“Cái khó thực hiện nhất của con người là nụ cười. Vì thế, nét đẹp nhất của con người cũng chính là nụ cười. "Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo.
Di Lặc là vị bồ tát duy nhất các tông
phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính.
Hình ảnh Đức Phật đời Ngũ Đại, là tượng Phật Di Lặc độc
nhất vô nhị có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, sau lưng quảy bị vải gai, tính
tình rộng rãi cởi mở, rong ruổi khắp nơi. Rồi đến Tiếu Khẩu Di Lặc Phật,
dân gian còn gọi là “Tiếu Phật”, hay “Di Lặc Phật bụng phệ”, đã được xuất hiện
hàng loạt ở Triết Giang (Trung Quốc). Vào sau thời Ngũ Đại, hình tượng theo tướng
mạo của một vị Hòa thượng có tên là Khế (Khiết) Thử.
Cũng như Phật cùng sáu đứa trẻ, nhiều
người lý giải, nó tượng trưng cho sáu tên giặc, gọi là lục tặc. Sáu trần: sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp; nhờ sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý làm
môi giới, cướp đoạt công năng tài pháp, cho nên ví nó như sáu tên giặc cướp.
Hình ảnh những pho tượng Phật Di Lặc cười rạng
rỡ (Tiếu Phật) hiện nay với các hình ảnh Di Lặc cổ xưa, chúng ta mới thấy sự tiếp
biến và sức sống kỳ diệu của tín ngưỡng Di Lặc. Không những thế, Phật Di Lặc
ngày nay ngoài nụ cười sảng khoái, đeo túi vải to, chống gậy dài, sáu đứa trẻ lục
tặc vây quanh… còn gồng gánh thêm nào là vàng bạc, vinh hoa, phú quý, tuổi thọ,
phúc lộc như mong ước của mọi người về hòa với những Tham Sân Si.
Hình tượng Bồ tát Di Lặc trước thời Tiếu Phật
Hòa thượng Bố Đại, thiền tăng
thần kỳ thời Ngũ Đại (895-960) tên Khế Thử, ở Triết Giang, Trung Quốc.
Hòa thượng Bố Đại, một thiền tăng thần kỳ thời Ngũ Đại (895-960) tên Khế Thử, ở Triết Giang, Trung Quốc |
Với hành tung thoát tục phi phàm, khi
Bố Đại mất, người ta mới phát hiện ra ngài là hóa thân của Phật Di Lặc và đua
nhau vẽ tạc hình tượng ngài. Từ khi xuất hiện, lúc đầu là tranh vẽ, hình tượng
Tiếu Phật (Phật cười). Tiếu khẩu Di Lặc Phật hay Bố Đại hòa thượng, với miệng cười rạng rỡ, tâm tư khoáng
đạt, giải thoát tự tại… đã thu hút sự ngưỡng mộ đặc biệt và gần như làm lu mờ
các hình ảnh Bồ tát Di Lặc vốn đã định hình trước đó.
Tại Trung Quốc, trước thời Bố Đại (trước
thế kỷ X), hình ảnh Di Lặc thường được tạc dưới dạng Bồ tát đang thuyết pháp
cho chư thiên ở trời Đâu Suất (theo kinh Di Lặc thượng sinh) hoặc tương tợ như Phật Thích Ca (theo kinh Di Lặc hạ sinh).
Hình ảnh Di Lặc thường dưới dạng Bồ tát thuyết pháp cho chư thiên ở trời Đâu Suất (theo kinh Di Lặc thượng sinh) hoặc tương tự Phật Thích Ca ( kinh Di Lặc hạ sinh). |
Tượng Đại Phật Di Lặc ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc được khởi tạo năm 713 là một điển hình Tương không có nụ cười. Một phong cách Di Lặc cổ xưa. Như câu nói "Nhân thế hãn phùng khai khẩu tiếu…” – Hiếm gặp người ta mở miệng cười! Đó là lời than của của phái Tiêu dao Trung Hoa thời cổ.
Tượng Đại Phật Di Lặc ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc được khởi tạo năm 713. |
Có niên đại từ thế kỷ thứ VII (666),
mang phong cách Ấn - Hoa. Tượng Bồ
tát Di Lặc chùa Kouryuu-ji thế
kỷ thứ VII và sau là tượng Phật Di Lặc thời Heian, mỗi
pho tượng đều mang phong cách tạo hình riêng.
Tượng Bồ tát Di Lặc chùa Kouryuu-ji thế kỷ thứ VII |
Tượng Phật Di Lặc thời Heian |
Trước đó, từ thế kỷ II trở đi, các quốc
gia Phật giáo ở Tây Á và dọc theo Con đường Tơ lụa thuộc nền văn hóa Gandhara
đã tạc rất nhiều hình tượng Bồ tát Di Lặc theo phong cách Ấn Độ, có thể được mô
phỏng theo hình ảnh của Tôn giả Maitreya hoặc Ajita được nói đến rất nhiều
trong Kinh tạng. Một số tượng Bồ tát Di Lặc theo phong cách Gandhara, thế kỷ thứ
II, đến nay vẫn còn được bảo tồn ở Pakistan.
Tượng Bồ tát Di Lặc theo phong cách Gandhara, thế kỷ thứ II, đến nay vẫn còn được bảo tồn ở |
Hình tượng Bồ tát Di Lặc theo phong cách Ấn Độ, có thể được mô phỏng theo hình ảnh của Tôn giả Maitreya hoặc Ajita được nói đến rất nhiều trong Kinh tạng. |
Tại Ấn Độ, theo ngài Huyền Trang và
Pháp Hiền trong khi chiêm bái và cầu pháp ở Tây Trúc đã nhìn thấy và mô tả lại
những tượng Di Lặc rất lớn ở nhiều nơi như Bodhgaya và dưới chân núi cao ở
Darel thuộc phía Bắc bang Kashmir, có niên đại từ thế kỷ I và thế kỷ II. Ngày
nay, công trình xây dựng Đại Phật Di Lặc (h.9)ở Kushinagar, Ấn Độ theo phong cách Di Lặc cổ xưa,
có thể là tượng Phật Di Lặc lớn nhất thế giới.
Các hành động kỳ diệu, qua ngôn ngữ kỳ
bí đầy thiền vị, qua các đối thoại rất thiền, và qua các kệ giác ngộ, đã từ từ
Phật hoá ngài để trở thành hình ảnh quen thuộc đại diện cho vị Phật tương lai.
Đồng thời ngài cũng là biểu tượng cho sự hoan hỉ, cho sự giác ngộ, cho phúc lộc,
và cho sự giàu có, theo cách nhìn của người bình dân.
Nhà thơ Võ Quê từng nói:Miệng từ thường cười, cười những việc rất khó cười trong thiên hạ
Bụng hỉ hay dung, dung lắm chuyện chẳng dễ dung ở thế gian.
Cũng như câu câu ca tụng về nụ cười an nhiên tự tại và cái bụng lớn của Ngài:
“Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ. Miệng cười thường xả,
xả những việc khó xả ở thế gian”.
Nhà thơ Võ Quê từng nói:Miệng từ thường cười, cười những việc rất khó cười trong thiên hạ
Bụng hỉ hay dung, dung lắm chuyện chẳng dễ dung ở thế gian.
Cũng như câu câu ca tụng về nụ cười an nhiên tự tại và cái bụng lớn của Ngài:
“Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ. Miệng cười thường xả,
xả những việc khó xả ở thế gian”.
Phật ngày nay. Sự bình dân hóa.
Ảnh trên trang FB Soi Đong Hoang |
Ông Thần Tài |
Tượng của ông Thần Tài ngày nay cũng
có tướng mạo dáng dấp “nhái” chẳng khác gì Bố Đại Hòa Thượng, với tay nâng và
tung lên những nén vàng lấp lánh biểu hiện cho sự phồn vinh phú quý, khiến nhiều
người rất dễ nhầm lẫn với hình tượng của Phật Di Lặc.
.
.
Một số hính ảnh của Tiếu khẩu Di Lặc Phật hay Bố Đại hòa thượng.
Tượng Phật giáo mang đậm cốt tuỷ tinh anh của đạo Phật nhờ đức tính uyển chuyển để
phát triển và thích nghi với từng quốc độ, từng thời đại, từng tông phái, và người quy ngưỡng.
Mỹ thuật Phật Giáo bắt nguồn từ kinh điển của đạo Phật và có nguồn gốc từ Ấn độ và con đường
Tơ Lụa ở Trung Á. Khi truyền vào các nước ở đông Phương đã kết hợp với tín ngưỡng và
truyền thống của bản địa để hình thành và phát triển. Do vậy, tác phẩm mỹ thuật Phật giáo là biểu
tượng cho văn hoá và tín ngưỡng tôn giáo của thời đương đại, ñồng thời phản chiếu tính lịch sử,
và phong cách tính ngưỡng của quốc gia. Dù diễn tả dưới hình dạng và phong cách tương đồng
hay khác biệt, nhưng mỹ thuật Phật giáo vẫn lưu giữ các điểm đặc sắc của nó.
( VanPham sưu tầm và biên soạn)
Cám ơn bác Van Pham, bài viết hay lắm :-)
Trả lờiXóaCảm ơn bác Hiệp ghé thăm. Nhân đọc tuồng tích Quỷ vây Chung Quỳ. Nên em tìm hiếu và soạn bài này, bác à.
XóaOh, thầy đã vô được blog, lại được đọc bài của Thầy, hay quá Thầy ah!
Trả lờiXóaCảm ơn em đã ghé thăm.
Xóa