Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

HẸN HÒ

Một người bèn ra ven sông
buông theo nước cuồn cuộn mau...
----

Ảnh. Sông Trà Xuyên chớm heo may về. 2010

Sớm nay đi bộ, gió se lạnh tựa heo may đổ đồng. Nhớ tới bài Hẹn hò của Phạm Duy:

... "Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu

Một người ngồi đây trông hoa trôi theo nước chảy phương nào ..."


Xưa còn trẻ, nơi đây tôi từng ngồi những chiều gió gợn nước sông. Một mơ ước cuộc sống thanh bình trong những năm gian khổ chiến tranh. Ôi, những câu ca trôi dạt về xứ vĩnh hằng, xứ viễn mơ kia:
"Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau..."

Trong hồi ký, nhạc sĩ giãi bày rất ngắn gọn về ca khúc này: "Bài Hẹn Hò được xây dựng trên giai điệu ngũ cung, kể lể một câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ" 


... "Tôi nghe, cảm cái kiêu bạc của một thời trai trẻ đương sống lại trong ông. Có vẻ ông muốn nói, theo một cách không thể giản dị hơn, rằng ừ thì Hẹn hò cũng như những ca khúc khác của ông đấy thôi, ừ thì có thêm một cái hay, hay là bớt đi một cái hay, thì Phạm Duy vẫn là Phạm Duy, một ca nhân, đam mê suốt đời ca hát vô tận vô biên đấy thôi".(trích trong FB Tình ca Phạm Duy)

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

ĐỘNG NGƯỜM NGAO




Động Ngườm Ngao đẹp lắm! 

 Một động lớn nằm trong lòng một quả núi ở bản Gun (cách Bản Giốc 3km). Ngườm Ngao nghĩa là hang hổ. Theo số liệu của đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh năm 1995: Động dài 2.144m.
với ba cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn.
Vào động từ cửa Ngườm Lồm, gió từ hang thổi lên mát rượi như máy lạnh. Khi ra bằng cửa Ngườm Ngao lưng chừng núi.

Cửa Ngườm Lồm
Những hình ảnh trong động.









Đoàn bốn anh em thăm động.








Như những rễ cây trên mặt đá.

Trên đường vào, gặp cánh đồng với bóng  núi màu xanh tím, chen màu vàng của hoa ngô, biếc xanh của lá. Những bắp ngô non râu tím hồng, bên cạnh những thảm vàng bãi cỏ. Con đường chạy ở giữa về khe núi như thể bối cảnh trong phim Đường về nhà. Hình ảnh cô thiếu nữ do Chương Tử Di thủ vai, chạy trên cánh đồng mọc đầy hoa dại. Một con đường mang quá nhiều ân tình, quá nhiều kỷ niệm.