Villa Schneider - Nhà bát giác bên Hồ Tây
Entrytrước đã giới thiệu trụ sở NXB F.H Schneider. Gắn với tên tuổi ông
trùm ngành báo chí, xuất bản này, tại Hà Nội còn có một tòa nhà nổi tiếng khác
nằm bên bờ Hồ Tây, trong khuôn viên trường Chu Văn An- Villa Schneider. Tòa nhà
này được xây dựng từ năm 1898. Sau khi trường Trung học bảo hộ (ngày nay là trường
Chu Văn An), được thành lập, biệt thự được dùng làm nơi ở của hiệu trưởng người
Pháp. Sau giải phóng, có thời gian tòa nhà được dùng làm nhà nghỉ của Công đoàn
Sở giáo dục Hà Nội. Sau đó công trình bị bỏ không một thời gian khá dài. Trải
qua nhiều năm xuống cấp trầm trọng, vào năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của
vùng Île-de-France (Pháp), Nhà Bát Giác đã được tu sửa và dùng làm thư viện của
trường Chu Văn An.
Bài viết dưới đây trên trang http://belleindochine.free.fr.
Bài viết dưới đây trên trang http://belleindochine.free.fr.
Khó có thể cưỡng lại tình yêu với ngôi biệt thự tuyệt đẹp này! Tách biệt khỏi những biệt thự thời thuộc địa và khu phố Tây, nhưng lại gần trung tâm, ngôi biệt thự này toạ lạc tại một vị trí thuận lợi ngay bên hồ Tây... Phong cảnh ngoạn mục, những chiều hoàng hôn đẹp hiếm thấy, xung quanh cây cối tươi tốt, có lẽ chúng được trồng từ ngày đầu để nơi đây thêm huyền diệu... Vô cùng lãng mạn khi đi dạo tại một nơi như thế.
Francois Henri Schneider là một trong những doanh nhân tham gia vào việc phát triển các ngành công nghiệp ngay từ những năm tháng đầu tiên khi người Pháp hiện diện tại Bắc Bộ. Năm 1893 ông xây dựng một nhà máy giấy mà sau này Hiệp hội giấy Đông Dương tiếp quản vào năm 1913.
Schneider đã mua các loại máy công suất lớn để xây dựng nhà in đầy tiềm năng về lợi nhuận. Vào những năm1885-1900 ông trùm tư bản ngành báo chí, xuất bản này còn được biết đến như một nhà sản xuất bưu ảnh đầu tiên ở Bắc Bộ.
Villa Schneider được xây dựng vào năm 1898. Lúc đó nó toạ lạc gần nhà máy giấy sát bờ hồ Tây, nơi có rất nhiều sen. Trên các bức tường biệt thự trang trí rất nhiều khuôn mặt sống động của các thiên thần. Hiên nhà với những hình rồng uốn quanh đắp bằng vữa dẫn đến một khung cửa gỗ chạm khắc công phu hình chữ PHÚC.
Năm 1999, với sự giúp đỡ của vùng Ile de France, biệt thự Schneider được trùng tu... Các phòng đều trống rỗng ngoại trừ các tầng lửng được sử dụng làm thư viện và các lớp học buổi tối trong khuôn khổ các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ.
Theo cuốn sách "Việt Nam qua các kiến trúc thuộc địa" của Arnaud Brusq (2000). Hình ảnh toà nhà trước khi trùng tu được lấy từ cuốn sách ảnh của Leonard de Selva. Các hình ảnh khác được chụp tháng 3.2005.
Villa Schneider ở bên trái bức không ảnh, sát bờ hồ Tây
Villa Schneider trước khi trùng tu
Villa Schneider sau khi trùng tu
Vòm cổng tuyệt đẹp cảu hàng hiên dẫn vào đại sảnh, hướng nhìn ra hồ
Nhìn về khuôn viên trường CVA
Xung quanh biệt thự có rất nhiều cây lưu niên
Biệt thự có ba tầng: một tầng lửng, tầng một và tầng mái
Quanh biệt thự có nhiều lối cầu thang
Mỗi cầu thang có một kiểu dáng khác nhau
Biệt thự có rất nhiều cửa sổ
Cửa dẫn vào đại sảnh bằng gỗ, để thoáng thiết kế hình chữ Thọ, chạm khắc công
phu.
Hồ Tây mênh mang sóng nước bên ngoài cửa sổ
Khoảng hiên rất rộng trên tầng hai trông ra Hồ Tây
---------------------------
BONUS: Các bức ảnh chụp năm 2008 trên Flickr
https://www.facebook.com/groups/373876840199844/permalink/772737456980445/?__cft__[0]=AZVf6Thc3DN6Bx7GTvhviTJNYqj8PD9y24zvRjRgKDRfHFjK_KusB5piqSEy4uxb359Krlk5WWpTNcVXe4ZTg6lKbpqBrTkH9D1khgijOmvG0TVbdbDdBt_Bn728aMGMSKtIrYUZnt9ph_lOaPNFE8ZUDPa3r_432_bzCneRhsd1mXg9Qv3PKmw-77b3ZYwShQ0&__tn__=%2CO%2CP-R
Trả lờiXóa