Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Họa sĩ Bùi Xuân Phái


Nguyễn Tuân mượn tên cổ của Hội An là Phai Phô biến tướng thành Phái Phố rồi dần thành từ cửa miệng ngày nay của giới nghệ thuật: Phố Phái. Từ đó đã trở thành một khái niệm để chỉ những bức tranh vẽ phố cổ Hà Nội đầy tính biểu cảm của Bùi Xuân Phái.







Nguyễn Tuân nhìn những bức tranh Phố Phái như một hiện thực lịch sử Hà Nội: "Tranh Bùi Xuân Phái cho ta thấy mặt nhà, phố cũ và những mái những góc phố cũ. Những đầu hồi, những câu đầu, những cửa lùa, những mái chồng diêm. 
Qu phố Phái, ta hình dung ra biết bao cái bên trong của lòng nhà Hà Nội xưa. Cứ hiển hiện ra sân trong có giếng thơi, những tấm cửa, cái gác lửng, và lan can gác tẩu mã của những ngôi nhà ăn thông từ phố mặt nhà trước ra tới cổng hậu ở phố nhà sau.
Chao ôi, phố cũ Hà Nội nó là như vậy. (Các-Bốt-tan bưu thiệp kiểu Dieu le Fils thời Toàn quyền Thống sứ đã chụp lại nhưng nó cũng không phải là như vậy!)...". 
"Tranh Bùi Xuân Phái nhất là phố cũ Hà Nội có một giai đoạn dùng những màu ấm nóng, nâu đặc, nâu nhạt. Màu gạch tường kinh niên, màu ngói già, trăm năm mưa nắng. Gần đây tranh Bùi Xuân Phái, màu nhẹ nhõm. Nó chắc nịch cái màu đá, xanh xanh cái màu cựu thạch khí, lờn lợt cái màu tân thạch khí, và thanh thoát cũng vô cùng".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét