Bài viết của tác giả Trương Quý về Sơn Tây ... một phía.
.
Cánh đồng làng Đường Lâm
|
Một màu xanh xanh, chấm thêm vàng vàng, cánh đồng hoang vu...
Thấy thèm lại đi lang thang trên những cánh đồng Thạch Thất - Sơn Tây. Hoặc một
chỗ nào thoáng.
Rặng Duối Đường Lâm
|
Rặng cây xanh rì kia là rặng duối.
Tuần trước, đi trong cơn mưa, ruộng và cây xanh nhức mắt. Thấy ghen tỵ với
những người như Monet, không bao giờ chán thiên nhiên, mỗi điểm màu là một động
đậy, mỗi hình dáng tự nhiên là tập hợp của vô số tán sắc. Một vùng vắng người
đến những muốn nằm xuống cái bãi xanh kia thật lâu. Một tập hợp những màu xanh
cao thấp đến muốn kiếm cái bút lông quệt những vệt sơn dầu lên toan đã dàn dầu
lanh lót sẵn.
Câu Cam Lâm
|
Lần nào đi chơi vùng này cũng chập chờn mưa nắng. Cho nên màu sắc khung cảnh
lúc nào cũng lòe nhòe hơi nước, những bụi cây sẫm rì, những thửa ruộng hoe hoe
sáng, những mặt sông hồ lờ đờ màu hồ thủy. Đi dạo thì thích thú, lúc nào cũng
có cảm giác mình không phải chen chúc với ai để chụp ảnh hay là vướng mắt cảnh
lố nhố mua bán. Cũng không vất vả bờ bụi kiểu "phượt", đây chỉ thong
dong đi và đến, rồi sang chỗ khác, vài cây số là tới nơi.
Những mái nhà màu nâu chen những vườn cây nhãn lá xanh đen, rồi chuyển sang bức
tường đá ong vàng, rồi lại bờ ao đầy bèo. Không nghe thấy tiếng chim vì tiếng
gió hú trên đồng, đẩy những cành tre ken két, những tiếng ầm ĩ gần như không
có.
Cổng làng
Đầm sen cổng làng Đường Lâm
|
Ao ở cổng làng có đổi mới: nhiều sen, nhưng lại thêm nhiều ghế đá công viên,
cùng hàng cột đèn điện thành thị quá.
Qua cái cổng lại thấy một đám lúa xanh trổ đòng đòng như cái thảm.
Đình
Đình Mông Phụ nhìn ra sân trung tâm làng. Phía ngoài tứ trụ là cái quán nước.
Học tập Hội An, giờ nhà nào có nhà thờ họ cũng mở cửa đón khách hết. Các cụ già
trông coi mời chào rất niềm nở: Các bác vào chơi nhà cháu cho
vui.
Mõ hình con cá ddunhf Mông Phụ.
Chùa
Hàng hiên chùa Mía.
|
Chùa Mía là ngôi chùa có nhiều tượng nhất Việt Nam - 287 pho. Chùa có bố cục
chữ Tam, chia làm ba cấp: Hạ, Trung, Thượng. Chạm khắc ở các kết cấu cũng rất
đẹp và còn giữ được nguyên gốc thời Lê Trung Hưng, chủ yếu là ở chùa Trung và
Thượng. Chùa Hạ chỉ là nơi ngồi tụng niệm là chính.
Tượng Bồ tát chùa Mía.
|
Ngoài việc tượng không bị sơn son thiếp vàng bóng nhoáng thì chùa cũng ít dùng
đèn điện.
Chùa Thượng chùa Mía.
|
Chùa Thượng có 5 cái động đắp bằng đất, nhưng rất tinh xảo và bay bổng. Những
cây cột cái đã bị mọt, song chính cảm giác xù xì lại là cái khiến người xem
đồng cảm với độ lâu đời của kiến trúc.
Thấy đề bảng quốc ngữ là động Quan Âm Thị Kính, nhưng chữ Hán trên nóc là Tây
Trìu (phải hỏi lại) Sơn. Bên trong là tượng Thích Ca nhập niết bàn, phía trước
là Thị Kính bế con. Ở cái động chính giữa mới nhiều tượng hơn, song động này
được chú ý nhiều vì hai pho tượng trên có tính cổ điển chuẩn mực cao trong hệ
tượng gỗ. Còn rất nhiều tượng khác nhưng sẽ để dịp khác.
Nhà thờ
Nhà thờ Mông Phụ.
|
Nhà thờ xây năm 1953, song cũng có những nét Roman đáng chú ý. Bên trong đồ gỗ
giản dị và mộc mạc.
Nhà dân
Cổng nhà bà Ấm Mùi ở thôn Đông Sàng.
Chạm chim đậu cành đào ở nhà anh Hùng, con cụ Chín Giáp, là nhà cổ nhất làng
(xác định là năm 1649, theo anh Nguyễn Xuân Diện đọc từ bản văn cúng trên tấm
gỗ tại nhà này).
Hoa văn trên cửa thông gian bên với chái nhà.
Đền
Rừng lim đền Và.
|
Đền Và đang sửa nên cũng lanh tanh bành, nhìn ra rừng lim và cánh đồng trong
mưa thật buồn.
Đã có hai con sư tử đá kiểu Trung Quốc và hàng cột gạch to uỵch sơn trắng toát
xây thêm trước tam quan đền. Có hẳn bản thông báo dự án tu bổ hoành tráng.
Về thị-xã-từng-là-thành-phố:
Cầu thành cổ Sơn Tây.
|
Cầu bắc qua hào nước khá cạn.
Đây là con hào hộ thành, có cây xanh rất đẹp, lan can thì xấu.
Đường thành.
|
Tương thành.
|
Đường lát gạch xi măng mầu con sâu, cũng có vẻ hợp với tường thành đá ong còn
sót lại. Cây xanh thật là xanh, lá rơi vàng lối đi, mưa gió não nùng... Lại đi
tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét