Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Một ngày dài hơn thế kỷ

Chingiz Aitmatov
Hãy đọc lại văn ông để ngấm và ngẫm thêm nhiều điều bình thường và sâu sắc.

Lần này Tanabai vượt qua dốc Alexanđrốpka lúc nào không biết. Thì ra về già, ông đã quen đi. Ông cho xe đi không nhanh, không chậm, theo đà bình thường. Bây giờ, bao giờ ông cũng ra đi một mình. Những người trước đây đã cùng ông họp đoàn đông vui đi lại trên con đường ồn ào này, nay không tìm đâu ra nữa. Người thì đã bỏ mình nơi chiến địa, người thì đã qua đời, người thì ngồi nhà sống nốt những ngày cuối cùng. Còn thanh niên bây giờ chúng nó đi xe có động cơ kia chứ. Chẳng ai hơi đâu cùng ông kéo lê trên đường với một con nghẽo thảm hại.
Bánh xe lọc cọc trên con đường cũ kỹ. Và nó sẽ còn phải lăn lọc cọc một thời gian lâu nữa. Phía trước là thảo nguyên, rồi tiếp đó, sang bên kia con kênh, còn phải vượt qua một vùng gần núi...

                
Chuyến xe thổ mộ
Mt ngày dài hơn thế k
Đó là chuyến đi của đời người, của số phận. Cao hơn nữa, đó là hành trình của văn hóa, từ truyền thống đến hiện đại.
   
Khi người công nhân đường sắt Yedigei tìm cách chôn cất bạn mình là Kazangap trong nghĩa trang truyền thống của làng thì ở phía kia thế giới các chính khách Mỹ và Liên Xô đang bàn tính có nên đón tiếp các vị khách từ hành tinh khác đến trái đất hay không. Yedigei cố gắng hết sức để bạn mình được yên nghỉ trong lòng đất quê hương theo đúng phong tục tập quán, mặc cho con trai người quá cố và dân làng nhạo báng, nói rằng từ lâu họ đã chẳng còn tin vào truyền thống nữa. Chỉ đến khi biết được khu nghĩa trang của làng bây giờ nằm trong địa phận dành cho các hoạt động nghiên cứu vũ trụ của Liên Xô và sẽ phải dời chuyển, ông mới đành thôi.
    
Hai mạch cốt truyện song hành của “Và một ngày dài hơn thế kỷ” là để tác giả nêu lên sự căng thẳng giữa giá trị của tiến bộ khoa học kỹ thuật và tầm quan trọng của việc duy trì truyền thống và bản sắc.
     
Một ngày dài hơn thế kỷ là cái ngày đó, ngày Yedigei đưa Kazangap ra nghĩa trang, dọc đường ông hồi tưởng cả cuộc đời mình và bạn mình đã sống với biết bao biến cố, bao điều đã thấy và đã nghĩ.
          
Con người thiếu văn hóa tức là mất ký ức, là trở thành nô lệ cho kẻ khác, là thành sát nhân. Chính ở tiểu thuyết này, nhà văn đã lấy lại cái từ “mankurt” trong truyền thuyết Thổ Nhĩ Kỳ để nói về loại người đó. Một người mẹ có đứa con bị quỷ thần bắt và lấy mất ký ức. Khi bà mẹ tìm được đứa con về thì nó chẳng còn nhớ gì bố mẹ, chẳng biết mình sinh ra ở đâu, và cuối cùng nó đã giết người mẹ vì nghe nói bà định làm hại nó. Tên người mẹ trong truyền thuyết đó được đặt cho cái nghĩa trang làng mà Yedigei muốn chôn cất bạn mình.
    
Và từ tiểu thuyết, “mankurt” đã trở thành một danh từ chung chỉ loại người mất văn hóa, mất ký ức cội nguồn, bỏ cái của mình chạy theo cái của người khác. Tóm lại, “mankurt” là “kẻ mất gốc”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét