Lời ca đầy hình ảnh, màu sắc, nội dung phảng phất nét buồn, tâm trạng hoài tiếc của một người khi thăm lại cảnh xưa. Trông thiên nhiên, cảnh vật vẫn hồn hậu sống động, lòng ấy bồi hồi nhớ lại một hình bóng đẹp tươi, nay đã không còn.
Nắng chiều là tên một ca khúc của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được sáng tác năm 1952. Nắng chiều không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng do được chuyển lời sang tiếng Hoa, Nhật, Anh, Thái Lan và Khmer ... Tại các nước nói tiếng Hoa, bài hát được biết đến với tên 越南情歌 (Việt Nam tình ca) hay 南海情歌 (Nam hải tình ca) do Thận Chi (慎芝) đặt lời. Nắng chiều có mặt tại Thái Lan với lời Thái, là Pleng Ruk Talay Taii. Cộng đồng người Khmer cũng không xa lạ với ca khúc này. Nắng chiều cũng có tên tiếng Anh là Evening-Sunshine, vốn do Satsuki Midori hát đầu thập niên 1960.
Bài hát là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Mộng Hoàng năm 1971.
Bài hát là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Lê Mộng Hoàng năm 1971.
Năm 1994, đạo diễn Pháp Trần Anh Hùng làm phim Xích Lô có đưa bài hát này vào làm nền cho một đoạn tình tiết không lời thoại, bài hát được hát bằng giọng Quảng Nam do hai người lính cụt chân thể hiện trong quán ăn.
Bài hát viết theo điệu Rumba, giai điệu rộn rã phối hợp giữa ngũ cung và thất cung, lời ca đầy hình ảnh, màu sắc, nhưng nội dung phảng phất nét buồn. Phần lời, nói lên tâm trạng hoài tiếc của một người khi thăm lại cảnh xưa. Trông thiên nhiên, cảnh vật vẫn hồn hậu sống động, lòng ấy bồi hồi nhớ lại một hình bóng đẹp tươi, nay đã không còn.
- Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
- lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
- ... anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
- Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Nắng Chiều - Ngọc Lan
Lời bài hát
Bản gốc Nắng chiều
Bản gốc Nắng chiều
|
Bài hát này là một tuyệt phẩm. Tôi rất thích.
Trả lờiXóaGần đây có một ca sĩ khá nổi tiếng trong nước hát lại bài này, trong đó hát sai câu:
Gợn buồn nhìn anh em nói "Mến anh"
thành:
Gợn buồn nhìn anh em nói "Yêu anh"
Sai có một chữ, nhưng làm mình thấy dở hẳn đi! Hic!