Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Ngũ Nhạc

Ngũ đại danh sơn Trung Hoa - Ngũ Nhạc.

Nhạc - có nghĩa là núi cao, hùng vĩ. Người Trung Quốc đã chọn được 5 ngọn như vậy trong lãnh thổ của mình và gọi đó là Ngũ Nhạc.

Thái Sơn - Đông Nhạc ở tỉnh Sơn Đông
Hành Sơn - Nam Nhạc ở tỉnh Hồ Nam
Tung Sơn - Trung Nhạc ở tỉnh Hà Nam
Hằng Sơn - Bắc Nhạc ở tỉnh Hà Bắc
Hoa Sơn - Tây Nhạc ở tỉnh Thiểm Tây 

Dáng vẻ của 5 ngọn núi nổi tiếng này cũng thật phong phú không giống nhau hay trùng lặp. Thái Sơn như tọa (ngồi); Hành Sơn như phi (bay); Tung Sơn như ngọa (nằm); Hằng Sơn như hành (đi); Hoa Sơn như lập (đứng).

Nước Nam ta cũng có Ngũ Hành Sơn nhưng không phân tán như Ngũ Nhạc của Trung Quốc mà tụ hội ngay trên vùng biển Hòa Hải huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Thái Sơn như tọa

Thái Sơn
Thái Sơn có dáng vẻ như ngồi, trong ngũ nhạc đứng thứ ba về độ cao (1.524m), nhưng được mệnh danh là "Ngũ Nhạc độc tôn" và "Thiên hạ đệ nhất danh sơn", bởi vì nơi đây từng chứng kiến các triều đại vua chúa cổ đại cử hành lễ tế đất trời. Thái Sơn thuộc địa phận tỉnh Sơn Đông, bắt đầu từ Trường Thanh trải dài hơn 200 kim qua Phì Thành, Tế Nam đến Thái An. Ngọn chính của Thái Sơn có tên gọi là đỉnh Ngọc Hoàng nằm ở phía bắc thành phố Thái An, từ chân núi lần lên tới đỉnh chúng ta bắt gặp hơn 30 điểm danh thắng cổ tích như đầm Vương Mẫu, cung Đấu Mẫu, đèo Kinh Thạch, lầu Hư Thiên, cầu Trường Thọ v.v... Và qua 18 bậc hiểm nguy bước lên Nam Thiên môn. Tại cửa trời này, tầm mắt có thể nhìn bao quát bốn phương thiên hạ. Cũng tài đây, Võ Tắc Thiên cho người dựng "Uyên oanh bi", đến nay chưa rõ bà có dụng ý gì nơi đỉnh cao của thiên địa.


                   
Thái Sơn bình minh

Thái Sơn chính ngọ
Thái Sơn hoàng hôn
Sườn núi


Văn tự trên vách đá
Đường lên Thái Sơn




Bia tưởng niệm Tôn Dật Tiên
trên núi Thái Sơn

Đỉnh Ngọc Hoàng

Nhìn từ Thái An

Thái Sơn thắng địa trong sương

Hành Sơn như phi.



Theo thần thoại Trung Hoa, Hành Sơn là cánh tay trái của Bàn Cổ. Kỳ thực, hơn 3 triệu năm về trước, Hành Sơn đã được hình thành bởi sự vận động địa chất của dãy Hymalaya, có giả thuyết cho rằng hai núi này là anh em sinh đôi. Hành Sơn có ba tên cổ là Nam Nhạc, Nam Sơn hay Thọ Nhạc, mà chúng ta thường nghe trong câu chúc.
Phúc như Đông Hải
Thọ tỷ Nam Sơn
Hành Sơn thuộc địa phận tỉnh Hồ Nam, là cả một khối đá hoa cương đồ sộ, thế núi hùng vĩ trông tựa như bay, có 72 ngọn và lấy 5 ngọn Chúc Dung (1.290m), Thiên Trụ, Phù Dung, Tử Cái, Thạch Khang làm chủ phong - đỉnh chính, còn gọi "Ngũ Nhạc độc tú". Nhiều đế vương đã leo lên đây tế lễ và là thánh địa của Phật giáo Trung Hoa.
Hành sơn dáng nét chập chùng, liền lạc của 72 ngọn núi, trải dài 400 cây số, thông qua 7 tỉnh và nhiều thành phố, xa xa ẩn trong mây mù quyện gió cuốn, trông như bay…
Bàn Cổ trong thần thoại Trung Hoa bắt nguồn từ một thần thoại của Man tộc  Man tộc tự nhận tổ tiên của mình là một con chó ngũ sắc gọi là Bàn Hồ.
Đời Tam Quốc (213 -280), sự tích này được Trung Hoa hoá và biến thành thần thoại khai thiên lập địa của Trung Hoa. Thì thời khai thiên lập địa, trời và đất như lòng trắng và lòng đỏ trứng gà; rồi ông Bàn Cổ sinh ra, lấy những chất trong và sáng tạo ra trời, những chất đục và tối tạo ra đất. Mỗi ngày ông lớn lên được một trượng (khoảng 3 mét), trời cao thêm được một trượng và đất cũng dày thêm được bấy nhiêu. Ông xuất hiện trong thế trời đất hỗn mang lấy hiệu là Nguyên Thĩ Thiên Vương kết hợp cùng Thái Nguyên Ngọc Nữ ( được sinh ra trong một khe đá dưới chân núi). Sinh ra 2 người con là Thiên Hoàng  và Cữu Giang Huyền Nữ .
Ông khóc, nước mắt ông chảy xuống trở thành sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, ông thở thành gió, nói thì thành sấm, mắt ông đưa qua chớp lại thành chớp? Khi ông mất, xác ông rơi xuống từng mảnh thành năm ngọn núi thiêng ở Trung Hoa, tức Ngũ Nhạc (Thái Sơn, Hoa Sơn...); hai mắt ông thành mặt trời, mặt trăng, mỡ của ông chảy ra thành sông, biển và tóc ông đâm rễ trong lòng đất, thành cây cối.
Bàn Cổ  sống được 18.000 năm (Trích từ Tam Ngũ Lịch Kỷ của Nguyễn Đổng Chi -  Sử Trung Hoa của Nguyễn Hiến Lê)
Trong Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh thì ông Bàn Cổ theo cổ truyền của Trung Hoa là thuỷ tổ của loài người, cũng như Adam trong thần thoại Thiên Chúa …
                     
Hành Sơn trong sương
Hành Sơn nằm trong địa phận trung tâm tỉnh Hồ Nam, là một dãy núi đá hoa cương đồ sộ, ngọn Chúc Dung cao 1290 mét, ngọn Thiên Trụ, Phù Dung, Tử Cái, Thạch Khang làm chủ phong  của Hành Sơn nên gọi là "ngũ nhạc độc tú". Tương truyền rằng trên đỉnh Tử Cái, Hoàng Đế (một trong Tam Hoàng) đã hội nghị với các chư hầu miền nam. Đến thế kỷ 20 trước công nguyên, vua Vũ (cháu 5 đời của Hoàng Đế  hậu duệ của Nghiêu Thuấn, là người khai sáng ra nhà Hạ (thế kỷ 21 – 16 trước công nguyên). Ông lên đây quan sát địa thế để vạch kế hoạch trị thủy mà ngày nay còn ghi lại trong sử sách.
Đây là thánh địa của Phật Giáo Trung Hoa với những ngôi chùa cổ mà các vị hoàng đế đến đây cầu khẩn cúng vái. Đồng thời cũng là đạo tràng của các bậc Thiền Sư  Lảo giáo, tạo dựng những huyền thoại, những truyền tích bao quanh những bậc danh nhân trong lịch sử Trung Hoa. Lý Bạch, Đổ Phủ và một số lớn thi sĩ lưu lại bút tích của mình trên những vách núi bằng những dòng thơ cảm khái ngưỡng mộ người xưa…
Hành Sơn là một thắng cảnh tuyệt diệu của miền Nam Trung Hoa, nơi duy nhất có tuyết phủ vào mùa đông, nơi nghỉ mát lý tưởng của  mùa hè. Dưới chân núi là  Nam Hoa Tự rộng lớn, những hình tượng núi non của Hành Sơn được ghi lại qua những 72 tượng đá, và dĩ nhiên biết bao là tượng Phật tôn kính chung quanh điện thờ,  và dọc theo khuôn viên thiền viện là những Hành giả hoặc La hán, đây là nơi tế tự trọng đại của Phật giáo Trung Hoa nằm trong tỉnh Hồ Nam, vào trung tuần tháng Tám mổi năm.

Tung Sơn Như Ngọa
          
Dãy Tung Sơn
Dãy núi Tung Sơn là một trong Ngũ Nhạc - một trong 5 dãy núi lớn và danh tiếng nhất Trung Hoa, nằm ở phía Nam sông Hoàng Hà và phía Bắc sông Dương Tử (Trường Giang). Núi Thiếu Thất cao chừng 860 trượng, phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện, chung quanh núi được bao phủ bởi rừng thiết mộc, một loại cây rắn chắc như sắt, bền bỉ, quí báu hiếm có, tương truyền do Ðạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làm binh khí và vật dụng cho chùa Thiếu Lâm. Ðỉnh Thiếu Thất bằng phẳng, rộng rãi trên 5.000 trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùa Thiếu Lâm huyền thoại.
Gần Thiếu Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốn trượng, nước trong suốt, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnh Thiếu Thất nhìn xuống mặt hồ giống như một vầng trăng lớn. Hồ là nơi tập luyện "thủy công" cho các môn đồ Thiếu Lâm sau này.

Theo sử sách ghi lại, vào đời Hán, Minh Đế một hôm mơ thấy vị thần người tỏa ánh vàng bay đi bay lại trong cung, có người nói là đức Phật Tây phương, vua bèn cho người sang Tây vực cầu Phật pháp, mời về hai vị cao tăng Ấn Độ là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, lập chùa Bạch Mã ở Lạc Dương để hai người giảng kinh. Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sau hai người muốn tìm chốn núi cao rừng thẳm để tu luyện, bèn xin tìm nơi thanh tĩnh lập chùa, và đặt chân lên miền đất phúc Tung Sơn, xây dựng Đông Đô Đại Pháp Vương Tự.
Minh Đế sùng Phật, quan lại trong triều không kể cao thấp đều phải đến đây nghe giảng kinh. Tại đây, hai vị cao tăng đã dịch xong bộ Tứ thập nhị chương kinh (Bộ kinh 42 chương, được Kim Dung mô tả là đối tượng truy tìm của cả võ lâm và triều đình trong cuốn tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Lộc đình ký). Như vậy, hạt giống Phật giáo từ Tây phương bay tới Trung Hoa đã nảy mầm ngay trên đất Tung Sơn.
Thời Tam Quốc, cũng trên đất Tung Sơn xuất hiện vị tăng nhân người Hán đầu tiên trong lịch sử, đó là Chu Sĩ Hạnh, người đầu tiên sang Tây Phương cầu pháp, mang về bản kinh Bát nhã bằng tiếng Phạn. Sách xưa chép rằng, khi ông mất, đệ tử đem hỏa táng, đến lúc lửa cháy tàn mà thân xác vẫn như còn nguyên; đến khi niệm chú thì xương cốt mới tan ra.
Năm Khai Hoàng thứ 20 đời Tùy Văn Đế, cao tăng Huyền Trang ra đời ở thôn Trần Hà dưới chân núi Tung Sơn. Bấy giờ các tông phái Phật giáo ở Trung Quốc đua nhau nổi lên, Huyền Trang nhận thấy kinh điển các phái khác nhau, tranh luận không dứt, mà xét cho cùng là do không có kinh điển gốc để tra cứu, bèn vượt gian khổ sang Thiên Trúc thỉnh kinh, mang về dịch trong 19 năm, tất cả 1331 quyển.
Tung Sơn là nơi tụ hội, hòa mục của ba tôn giáo Phật, Đạo, Nho: thuộc địa phận tỉnh Hà Nam do Thái Thất Sơn và Thiếu Thất Sơn hợp thành trải dài trên 60 km theo hướng đôn - tây, cũng gồm 72 ngọn và chủ phong là Tuấn Cực cao 1.440m, còn gọi Tung Đỉnh, Tung Sơn có Pháp Vương Tự, Trung Nhạc miếu, Tung Dương thư viện là 3 danh thắng cổ xưa nhất. Bên phía tây Sủng Thánh môn có kho cổ thần, vốn tàng trữ toàn người sắt. Tương truyền năm ấy khi đuổi theo đại sự Nhạc Phi một cây lao vàng đã vút đi mà không quay trở lại. Tung Sơn hay còn gọi là Trung Nhạc, đất trời của các võ công danh tiếng Thiếu Lâm, ngoài Pháp Vương tự còn có Thiếu Lâm tự mà ai cũng hằng mong được đặt chân đến, và cả Quan Tinh đài - nơi ngắm trăng sao, đài thiên văn thiên nhiên.
         


Cổng chính Chùa Thiếu Lâm

Hằng Sơn như hành.


Hằng Sơn còn gọi là Bắc Nhạc, thuộc địa phận tỉnh Hà Bắc. Tương truyền khi vua Thuấn đi tuần thú, nhìn thấy núi này hùng vĩ uy nghiêm, bèn đặt tên như vậy, Hằng Sơn có 108 ngọn, trải dài trên 150km, đỉnh chính là Huyền Vũ Phong, cao 2.017m. Núi có nhiều danh thắng nổi tiếng như Huyền Không tự, Hổ Phong khẩu trên đó sừng sửng một cây tùng cổ chịu đựng sơn phong hơn ngàn năm nay. Du khách muốn chiếm đỉnh cao này là mong được nhiễm một phần tiên khí.

Chùa Huyền Không trên núi Hằng Sơn

Hoa Sơn như lập.

Hoa Sơn

Thuộc tỉnh Thiểm Tây, là đoạn đông của dãy Tần Lĩnh, toàn đá hoa cương, từ xa vọng về, hình núi dựng đứng như một bông hoa và vì vậy mà có tên Hoa Sơn, đỉnh chính cao 2.083m, gọi là Thái Hoa Sơn hoặc Tây Nhạc. Hoa Sơn nổi danh là nơi hiểm nguy, thử thách tài tú của những dũng sĩ leo núi.


Phía Bắc Hoa Sơn
Hoa Sơn đẹp như mơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét