Những
ngày dịp 8/3, nhiều bài viết về phụ nữ, nhưng chung thì mang tính hài hước để
vui đùa. Vẫn như là một cái gì đó ban phát lòng yêu trong thương mến.
Gần đây,
giáo sinh về trường tôi thực tâp, các em nói về người bạn xưa của tôi (PĐT)
cùng tổ Giải tích ĐHSPHN và kể: Thày (PĐT) viết văn trên facebook như thầy khoa
Văn thực thụ. Tôi vào đọc, anh viết hay, tình đời và suy ngẫm…
Lan man một chút. Anh thuật những câu chuyện sưu tầm rằng: Người phụ nữ,
ta vẫn thường mến yêu ngưỡng mộ, hóa ra, cứ một năm họ phải lột xác một lần và ngày
đó họ sống đúng nghĩa của mình, chỉ đúng một ngày thôi. Sau ngày tuẫn nạn đó họ
lại trở về nguyên nghĩa là người mẹ, người vợ, người chị gái thân yêu của chúng
ta. Các nhà thông thái đã tra tìm ngày đó qua lịch Maya, lịch Julius và Gregory
…và kết luận: Đó là ngày mồng 8 tháng Ba hàng năm. Rồi có câu chuyện người đàn
ông vào quán, gọi cơm khê, canh mặn, đòi hỏi phục vụ bàn la mắng khi ăn và nức
nở mà rằng: tôi xa nhà một tuần rồi, tôi
nhớ vợ tôi lắm, tôi muốn có bữa ăn như cảnh ở nhà… nhưng đó là kiểu câu chuyện hằng những 'tầm phào'.
Tôi đọc được
một bài viết trên viet-studies, thấy lòng xót xa thương mến về những người đàn
bà xứ Việt nơi xa, nó không theo những môtip về phụ nữ mà ta thường đọc.
Lịch sử đã từng xảy ra bao nhiêu cuộc rủ rê rồi, sức mạnh những người
bị gạt ở bên lề nhiều khi không lường được. (Lời Nguyễn Ngọc Tư)
Tôi buồn. Cái buồn gần như không giải tỏa được.
Đăng lại, mong các bạn suy ngẫm.
Họ không giống như những người trong cái chợ má hay ngồi bán mớ ngò gai, rau cần hái được trong vườn nhà để mua lại dầu hôi nước mắm, như một cuộc trao đổi cho nhau những gì mình có.
Lịch sử đã từng xảy ra bao nhiêu cuộc rủ rê rồi, sức mạnh những người
bị gạt ở bên lề nhiều khi không lường được. (Lời Nguyễn Ngọc Tư)
Tôi buồn. Cái buồn gần như không giải tỏa được.
Đăng lại, mong các bạn suy ngẫm.
Những
người đàn bà đi xa - Trung Bảo
(Đã đăng trên tạp chí Lifestyle)
Nguyện. Ảnh Trần Văn Đông |
Chất
giọng miền Tây vẫn không có gì thay đổi khi cô nói "Qua đây làm ăn vậy mà
coi được hơn ở nhà làm ‘guộng’. Thỉnh thoảng cũng gửi về nhà chút tiền cho ông
bà già với mấy đứa em". Trong đêm mưa lạnh năm đó ở giữa Hoa Liên, chúng
tôi được một bữa bia ra trò với đồng hương của mình. Mưa đã dứt nhưng câu
chuyện phải kéo dài đến tận nửa đêm với vợ chồng chủ quán.
Đến
giữa Đài Trung có một khu chợ đêm, trong khu chợ đêm đó có một gian hàng bán đủ
thứ mắm muối, sách báo, phim ảnh... dành cho các cô dâu Việt Nam. Tôi bỏ một
buổi tối ngồi cùng người bán hàng, cũng từng là một cô dâu Việt, để trò chuyện
và nhìn ngắm người vào mua hàng. Đa số những người đàn bà trẻ Việt Nam khi đến
gian hàng này đều chở theo một đứa con trai. Tò mò hỏi thăm, một cô lý giải rất
“dân gian”, vì đàn ông Đài Loan hay ăn thịt còn người Việt ăn nhiều rau nên
cưới nhau rồi rất… dễ sinh con trai.
Những
bà mẹ Việt xí xô nói chuyện với con mình bằng tiếng Hoa, có khi bí quá bèn đổi
sang tiếng Việt. Những đứa bé hiểu hết những gì mẹ chúng nói. “Mẹ con với nhau,
nói gì mà hổng hiểu”, một cô vừa cầm chai nước mắm Phú Quốc vừa giải thích.
Gian hàng này như một nơi họ gặp gỡ đồng hương để trò đôi câu chuyện.
Lang
thang giữa Đài Bắc, nghe chúng tôi nói tiếng Việt, một ông chủ xe cá viên chiên
vắt chiếc khăn dầu mỡ lên vai, liến thoắng nhận… “bà con bên ngoại” khi khoe
cùng anh phiên dịch rằng ông ta có cô vợ Việt Nam đã gần 10 năm. Khi đó, vì
tuổi trẻ, chúng tôi đùa với nhau : "Lão này qua Việt Nam chắc chắn phải nói
mình có doanh nghiệp ăn uống ở trung tâm Đài Bắc thì mới cưới được vợ".
Câu chuyện chẳng đi xa hơn vì hàng rào ngôn ngữ, nhưng qua điệu bộ và cử chỉ
thì có vẻ ông ta rất hài lòng với người vợ Việt của mình.
Suốt
chuyến đi ngang dọc Đài Loan năm đó, có hai điều ấn tượng. Thứ nhất, mỗi khi
vào quán ăn, rất thường gặp những người phụ nữ Việt Nam làm phục vụ, cho dù đó
là quán ăn ở cách xa các khu thị tứ, giữa vùng nông thôn. Thứ hai là những
kiosk bán trầu cau dọc đường được mệnh danh là "Trầu cau Tây Thi" vì
những cô bán trầu đều… mặc bikini.
Sau
này, đôi bận dừng chân ngang qua sân bay Đài Bắc để tiếp tục bay đi hay để trở
về nhà, tôi thường xuyên gặp những người phụ nữ đồng hương của mình. Điều dễ
dàng để nhận ra họ, dù có khi họ chỉ ngồi im lặng bấm điện thoại nhoay nhoáy,
bên cạnh là một vài đứa trẻ bi bô tiếng Hoa, đó là những bộ trang phục diêm
dúa, lòe loẹt.
Những
chuyến bay về nhà, đầy những người phụ nữ làm dâu xa quê, thường khiến tôi nhớ
đến những chuyến xe đò ở miền Tây. Cũng chất giọng ồn ả đó, cũng câu hỏi: “Đà
Nẵng có phải ở ‘Quế’ (Huế) không?” khi nghe tôi nói giọng miền ngoài. Lúc đó,
có thiếu chăng là vài cái lồng gà hay những đoạn cải lương mùi mẫn mà tôi đã
quen nghe trên những chuyến xe đò đi Sa Đéc, Rạch Giá, Hậu Giang...
Trước
đây, mỗi lần đi ngang qua cổng của Lãnh sự quán Hàn Quốc ở Sài Gòn, tôi tự trào
cho mình đỡ buồn mỗi khi nhìn cảnh xếp hàng dài các cô gái trẻ nước tôi trước
cổng, gọi đó là "trước cổng thiên đàng". Các cô gái xếp hàng cho một
chuyến đi tránh nghèo của cuộc đời. Chẳng biết có bao nhiêu cô tìm được thiên
đàng cho mình sau cánh cổng sắt lạnh lùng dường kia.
Có
bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam đi ra nước ngoài để mình đỡ khổ, gia đình đỡ
cực! Có bao nhiêu người trong họ hạnh phúc và bao nhiêu cô phải khổ đau! Tôi
không biết và tôi cũng chẳng có quyền gì thương vay khóc mướn cho họ. Để họ ở
lại quê nhà, liệu có chắc gì sung sướng hơn đâu.
Chỉ
có điều, thỉnh thoảng vẫn cứ xót xa như mỗi khi nghe câu ca :"Má ơi đừng
gả con xa, chim kêu vượn hú biết nhà má đâu". Cho dù được sống nơi giàu có
như xứ Mỹ, có ai muốn phận tha hương đâu, phải hông!
8-3-2013
Người ta làm ra cái ngày cảm tạ phụ nữ là để người ta có thể bạc đãi các bà 364 ngày kia mà không sợ bị lên án đó bác.
Trả lờiXóaComment của Hà vào spam, nay mới thấy. Bà thông cảm nhé.
XóaThưa, 364 ngày là những ngày vui!
Cám ơn nghệ sĩ Thanh Huyền ( không biết có đúng tên?) trong vi deo hát chèo. Và cám ơn chủ trang THONG DONG!
Trả lờiXóaVNNB
Chèo mở lái ra
XóaChiếc phách nhất này ai ơi chèo mở lái ra
Phách nhì chưa vợ
Phách ba chưa chồng
Hỡi chú mũi ơi thương lấy lái cùng
Khoan lại hò khoan…
Có lẽ tên nghệ sĩ là THU HUYỀN, đoàn chèo Hà Nội. Chị cao tuổi nhà tôi bảo thế. Tôi tin thế!
Trả lờiXóaVNNB
"Đào lẳng" Thu Huyền của chiếu chèo Hà Nội, đôi mắt sắc ngọt, tươi rói, tóc dài đen óng, áo tứ thân thắt đáy lưng ong... Như lúng liếng, mơ màng, ...đôi mắt dao cau, nhìn ta không nói, xa nhau sao đành …
XóaChúng ta đều ở miền bắc bộ nên thích nghe chèo như ngươig phương nam mê vọng cổ.
... thương câu hát: chú mũi ơi thương lấy lái cùng...
Vâng, anh nói đúng! Cho dù có ở thiên đường thì cũng chẳng ai mong muốn phải xa quê nghèo!
Trả lờiXóachúc anh ngủ ngon, vui khỏe!
Cảm ơn cô giáo đã chia sẻ.
XóaThương quý những người xa quê.
Ngay đến bọn trẻ bây giờ sau khi học xong vẫn đa số muốn về lại quê nhà !
Trả lờiXóaNgười Việt coi trọng quê hương và gia đình.
XóaĐến như Chính Phủ cũng nhận là nhà nước rồi huyện ta, trường ta ...
Nên rất hiểu lòng con trẻ...
Rất là ngộ nghĩnh, các cô bán trầu đều mặc bikini. Thế thì đàn ông đâm ra nghiện ăn trầu mất.
Trả lờiXóaTôi cũng thèm ăn trầu lắm.
XóaThấy hình hỉnh ảnh này miệng cứ nhàn nhạt.
Chào Bạn!
Có những nỗi đau buồn, cực nhọc... mà ở xứ người nỗi đau ấy bị nhân lên nhiều lần.
Trả lờiXóaThương và buồn!
Vâng Bạn ạ. THƯƠNG VÀ BUỒN.
XóaVậy là nữ công nhân dệt New york năm 1857 tra lịch Maya chọn ngày 8.3 để biểu tình đòi cải thiện điều kiện làm việc?? Chị em giỏi quá!
Trả lờiXóaBu ạ, chắc là thiên định và thế giới phải công nhận thôi.
XóaChúc Hai Bu vui!