Lê Quốc Thanh viết về bài hát: Chiều mưa biên giới.
Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới được viết vào năm 1956. Khi ấy tôi là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt.
Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muới sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu...
Tuy được phổ biến trong chiến khu Đồng Tháp Mười, nhưng phải đợi đến năm 1960, nhạc phẩm "Chiều Mưa Biên Giới” mới được đài Phát thanh Sài Gòn phổ biến, trong khi nhạc phẩm “Sắc Hoa Mầu Nhớ” sáng tác sau, nhưng lại được phổ biến trước. Sau đó nhạc phẩm “Chiều Mưa Biên Giới” đã được quái kiệt Trần Văn Trạch cất cao tiếng hát giưa thành phố Paris với một hơp đồng thu thanh Pháp-Việt lần đầu tiên vào hãng đĩa của Pháp. Khi Trần Văn Trạch qua Pháp, ông có nhờ nhiều nhạc sĩ danh tiềng ở Paris như Đan Trường, Nguyễn Thông, vv... giúp về việc dịch thuật từ lời Việt ra lời Pháp để trình bầy bằng cả hai ngôn ngữ.
Chiều mưa biên giới.
Sáng tác: Nguyễn Văn Đông.
Trình bày ca khúc: Thanh Tuyền
Đọc bài này hay quá anh à. Cám ơn anh nhiều
Trả lờiXóa- Nỗi lòng biên cương là âu lo ngàn đời của con dân Việt.
Trả lờiXóa- Khi xưa ta đã nghe lời ru:
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng.
- Bài hát này mình thấy câu: Chiều mưa biên giớ anh đi về đâu? Cả bài hát, hình như đoạn nào cũng có câu hỏi đó.
- Giai điệu như vẽ nên "Hình ảnh kẻ chinh phu/Trong lòng người cô phụ?"
Mình xưa cũng vậy đó. Lính trinh sát mà, Vũ ạ!