Nhà văn Kim Dung chiếm vị trí quan trọng trong tâm hồn người ghiền kiếm hiệp. Nếu nhà Phật chia tam thiên thế giới thành 3 cõi: cõi trời, cõi người và cõi âm tào, thì với độc giả kiếm hiệp, còn có thêm một cõi thứ tư, là “cõi Kim Dung”; trong đó, nhà văn thay quyền hóa công tạo ra một thế giới kỳ ảo, mang lại cảm giác sảng khoái và cảm khái không nguôi cho người đọc.
Có người tổng kết “cõi Kim
Dung” bằng hai câu thơ:
Phi
tuyết liên thiên xạ bạch lộc 飛雪連天射白鹿
Tiếu
thư thần hiệp ỷ bích uyên 笑書神俠倚碧鴛
(Dịch nghĩa: Tuyết bay đầy trời bắn (nhìn) hươu trắng
Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh).
Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh).
Đó
là những chữ ghép từ tên của các tác phẩm Kim Dung, gồm 14 bộ:
PHI tức “Phi hồ ngoại truyện” (sáng tác năm 1960);
TUYẾT là “Tuyết sơn phi hồ”
(1959);
LIÊN - “Liên thành quyết”
(1963);
THIÊN - “Thiên long bát bộ”
(1963);
XẠ - “Xạ điêu anh hùng truyện”
(1957);
BẠCH - “Bạch mã khiếu tây
phong” (1961), một đoản thiên tiểu thuyết đăng kèm nối sau bộ “Tuyết sơn phi hồ”;
LỘC - “Lộc đỉnh ký” (1969)
TIẾU - “Tiếu ngạo giang hồ”
(1967);
THƯ - “Thư kiếm ân cừu lục”
(1955), tác phẩm đầu tay của Kim Dung;
THẦN - “Thần điêu hiệp lữ”
(1959);
HIỆP - “Hiệp khách hành”
(1965);
Ỷ - “Ỷ Thiên Đồ Long ký”
(1969);
BÍCH - “Bích huyết kiếm”
(1956);
UYÊN - “Uyên ương đao”
(1961), đoản thiên tiểu thuyết in kèm sau bộ “Tuyết sơn phi hồ”.
Trong toàn bộ các tác phẩm
trên, nếu so ra thì võ công ai sẽ là đệ nhất? “Thế giới Kim Dung” có đặc điểm
là trong đó nhân vật chính trải trăm phen mài giũa mới luyện thành tuyệt nghệ,
nhưng võ công đều thuộc hạng nhì hạng ba, nhường ngôi đệ nhất cho các nhân vật
phụ; điều này hấp dẫn người đọc, khiến ta phải ưu tư về sự bất toàn của thân phận
con người.
Xứng danh đệ nhất cao thủ,
trong “cõi Kim Dung” đếm chưa đầy một bàn tay, xin liệt kê đây để bàn chơi mua
vui.
ĐÔNG
PHƯƠNG BẤT BẠI
Là đệ nhất cao thủ gây ấn tượng
nhất trong truyện Kim Dung, bóng đen của Đông Phương Bất Bại bao trùm không khí
khủng bố lên phần lớn “Tiếu ngạo giang hồ”. Tuyệt thế cao thủ này chỉ thật sự
xuất hiện vào gần cuối truyện, và sự xuất hiện này thật kinh hồn, khiến người đọc
phải nín thở để theo dõi.
Nếu trong “Thiên long bát bộ”
có nhân vật Thiên Sơn Đồng Mỗ võ công kỳ tuyệt, thủy chung giết người không phải
sử dụng đến chiêu thứ hai, thì trong “Tiếu ngạo giang hồ”, Đông Phương giáo chủ
vừa xuất hiện đã bằng một chiêu nhẹ nhàng lấy đi mạng của đường chủ Đồng Bách
Hùng, một nhất lưu cao thủ; mà điều đáng sợ là lúc ấy Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ
Xung hiện diện đương trường mà cùng không nhận ra y đã giết người bằng thủ pháp
nào.
Tính cách ma quái ái nam ái
nữ khiến Bất Bại không còn là người, mà như hiện thân của loài ma mỵ. Một mũi
kim thêu yểu điệu trong tay của Đông Phương giáo chủ uy lực hơn cả bảo đao thần
kiếm. Ung dung một mình đối phó với 4 người, trong đó có Nhậm Ngã Hành võ công
xuất thần nhập hóa tương đương phương trượng Thiếu Lâm, với Lệnh Hồ Xung đã luyện
được 7 phần Độc Cô cửu kiếm, thêm Quang Minh Tả sứ Hướng Vấn Thiên oai khiếp quần
hùng, Bạch Hổ đường chủ Thượng Quan Vân, vậy mà Đông Phương Bất Bại vẫn ung
dung nhàn tản như chơi như đùa, áp đảo tuyệt đối, mãi đến khi y đã tự lao mình
xuống vực sâu mà bọn người kia vẫn còn tim thột chân run. Sau trận đấu này, bọn
Nhậm Ngã Hành xem như đã có trải nghiệm hãn hữu thế gian: được trở về từ cõi chết.
Đối phó với võ công Quỳ Hoa
bảo điển của Đông Phương Bất Bại, e là phải có 5 người tương đương lão ma đầu
Nhậm Ngã Hành mới mong giữ được thế quân bình, cho nên tôi dám bảo đây là người
duy nhất xứng danh thiên hạ đệ nhất.
ĐỘC
CÔ CẦU BẠI
Nhân vật này chỉ xuất hiện
gián tiếp (trong hai bộ “Thần điêu hiệp lữ” và “Tiếu ngạo giang hồ”) qua truyền
kỳ. Kiếm Ma là người sáng chế “Độc Cô cửu kiếm” độc bá thiên hạ. Về võ công, lấy
Đông Phương Bất Bại làm chuẩn, ta cũng chỉ có thể dùng phương pháp gián tiếp để
so sánh. Truyền nhân “Độc Cô cửu kiếm” là Phong Thanh Dương, thái sư thúc phái
Hoa Sơn. Người này tuy được cả phương trượng Thiếu Lâm lẫn Nhậm Ngã Hành trọng
vọng, nhưng võ công chưa chắc có thể chiếm thượng phong trước Nhậm Ngã Hành. Mà
võ công Đông Phương Bất Bại thì phải tập hợp được 5 đại cao thủ ngang Nhậm Ngã
Hành mới mong thủ hòa một mình Bất Bại. Vậy nên đáng tiếc cho Độc Cô Cầu Bại
sinh bất phùng thời: giá đầu thai trễ vài trăm năm, Cầu Bại đã có dịp so tài Bất
Bại, thì Kiếm Ma hẳn đã giải tỏa được mối hận, ít ra trong đời sẽ được một lần
đại bại.
VÔ
DANH LÃO TĂNG
Vô danh lão tăng, hay “tảo địa
tăng”, chỉ là người quét dọn Tàng Kinh các trong Thiếu Lâm tự, nhưng đây là người
võ công tuyệt đỉnh (nếu riêng tính “Thiên long bát bộ”). 4 đại cao thủ là cha
con Tiêu Viễn Phong, Tiêu Phong (bang chủ Cái bang, nhân vật luyện Giáng Long
thập bát chưởng đạt thành tựu cao nhất), và cha con Cô Tô Mộ Dung gia lừng lẫy
là Mộ Dung Bác, Mộ Dung Phục. Cả Bắc Kiều Phong Nam Mộ Dung hai nhà liên thủ mà
vẫn không đối phó nổi một lão tăng già yếu này.
BỒ
ĐỀ ĐẠT MA
Tiếng là người sáng lập Thiếu
Lâm, Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm, nhưng trong truyện Kim Dung, Đạt Ma chỉ có
công sáng chế Dịch Cân kinh và Tẩy Tủy kinh. Bộ Cửu Dương chân kinh trấn môn
chi bảo của Thiếu Lâm là do người khác viết, 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm cũng nhờ
các tăng nhân Thiếu Lâm nhiều đời tu luyện phát minh chứ không phải khởi nguyên
từ Sơ tổ Đạt Ma. Cho nên nếu chạm mặt so tài, e Bồ Đề Đạt Ma cũng phải dưới Vô
danh lão tăng mấy bậc.
* * *
Rốt lại, chỉ còn hai người
khả dĩ thuộc hàng thiên hạ vô địch là Đông Phương Bất Bại và Vô danh lão tăng.
Nếu hai người này tỷ thí thì ai sẽ thắng? Khó nói lắm, vì bản lĩnh hai bên
tương đương. Nhưng nếu cuộc giao đấu diễn ra, tôi sẽ đặt cược vào Đông Phương Bất
Bại, nguyên do: lão tăng là người hiền lành chơn chất, mà giáo chủ Minh giáo lại
hiểm độc khôn lường. Võ công tương đương thì ma đầu nhất định thắng thế, bởi lời
tục có câu “Đạo cao một thước, ma cao một trượng”, nhà Phật khó thắng ma tà.
Nhưng võ công của Đông
Phương Bất Bại có thật đã quán thế cổ kim không đối thủ chưa? E rằng chưa, vì
hình như ta đã bỏ sót, lướt qua một người!
Hãy thử xét lại uyên nguyên
võ công của Đông Phương Bất Bại, đó là học từ Quỳ Hoa bảo điển. Vậy thì chính
người viết Quỳ Hoa bảo điển đó mới là nhân vật lợi hại đệ nhất. Nếu người ấy sống
lại thì phải 3 đại cao thủ cỡ Đông Phương Bất Bại mới mong đương cự nổi. Kim
Dung hầu như đã dùng thủ pháp “Tiềm long vật dụng” để giấu kín danh tính nhân vật
này. Đó thật ra là ai?
Theo mô tả của Kim Dung thì
đây là một người võ công tuyệt thế, mai danh ẩn tích, chịu làm hoạn quan trong
hoàng cung, và những võ công trong Quỳ Hoa bảo điển, trải hơn 300 năm sau đó vẫn
không một ai luyện thành trọn bộ.
Lần theo những tiết lộ úp mở
về nhân vật thái giám đó, thì người phù hợp nhất không ai khác, chính là Tam bảo
thái giám Trịnh Hòa.
Theo sử liệu đời Minh, Trịnh
Hòa giỏi võ nghệ, hùng tài thao lược, lập chiến công quan trọng giúp Yên vương
Chu Đệ lên ngôi Minh Thành tổ. Sau, Hòa chỉ huy hạm đội hùng mạnh nhất thế giới,
mượn cớ thám hiểm hàng hải để đánh cướp các nơi, thu về vô số vàng ngọc châu
báu. Trịnh Hòa được sát nhân hoàng đế Chu Đệ kính nể bội phần.
Trong tín ngưỡng dân gian của
người Tàu, có ba hệ thống miếu thờ chính (người Việt quen gọi là những “Chùa
Tàu”, nhưng trong tiếng Hán thì đều là “miếu”) gồm Thiên Hậu miếu thờ bà Thiên
Hậu, Võ miếu thờ Quan Vũ, và “Miếu Bổn đầu công” (chùa ông Bổn) thờ Trịnh Hòa.
“Ông Bổn” hay “Bổn đầu công” Trịnh Hòa là vị phúc thần bảo trợ cho thổ trạch và
gia đình của Hoa kiều tha hương. Trong tiềm thức dân Tàu, đó là người có công
đưa họ ra bốn phương lập nghiệp, giúp chỉnh đốn bang hội và đòi hỏi quyền lợi
cho Hoa kiều ở các nơi.
Phải chăng trong tâm tưởng
Kim Dung, với tài trí và căn cơ của một người có huyết thống Hồi Hột, lại có cơ
hội chinh phục đánh cướp khắp thiên hạ như Trịnh Hòa, thì việc tập hợp võ công
Trung nguyên với Tây Vực, Hồi Hồi, Đại Lý, Mông Cổ, Tây dương... để viết nên Quỳ
Hoa bảo điển là việc khả dĩ?
Đến đây, lại thêm câu hỏi nữa
đặt ra: nếu giả thuyết vừa nêu là đúng thì liệu Trịnh Hòa có phải thiên hạ vô địch?
Thưa rằng chưa, vì hơn 700 năm sau Hòa, có một nhân vật võ công đặc dị nữa xuất
hiện, lừng lẫy cổ kim, quả là kỳ tài ngàn năm có một. Đó là ai vậy?
…..
(Lược đoạn cuối)
(Lược đoạn cuối)
theo FB Vinhhuy Le
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét