Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Chụp ảnh khi đi du lịch



Yếu tố Góc độ, Cự ly và Bố cục.

Khi đi du lịch, chụp lại những bức ảnh kỷ niệm ghi nhớ những nơi mình đã đến thật là thú vị. Thế nhưng khi nhìn những bức ảnh không đẹp thì những cảm giác lúc chụp ảnh của bạn sẽ bị mất đi. Và không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội để chụp lại lần nữa. Một chuyến đi công phu vất vả, sự mong đợi thật lớn vào chiếc máy ảnh mà bạn mang theo. Chú ý một chút khi chụp hình thì bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp.
    
.  
Trước hết bạn phải nắm phương pháp chụp ảnh phong cảnh. Đầu tiên là chú ý đường chân trời nên đặt nằm ngang và theo bố cục 1/3, bầu trời trong ảnh là 1/3 và phần mặt đất là 2/3. Nếu trong ảnh có những chi tiết lớn như một cái cây một tảng đá to... thì không nên đặt ở ngay trung tâm ảnh. Mới bắt đầu nên bạn áp dụng hai điều cơ bản này trước cũng có thể chụp được những bức ảnh đẹp hơn.

Chụp phong cảnh
   
Khi đến một vườn hoa, công viên hay một nơi tham quan nào đó. Hẳn là bạn sẽ thấy rất nhiều hoa.Bạn sẽ chú ý những yếu tố sau khi chụp vườn hoa để có những tấm ảnh vừa ý. Chụp cảnh vườn hoa hay cảnh tương tự, nên để phần bầu trời trong ảnh thật ít. Kế đến chọn lựa góc chụp thích hợp, không nên để máy ở một độ cao nhất định mà có thể bạn nâng cao hay hạn thấp để tìm ra góc chụp thích hợp.Sau cùng chú ý đến hướng của ánh sáng, chọn hướng sao cho ánh sáng tạo cảm giác lập thể trên ảnh.
    

Chụp ảnh kỷ niệm có người.
   
Trong những bức ảnh kỷ niệm trong một chuyến đi thì không phải chỉ có ảnh phong cảnh mà còn có những ảnh chụp có người trong đó. Những tấm ảnh này dù không mang tính nghệ thuật nhưng bạn cũng thử chú ý đến những yếu tố căn bản ở trên xem sao. Tất nhiên những bức ảnh này sẽ khác với những tấm chỉ chụp đơn thuần là quang cảnh hay hoa lá. Phần đầu tiên chúng ta hay gặp đó là nhân vật trong hình bị nhỏ. Liên quan đến vấn đề này là khoảng cách chụp. Thông thường người được chụp hay có thói quen đứng gần một cái gì đó để chụp như một ngôi nhà chẳng hạn. Thế nhưng ngôi nhà thì lại lớn hơn người được chụp rất nhiều. Vì thế khi chụp được hình ảnh có ngôi nhà thì người được chụp sẽ rất nhỏ. Trong trường hợp này người cầm máy sẽ chọn khỏang cách chụp sao cho lấy được quang cảnh phía sau, sau đó đặt người được chụp vào phía trước ống kính với khỏang cách thích hợp để người được chụp có độ lớn như ý. Tất nhiên khi nhân vật tiến gần ống kính hơn thì lớn hơn và bị cắt mất một phần. Và người chụp sẽ chọn khoảng cách sao cho chỗ cắt hợp lý với khuôn hình. Kế tiếp sau là bạn sẽ quan sát xem có những chi tiết nào ở hậu cảnh làm ảnh hưởng đến nhân vật trong hình như một cái cây hay cột điện lộ ra ngay trên đầu, bị một tảng đá đè xuống... Sau cùng là chú ý đến nguồn sáng chiếu vào nhân vật. Ánh sáng thuận quá mạnh có thể làm bẹt hình hay tạo những chỗ tối sáng trên khuôn mặt. Những nguồn sáng từ trên đỉnh đầu chiếu xuống hay từ dưới hắt thẳng lên tạo ra một khuôn mặt không đẹp. Để tránh những khuyết điểm này bạn có thể dùng miếng phản quang hay đèn flash bù sáng khi chụp.


Ảnh Cao Trọng Bằng
     







Ảnh Đào Hoa Nữ.
   
Bến đò Túy Vân


Cầu Ngói Thanh Toàn


Chiều trên Sông Hương


Đầm Lập An


Núi Bạch Mã

    
Thượng nguồn Hương Giang
.
Ảnh của tôi.
    
Đây thôn Vỹ Dạ

Cầu Cần Thơ


Sông Hương


Dray Nur


Angkor Wat

2 nhận xét:

  1. Bài viết đơn giản mà bổ ích và thú vị. Tôi vừa đi xuyên Việt 10 ngày bằng oto, chụp khá nhiều ảnh nhưng mắc rất nhiều lỗi như bài viết nêu, sẽ rút kinh nghiệm ngay cho những lần sau. Cám ơn ông

    Trả lờiXóa
  2. Thi thoảng gửi cho tôi những bài mà Ông thích, tôi đăng cho vui.
    Chào Ông!

    Trả lờiXóa