua Cà Mau, Bạc
Liêu, được giới thiệu rằng mình đang đi trên sông Gành Hào thì nghe lòng xao
xuyến lạ: đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang...
Bởi vậy tôi rất đồng cảm với nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển khi ông rên rỉ: sao người ta nỡ lòng nào đổi tên huyện Gành Hào thành huyện Đông Hải? Tên Gành Hào quê mùa còn tên Đông Hải mỹ miều hay sao? Đông Hải là biển Đông, nhiều nơi có thể gọi là Đông Hải được, còn Gành Hào mộc mạc chân quê thì chỉ có một. Đành phải hát Đồng Hài ơi, nửa đêm ai hát lên câu hoài lang hay sao?
...
Bài hát Đêm Gành hào nghe điệu hoài lang,
một sáng tác của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, lấy cảm hứng từ bài ca Dạ cổ
hoài lang vang danh.
Thuở xuân xanh ấy, nhạc sĩ Vủ
Đức Sao Biển lưu dạy tại bến sông Gành Hào, con sông thơ mộng chảy dài từ Cà
Mau xuôi về nam tới ngã ba ranh giới Bạc Liệu sông rẽ về đông tạo thành cửa
Gành Hào sâu rộng đổ ra biển Đông. Sông Gành Hào vốn vĩ êm đềm, hiền hòa với
dòng chảy mang nặng phù sa cũng như mang bao ân tình của người gửi đến ai?
“…Dưới trăng dòng
sông trôi rất dịu dàng,
như dải lụa
vàng trôi về phương đông…”
Có thể nói đây là kiệt tác của
chính nhạc sĩ nói riêng và của nền ca nhạc hậu cải lương miền Nam nói chung.
https://youtu.be/i-SuC5X3_AE
Trả lờiXóa