Đã có một thời gian dài, điệu boléro cùng với người anh em rumba của nó được đánh đồng như là một thể loại nhạc uỷ mị, ướt át... nói chung là “sến”, dành riêng cho một bộ phận khán thính giả bình dân, thôn quê có... “trình độ thấp”. Thậm chí một số người thành thị cực đoan (cho rằng mình đang thưởng thức nhạc sang), phán thẳng rằng boléro là ngôn ngữ âm nhạc của giới vỉa hè, kẹo kéo, mì gõ...
Cũng có những lí do nhất định, nhưng không thể vì một số tác phẩm kém chất lượng của một vài tác giả (do chạy theo đồng tiền) viết quá cẩu thả, dể dãi mà ta lại có định kiến, nhận xét không công bằng. Rồi phủ nhận đi những giá trị nghệ thuật và ảnh hưởng thuyết phục của nó. Dòng nhạc boléro vẫn đang hiện diện một cách hồn nhiên và rất thật trong cuộc sống này, vẫn len lõi vào những vùng kí ức bất chợt của chúng ta...
Hầu hết các nhạc sĩ khi sáng tác ca khúc theo điệu Boléro đều muốn trải lòng ra tâm sự nên thường sử dụng âm giai Thứ (buồn), ca từ được viết một cách dung dị, gần gũi nên rất dễ đi vào lòng người. Chỉ cần cây ghita thùng hoặc một giọng hát mộc đơn sơ, là có thể làm mềm lòng những ai chất chứa nhiều “tâm sự”...
Một người già xa xứ, suốt ngày cứ đau đáu cố hương. Hình ảnh làng quê ngày xưa cứ hiền hiện về, rõ ràng trong nỗi nhớ... "Đường xưa lối cũ, có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo. Đường xưa lối cũ, có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi...", những buổi tối chập chờn dò dẫm... "Đường về canh thâu Đêm khuya ngõ sâu như không màu Qua chênh vênh có bao mái đầu Hắt hiu vàng ánh điện câu...", rồi thấy lòng băn khoăn, tiếc nuối... "Những ngày xưa thân ái, xin gửi lại cho ai...".
Một người con xa quê đằng đẵng. Đã dần vào những ngày cuối năm, cuộc sống mưu sinh vất vả, khắc nghiệt khiến nhiều lúc phải tính toán, nghĩ suy, rằng có nên về không? Rồi đắn đo... "Ta biết xuân này Mẹ chờ tin con/ Khi thấy mai đào nở vàng bên nương/ Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về...”".
Một anh bộ đội nơi đơn vị xa, nhớ người yêu dấu. Niềm vui, niềm hạnh phúc đôi khi chỉ là những lá thư hồng thưa thớt... "Theo năm tháng hoài mong, thư gởi đi mấy lần, đợi hồi âm chưa thấy. Em ơi nhớ rằng đây còn có anh đêm ngày hằng thương nhớ vơi đầy...".
Một lữ khách cô đơn giữa trời lạnh giá, tình cờ bước lại trên con đường xưa một thời kỉ niệm , con đường đã "ghi một đêm trăng thanh, quán bên đường vắng tanh, chỉ còn em với anh...".
Một cô gái đêm khuya khoắt trở về phòng trọ, lột bỏ lớp phấn son, rồi nức nở, khóc thương cho cái kiếp “mèo hoang” nơi thành thị... “Có phải em về trong đêm nay/ Bước thấp bước cao ngả nghiêng trên đời này/ Lạnh vai áo hoa phai màu son đôi môi nhạt nhòa/ Nghe buồn đau lên xót xa...”
Và còn nhiều, rất nhiều những đồng cảm như thế...
Và còn nhiều, rất nhiều những đồng cảm như thế...
Bởi nếu nghĩ đơn giản, âm nhạc chỉ cần có cảm xúc, thì boléro giản dị và gần gủi lắm. Ai cũng một đôi lần lầm ngỡ mình là nhân vật trong đó, rồi nao lòng vì một vài câu hát vu vơ... Còn nếu mục đích chính của âm nhạc là đi tìm một sự đồng cảm, thì boléro sẽ là thiên đường cho những số phận, những mảnh đời chấp chới...
Xuất xứ của điệu nhạc boléro theo một số tài liệu là từ Cuba, một số khác lại nói có nguồn gốc ở Tây Ban Nha. Boléro được du nhập vào nước ta và phát triển rực rỡ trong những năm 1960-1975. Một số tác giả đã tạo dựng tên tuổi nhờ dòng nhạc này như Trúc Phương (Mưa nửa đêm, Nửa đêm ngoài phố, Tàu đêm năm cũ...), Lam Phương (Duyên kiếp, Thành phố buồn, Thao thức vì em...), Trần Thiện Thanh (Chuyện hẹn hò, Hàn mặc Tử, Chiếc áo bà ba...), Huỳnh Anh (Mưa rừng, Biết nói gì đây...), Thanh Sơn (Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Nhật kí đời tôi... ), Vinh Sử (Cây cầu dừa, Nhẩn cỏ cho em...), Dzũng Chinh (Những đồi hoa sim...).... Kèm theo ấy là hàng loạt ca sĩ đã thành danh, tên tuổi gắn liền với từng ca khúc, những Thanh Thuý, Hoàng Oanh, Giao Linh, Chế Linh, Duy Khánh, Tuấn Vũ...
Nhưng nghe nhạc boléro còn có cái thú vị khác, nếu bạn không trong “hoàn cảnh” để đồng cảm. Người nhạc sĩ thời gian này, phần lớn sáng tác gần như là bằng cảm xúc, kỉ niệm của cá nhân, nên mỗi ca khúc như một câu chuyện đâu đó rất thực giữa cuộc đời này.Và ta lắng nghe ca khúc, như đang lắng nghe một lời kể lể...
Nhưng nghe nhạc boléro còn có cái thú vị khác, nếu bạn không trong “hoàn cảnh” để đồng cảm. Người nhạc sĩ thời gian này, phần lớn sáng tác gần như là bằng cảm xúc, kỉ niệm của cá nhân, nên mỗi ca khúc như một câu chuyện đâu đó rất thực giữa cuộc đời này.Và ta lắng nghe ca khúc, như đang lắng nghe một lời kể lể...
Thuở ấy, nhạc sĩ Châu Kì cùng bạn bè thường hay đi dạo trên những con đường rất thơ ở Huế. Ông tình cờ làm quen với một tiểu thư đài các, hay ngồi đan áo trên lầu son. Tên của nàng là Tôn Tần Công Nữ Kiều Anh, con của một quan Thượng thư triều đình Huế cũ. Tình cảm yêu mến ban đầu ấy chẳng đi đến đâu, khi nàng biết chàng chỉ là một nhạc sĩ “đàn hát rong chơi”, “xướng ca vô loài”, thậm chí nàng còn tỏ ý khinh bỉ. Bẵng đi một thời gian, nhạc sĩ Châu Kì đã chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Một hôm, khi đang cùng với bạn bè vui chơi thì trên vỉa hè một người con gái quần áo sờn nát, dáng co ro vì đói đi ngang qua. Người nhạc sĩ nhìn mãi, không thể lầm lẫn hình bóng này được, chính là Kiều Anh tiểu thư xưa đây mà. Ông ân cần giữ lại, hỏi han cớ sự. Nàng thoáng mặc cảm, xấu hổ rồi cuối cùng cũng tỏ rõ đầu đuôi. Rẳng phong trào Việt Minh nổi lên mạnh mẽ, người chồng người Pháp hoảng sợ, vội vã bỏ chạy về nước, tài sản bị tích thu, gia đình ly tán... Cảm thương cho số phận éo le của nàng, ông lấy xe đưa nàng đi ăn rồi về nhà. Ngang qua một con đường đầy nhạy cảm, nàng xin ông dừng xe, nói là muốn vào thăm một người bạn. Hiểu ý, ông rút túi đưa nàng một số tiền bảo nàng cầm lấy. Cảm động tột cùng trước tấm lòng của ông, nàng gục vào vai ông khóc nức nở...
Vài năm sau nàng mất trong một một cuộc truy kích của cảnh sát vào một tụ điểm hút chích ma tuý.
Vài năm sau nàng mất trong một một cuộc truy kích của cảnh sát vào một tụ điểm hút chích ma tuý.
Và thế là một thời gian sau, ca khúc Giọt lệ đài trang ra đời. Nghe qua chuyện kể, ta sẽ hiểu thêm vì sao bài hát lại mở đầu bằng câu “Ngày xưa, ai lá ngọc cành vàng. Ngày xưa, ai quyền quý cao sang...”, vì sao khi người nhạc sĩ “đem tiếng hát cung đàn, nàng chẳng nhận mà còn chê chán “, vì sao “ Em, nhớ xưa rồi em khóc...”....
Và chính ta,
Nếu một ngày không đẹp trời nào đấy ta thất tình. Buồn bã và chán nản. Bỗng dưng muốn có nhu cầu mượn âm nhạc để trút gánh, thở than. Với hy vọng sẽ vơi bớt đi lòng mình đang trĩu nặng. Ta thích nhạc Trịnh, ta ôm đàn nghêu ngao hát: “Từng người tình đã bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi, những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa...”
Thì ta biết ở một nơi nào đấy, có thể xa - có thể gần, những “đồng môn” cùng cảnh ngộ với ta cũng đang tận tình kể lể: “ Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành...”
Những lúc ấy, âm nhạc cần thiết chi mà phân biệt sến với sang....
(Sưu tầm)Bài hát Phố đêm
Nhạc sĩ: Tâm Anh
Phố đêm đèn mờ giăng giăng màu trắng như vì sao gối đầu ngủ yên
Phố đêm nhiều lần suy tư ghi nhớ còn trong đời những ngày thương tích lớn.
Phố đêm nhiều lần suy tư ghi nhớ còn trong đời những ngày thương tích lớn.
Mây đen làm úa trăng gầy cho nên còn tiếng say mềm
Trước thềm ngàn lời vu vơ vì người hay mơ dòng đời như thơ
Trước thềm ngàn lời vu vơ vì người hay mơ dòng đời như thơ
Nhớ ngày nao hoa nắng ngủ trên cây thương lá vàng úa tan
Mây bơ vơ bay khắp nẽo vô tình cho người yêu ước mơ
Người đi khai phá nét kiêu sa đi lính chiến xa nhà mà vẫn luôn yêu đời bằng câu ca tiếng cười, tìm vui trong giấc mơ dù bâng khuâng chữ ngờ.
Mây bơ vơ bay khắp nẽo vô tình cho người yêu ước mơ
Người đi khai phá nét kiêu sa đi lính chiến xa nhà mà vẫn luôn yêu đời bằng câu ca tiếng cười, tìm vui trong giấc mơ dù bâng khuâng chữ ngờ.
Phố đêm lạc loài hương yêu chìm đắm như hàng cây giá lạnh ướt mềm. Phố đêm chờ người phong sương chinh chiến từ lâu rồi
Có niềm riêng hay ước cho tôi mười ngón thiên thần, cho tôi mười ngón thiên thần. Để rồi dìu người tôi yêu, Dìu người đang yêu
Và người chưa yêu
Có niềm riêng hay ước cho tôi mười ngón thiên thần, cho tôi mười ngón thiên thần. Để rồi dìu người tôi yêu, Dìu người đang yêu
Và người chưa yêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét