Năm 1974, đại đội trinh sát của mình đóng quân ở thôn Hy Sơn (Tiên Kiên), vẫn thường cùng chiến hữu thăm đền Hùng, đếm 496 bậc tam cấp lên Đền Thượng và biết đó là cung tiến của một nhà tư sản. Lên đỉnh núi nghe bạn nói: đứng ở đây những đêm đẹp trời còn nhìn thấy lung linh ánh điện của Thủ đô. 38 năm, chưa bao giờ quay lại được...
ĐỀN HÙNG.
Núi Nghĩa Linh |
1. Hình thế thiên nhiên
Núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Linh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, cao 175m so với mặt biển) thuộc thôn Cổ Tích xã Hy Cương huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ.
Người xưa nói.
Núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau.
Từ núi Hùng nhìn ra.
- Phía trước, ngã ba Việt Trì có hàng chục quả đồi thấp là đàn rùa bò từ ao nước lớn lên.
- Phía sau, mảnh đất làng Hy Sơn (Tiên Kiên) là hình một con phượng cắp thư.
- Phía bên phải, quả đồi Khang Phụ (Chu Hóa) là hình một con hổ phục.
- Phía bên trái, quả đồi An Thái (Phượng Lâu) hình vị tướng quân bắn nỏ.
- Làng Cổ Tích bên chân núi nằm trên lưng một con ngựa ghi cương.
- Dãy đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình là 99 con voi chầu về đất Tổ.
Xa xa phía tây dòng sông Thao nước đỏ, phía đông dòng sông Lô nước xanh như hai dải lụa màu viền làm ranh giới của cố đô xưa. Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm thoang thoảng hương thơm.
Tương quyền Vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn được vùng sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.
2. Đền thờ.
Khu di tích Đền Hùng có 4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng, phân bố như sau.
Nơi đây các vua Hùng lập miếu thờ Trời , thờ 3 ngọn núi thiêng là Đột Ngột Cao Sơn (núi Hùng), Áp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), thờ Thần lúa (có mảnh vỏ trấu bằng chiếc thuyền thúng mới mất trong kháng chiến chống Pháp), thờ Thánh Gióng là tướng Nhà Trời giúp đuổi giặc Ân.
Giữa thế kỷ IIITCN, Thục Phán được Vua Hùng 18 nhường ngôi, mới lập hai cột đá thề trên đỉnh núi và làm đền thờ 18 vua Hùng. Lại mời dòng tộc nhà vua đến ở chân núi giao cho việc thờ cúng.
Sau đời An Dương Vương, nhân dân địa phương vẫn tiếp tục thực hiện các tín ngưỡng trên qua suốt thời Bắc thuộc; đến thời phong kiến tự chủ các Vua Hùng được tôn lên là Tổ tiên của dân tộc và việc thờ tự dần dần mang tính chất của cả nước.
Hiện nay còn thờ danh hiệu 18 đời Vua Hùng và 3 vị thần núi: "Hùng đồ thập bát thế Thánh Vương thánh vị", "Đột ngột Cao Sơn", "Áp Sơn", "Viễn Sơn".
Lăng chính là mộ vua Hùng thứ 6. Tương truyền sau khi đuổi giặc Ân, ngài cởi áo vắt trên cành kim giao rồi hóa, táng tại đó.
Đền Trung.
Nơi này trên 2.300 năm trước dựng quán nghỉ ngơi ngắm cảnh của vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày, bánh chưng.
Sau thời Hùng Vương nhân dân lập miếu thờ các vua Hùng "Hùng Vương tổ miếu".
Đền Hạ và chùa.
Theo truyền thuyết, bãi bằng lưng chừng núi này là nơi tổ mẫu Âu Cơ chuyển dạ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Do sự tích này mà nhân dân lập ra đền Hạ để thờ các vua Hùng. Bên phải là chùa Sơn cảnh thừa long tự (còn gọi Thiên quan thiền tự). Phía trước chùa là gác chuông. Phía trước đền là nhà bia công đức.
Đền giếng.
Ở đây có giếng Ngọc của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con vua Hùng 18. Tương truyền giếng này hai nàng dùng rửa mặt chải tóc chít khăn. Đền thờ hai công chúa làm chùm lên giếng.
Ngọc phả đền Hùng viết sớm nhất là triều Tiền Lê (vào năm Thiên Phúc nguyên niên, tức 890 tây lịch). Viết lại và sao trì triều nào cũng làm, nhưng phong sắc thì không triều nào dám phong, vì là Tổ tiên.
Bản ngọc phả soạn thời Trần (thế kỷ 13), năm Hồng Đức thứ nhất hậu Lê (1470) san nhuận lại viết "... Từ nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (đền Hùng - VKB). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. Ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công ơn gầy dựng nước nhà của các đấng thánh tổ ngày xưa..."
3. Kiến Thiết
Về kiến trúc đền chùa, qua khảo sát thực địa thì thấy : Đền miếu các thời đại xa xăm đã bị hư hoại hết. Chỉ còn những di vật nói lên tình hình kiến thiết cũ mà thôi. Tìm thấy 13 hiện vật thời Hùng Vương (rìu, giáo đồng), mẫu tháp đất nung, mảnh bát đĩa gốm sứ có niên đại Lý Trần trở về trước, 3 cột đá cổ, lỗ xà bị bào mòn lớn chứng tỏ rất lâu đời (một chiếc dựng trên bệ trước cửa đền Thượng).
Kiến trúc hiện còn lại là của thời Hậu Lê và Nguyễn. Bản ngọc phả sao năm Hoằng Định thứ nhất (1600) nói trên núi Hùng có đền Thượng, mộ vua Hùng thứ 6, hai cột đá thề của Thục Phán, đền Trung, đền Hạ và chùa.
Đền Giếng chưa thấy nói đến. Có lẽ sau đó đền Giếng mới làm. Qua nhiều lần trùng tu kiến trúc Hậu Lê chỉ còn đền Trung, đền Hạ và gác Chuông. Trong dịp đại trùng tu 6 năm liền 1917 - 1922, nhân dân 18 tỉnh Bắc Bộ cung tiến được 6000 đồng (tiền Đông Dương) xây lại đền Thượng, Lăng và đền Giếng. Nhà tư sản Nghĩa Lợi cung tiến 1000 đồng xây 539 bậc xi măng (cổng lên đền Thượng 496 bậc, đền Hạ xuống đền Giếng 44 bậc). Nhà tư sản Đồng Thuận cung tiến tiền xây cổng chính (biển đề: Cao Sơn cảnh hành = núi cao đường rộng).
4 chữ “Cao sơn cảnh hành” là câu rút ra từ Kinh Thi: Cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hành hành chỉ, có nghĩa là: “Núi cao ta ngẩng trông, đường rộng lớn ta đi tới”. “Núi cao ta ngẩng trông” là hướng về cội nguồn như núi cao sừng sững bền vững muôn đời. Còn “đường lớn ta đi tới” là chỉ về tương lai rộng lớn của cả dân tộc. Khổng Tử khi biên tập các câu hát và thơ dân gian để làm thành bộ Kinh Thi có khen câu thơ trên: “Người làm thơ yêu thích cái đạo nhân hậu đến như thế”. Khen “nhân” là vì đã nghĩ đến cái gốc, khen “hậu” vì đã nghĩ đến những thế hệ mai sau.
Hai bên cổng đền là đôi câu đối:
Thác thủy khải cơ, tứ cố sơn hà qui bản tịch.
Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn.
Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn.
(Mở lối đắp nền, bốn mặt non sông qui một mối;
Lên cao nhìn khắp, chập chùng đồi núi cháu con đông).
Lên cao nhìn khắp, chập chùng đồi núi cháu con đông).
Đôi câu đối vừa chỉnh vừa mang ý nghĩa sâu sắc, đề ở cổng nơi thờ Tổ chung cả nước thật thích hợp mà lại chiếu được vào 4 chữ đại tự nói trên.
Năm 1962 tổ chức xổ số được 24.000 đồng xây khu nhà Công Quán trưng bày hiện vật và tiếp khách. Năm 1973 UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định khoanh 1.562 ha làm khu bảo vệ Đền Hùng, trong đó khu trung tâm bất khả xâm phạm gồm: Núi Nghĩa Lĩnh, núi Trọc lớn, núi Trọc con, núi Vặn, núi Yên Ngựa, núi Nỏn, đồi Cò Kè, đồi Cao Phầy, đồi Phân Đậu và đồi Công Quán. Năm 1976 đắp đập hồ Đa Vao. Năm 1980 xây nhà khách và mở tuyến đường nhựa. Năm 1983 khởi khảo kế hoạch xây dựng nhà Bảo tàng trên đồi Công Quán. Năm 1995 hoàn thành. Nguồn kinh phí dựa vào Nhà nước cấp và nhân dân cung tiến, tổng cộng trên 3000 triệu đồng. Bên khu đền làm thêm sân Lăng và tuyến đường phụ từ Lăng xuống đền Giếng.
(Sưu tầm và biên soạn)
Năm trước tôi làm vệ sĩ đưa Sư phụ Nguyễn Đăng Phất lên tận đền Hùng. Về với đất Tổ say khướt mấy ngày mới tỉnh rượu
Trả lờiXóaSau này mình có điều kiện đi thăm Đền Hùng, dịp lễ hội thấy chai rượu to quá lại sợ không đi nữa.
Trả lờiXóa