(blog TIẾNG VỌNG THỜI GIAN)
I. Từ nhỏ tôi đã nghe câu “dụng nhân như dụng mộc”, sau này tôi nghe nói “nhân như mộc”, sếp tôi nói “nhân như mộc” là gốc, còn “dụng nhân như dụng mộc” là câu Bác Hồ hay dùng thôi. Tôi hỏi:
- Sếp có thể giải thích cho em không?
- Khi tôi bắt đầu đi học trường giòng ở Huế (sếp sinh 1937 –anh con bác với Nguyễn Khoa Điềm), thầy viết chữ nhân và chữ mộc lên bảng, tiếp theo thầy vẽ hình người và hình cây rồi thầy giải thích “chữ nhân có hai nét xuống và một nét lên, biểu trưng cho hai chân tiếp đất, đầu hướng lên trên, sống nhờ những sản vật trời và đất sinh ra, ăn thức ăn sinh ra từ đất, thở khi trời, con người là là trung gian giữa trời và đất trong thiên, địa, nhân. Cây cũng vậy, cây có nét thứ 3 xuống, nghĩa là rễ cây cắm vào đất và có nét ngang cố định. Nếu vẽ phác ta cũng dễ thấy điều đó. Nhân như mộc “người như cây” là vậy nhưng cũng có điểm khác là vậy.
- Chắc sếp phịa thêm chứ mới đi học làm sao thầy nói phức tạp vậy?
- Tất nhiên là vậy cuộc sống dạy thêm cho mình và mình suy diễn để hiểu thêm, học một biết mười mà.
- Cảm ơn sếp nhiều.
I. Từ nhỏ tôi đã nghe câu “dụng nhân như dụng mộc”, sau này tôi nghe nói “nhân như mộc”, sếp tôi nói “nhân như mộc” là gốc, còn “dụng nhân như dụng mộc” là câu Bác Hồ hay dùng thôi. Tôi hỏi:
- Sếp có thể giải thích cho em không?
- Khi tôi bắt đầu đi học trường giòng ở Huế (sếp sinh 1937 –anh con bác với Nguyễn Khoa Điềm), thầy viết chữ nhân và chữ mộc lên bảng, tiếp theo thầy vẽ hình người và hình cây rồi thầy giải thích “chữ nhân có hai nét xuống và một nét lên, biểu trưng cho hai chân tiếp đất, đầu hướng lên trên, sống nhờ những sản vật trời và đất sinh ra, ăn thức ăn sinh ra từ đất, thở khi trời, con người là là trung gian giữa trời và đất trong thiên, địa, nhân. Cây cũng vậy, cây có nét thứ 3 xuống, nghĩa là rễ cây cắm vào đất và có nét ngang cố định. Nếu vẽ phác ta cũng dễ thấy điều đó. Nhân như mộc “người như cây” là vậy nhưng cũng có điểm khác là vậy.
- Chắc sếp phịa thêm chứ mới đi học làm sao thầy nói phức tạp vậy?
- Tất nhiên là vậy cuộc sống dạy thêm cho mình và mình suy diễn để hiểu thêm, học một biết mười mà.
- Cảm ơn sếp nhiều.
II. Nhiều năm sau tôi lại học thêm một thầy, rất nông dân nhưng lại biết rất rộng, am hiểu tử vi, tử bình và nhân tướng học, có nhiều sách cổ rất hay, thầy này cũng hơn thầy trên vài tuổi thôi. Thầy nói.
- Các cụ dạy “nhân như mộc”, người như cây, mỗi người sinh ra đã có tứ trụ (năm, tháng, ngày và giờ). Năm là gốc, tháng là cây, ngày là hoa và giờ là quả. Con người sinh vào năm tốt thì cái gốc to khỏe, có tháng tốt thì cây và cành lá xum xuê, có ngày tốt thì hoa đẹp và nhiều, có giờ tốt mới nhiều quả và quả to. Nếu năm tốt mà các cái còn lại xấu thì mỗi gốc to cứ như vậy mà cậu suy ra thôi, nếu năm, tháng, ngày tốt mà giờ xấu thì chắc gì có quả cũng như người ta khó có con. Cậu nhớ là “năm lợi không bằng tháng lơi, tháng lợi không bằng ngày lợi, ngày lợi không bằng giờ lợi” giờ lợi là tốt nhất. Cậu xem đây quyển sách này có cả, người nào sinh vào năm tháng ngày giờ nào thì đều biểu trưng bằng một cái cây, gốc, cành, hoa, quả..Tôi xem qua quyển sách đó thấy đúng như ông nói và trong mỗi quả đều có chữ giải thích, tôi không biết chữ chỉ xem hình thôi. Và ông nói thêm:
- Người xem tử vi không rành điều này thì dở, cậu nên nhập tâm nó.
- Vâng cháu cảm ơn bác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét