Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực

 


Luận anh hùng - TÀO THÁO

5. Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực

Tào Tháo chưa hẳn đã thích giết người. Tào Tháo vốn là người rất quý sinh mạng, rất yêu cuộc sống và cũng rất trọng tình cảm.

 

Tào Tháo tuy tàn nhẫn nhưng không bạo ngược; lạnh lùng nhưng không vô tình. Tàn nhẫn và lạnh lùng không phải là bản tính trời sinh của Tào Tháo. Đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự tàn khốc buộc Tào Tháo phải như vậy. Bởi Tào Tháo không tàn nhẫn thì người khác cũng tàn nhẫn với Tào Tháo; Tào Tháo không lạnh lùng thì không thể thắng nổi kẻ thù hung ác. Trước mặt Tào Tháo là cuộc đấu tranh một sống một chết. Không biết có bao nhiêu người đang tìm cách để nắm gáy Tào Tháo, không biết có bao nhiêu người cười nhạo Tào Tháo trong cơn hoạn nạn nguy khốn, không biết có bao nhiêu người đang mài dao tuốt kiếm chờ lấy đầu Tào Tháo. Tào Tháo không thể không lạnh lùng, không thể không tàn nhẫn, không thể không vượt lên trước lấy mạng người khác, thậm chí phải giết cả những người vô tội. Nhưng, yêu quý sinh mạng, tôn trọng tình cảm mới là bản tính của lào lhao. Vì vậy, lào iháo giết người không chớp mắt, nhưng không lấy giết người làm vui, chấp pháp không nể tình, nhưng thấu tình đạt lý.

 

Những việc như vậy có không ít. Sau khi giết Viên Đàm, Tào Tháo từng có lệnh: Ai dám khóc, sẽ bị giết cùng với vợ con! Nhưng Kỷ Châu biệt giá Vương Tu lại ngang nhiên kháng lệnh, đến bên thi thể Viên Đàm khóc ầm lên, còn yêu cầu được mai táng thi thể Viên Đàm. Tào Tháo có ý giữ yên lặng không đồng ý. Vương Tu nói: "Vương mỗ chịu ân sâu nhà họ Viên, không thể không báo. Sau khi mai táng xong Viên Đàm, sẽ xin được chết, chết mà không ân hận!". Tào Tháo lấy làm cảm động, nói đúng là một nghĩa sĩ! Tào Tháo không những không giết Vương Tu, còn bổ nhiệm là Tu kim trung lang tướng. Sau khi Khổng Dung mất, rất nhiều người trước đây từng qua lại, không dám đến dự tang lễ ngoại trừ Chỉ Tập (tự Nguyên Thăng) người Kinh Triệu. Chỉ Tập phủ phục bên thi thể Khổng Dung mà khóc: "Văn Cử ôi Văn Cử, ông bỏ ta mà đi, từ nay ta còn biết nói chuyện với ai, ta sống liệu còn có ý nghĩa gì?".

 

Sau này Chí Tập đã đến nhận sai với Tào Tháo, Tào Tháo gọi tự của Chỉ Tập nói: "Nguyên Thăng ôi Nguyên Thăng, cậu thật khẳng khái và đa tình!". Còn hỏi Chỉ Tập hiện sống ở đâu. Nghe nói Chỉ Tập vừa dọn nhà, Tào Tháo liền sai người ban cho một trăm đấu thóc.

 

Quách Gia

Thực tế thì Tào Tháo là người đa tình và khẳng khái. Quách Gia tuổi trẻ đã qua đời, Tào Tháo đau khổ đến sống dở chết dở. Tào Tháo dâng biểu triều đình, viết thư cho Tuân Úc, cùng Tuân Úc và mọi người trò chuyện về Quách Gia, và mỗi lần như vậy Tào Tháo đều rơi lệ, xót xa. Tháo nói: Phụng Hiếu tuổi chưa đầy bốn mươi (mới ba mươi rám), mười một năm cùng ta. Trong những ngày gian khổ đó, Phụng Hiếu đã cùng ta ra tay chèo chống. Tất cả đều gian nan khốn khó như ngàn cân treo sợi tóc! Trong lúc ta chưa biết phải làm gì, Phụng Hiếu đã quyết đoán kịp thời, nhanh chóng lập công. Chỉ mình Phụng Hiếu là hiểu được tâm nguyện của ta. Ta và các vị đều cùng thời, chỉ mình Phụng Hiếu là trẻ tuổi nhất, từ lâu ta định nhờ cậy Phụng Hiếu về hậu sự, nào ngờ Phụng Hiếu lại ra đi trước ta. Thực ra, Phụng Hiếu đã biết trước là nguy hiểm. Vì sức yếu, miền nam lại nhiều dịch bệnh, nên Phụng Hiếu thường nói, đến miền nam rồi chỉ sợ không còn sống mà quay lại, nhưng vì muốn cùng ta vượt qua hoạn nạn, nên Phụng Hiếu nhất quyết ra đi. Tình sâu nghĩa nặng đó, ta làm sao mà quên được! Nay, tuy ta đã quỵ công, phong thưởng, nhưng đối với một người chết, việc đó còn có tác dụng gì, còn có tác dụng gì đây? Trong thiên hạ, thực khó kiếm được người tri kỷ, khó khăn lắm mới có được một người thì lại vội bỏ ta mà đi. Trời xanh ở đâu? Ngươi bảo ta phải làm gì, làm gì đây?". Đọc đoạn văn trên, hẳn trong chúng ta không ai là không cảm động.

 

Ngay với số bè bạn từng phản lại mình, Tào Tháo vẫn rất coi trọng những tình cảm cũ. Trần Cung và Tào Tháo từng có thời đi lại với nhau không bình thường, Tào Tháo được nhận chức duyện châu mục là do công lao của Trần Cung đã rời bỏ Tào Tháo, chạy sang với Lã Bố và quyết tâm giúp Lã Bố đánh Tào Tháo. Sau khi bị bắt làm tù binh, Trần Cung thà chết không chịu hàng. Tào Tháo liền gọi tự của Trần Cung: "Công Đài, cậu muốn chết thì chết, nhưng còn mẹ cậu thì sao?". Trần Cung thở dài, nói: "Trần mỗ nghe nói, người lấy hiếu, trị thiên hạ không bao giờ giết người thân kẻ khác, mẹ già sống hay chết do minh công quyết định. Tào Tháo lại hói: "Thế còn con và vợ cậu thì sao?". Trần Cung đáp: "Nghe nói người cai trị thiên hạ bằng nhân chính không làm người khác phải tuyệt hậu, vợ con sống hay chết đều do minh công biết nên làm thế nào".

 

Nói xong, không hề nhìn lại, đi thẳng ra pháp trường. Tào Tháo rơi lệ, nhìn theo đưa tiễn. Sau khi Trần Cung chết, Tào Tháo trông nom mẹ già, lo gả chồng cho con gái của Trần Cung, đối đãi còn khá hơn khi xưa.

 

Đúng là Tào Tháo rất trọng tình bạn, Tào Tháo rất mong trong cuộc sống và sự nghiệp của mình, có thể có được nhiều bạn bè. Trong bài thơ "Đoản ca hành", Tháo viết:

 

"Thanh Thanh tử khâm, du du ngã tâm.

Đãn vi quân cỗ trầm ngâm chí câm.

Ưu lộc minh, thực dã chi binh.

Ngã hữu gia tân, cổ sắt suy sênh.

Minh minh nhu nguyệt, hà thời khả chuyết?

Ưu tông trung lai, bất khả đoạn tuyệt.

Việt mạch độ thiên, uổng dụng tương tồn.

Khế khoát đàm yến, tâm niệm như ân".

 

Bài thơ này rất cảm động có thể dịch như sau:

"Người mặc áo xanh kia, làm lòng ta nhung nhớ.

Chỉ vì yêu quỷ anh ta, khiến nay ta vẫn trầm ngâm.

Bầy hươu gọi nhau u u, đến ăn cỏ bình trên cánh đồng.

Ta nghênh tiếp các vị khách qúy, hãy tấu đàn sắt, hãy thổi sênh lên.

Vầng trãng vằng vặc trên cao kia, khi nào mới có thể hải được?

Nỗi ưu sầu dằng dặc trong lòng, không làm cách nào dứt ra được.

Người khách vượt qua những con đường nhỏ mà đến, thật là vất vả hỏi thảm nhau.

Lâu ngày gặp lại được cùng nhau uống rượu đàm đạo, ân tình xua cũ quả thật khó quên".

 

Trước lúc lâm chung là lúc thể hiện rõ nhất Tào Tháo là người trọng tình.

 

Năm 220, Tào Tháo bị bệnh nặng. Lúc này Tào Tháo đã sáu mươi sáu tuổi, theo cách nói "nhân sinh thất thập cổ lai hy", Tào Tháo coi là đã sống đủ. Một người phóng khoáng như Tào Tháo, hẳn sẽ chẳng ngại gì với sống chết, và cũng không mấy bận tâm đến công tội, được mất của mình. Tào Tháo để lại bản "Di lệnh" rất dài, coi là lời bàn giao cuối cùng. Nhưng điều khiến mọi người ngạc nhiên là ở đó, nhà chính trị kiệt xuất không hề nói tới chính trị. Nói về công tội được mất cũng chỉ có một câu: "Ta chấp pháp trong quân nói chung đều là đúng, còn việc nổi nóng nhỏ, phạm sai lầm lớn thì đều không đáng nói. Phần còn lại của Di lệnh, nói tới nhiều chuyện vụn vặt khác, như tì thiếp và các ca kỹ lúc thường đã rất vất vả, sau khi ta qua đời, cho họ ở đài Đổng Tước, không được ngược đãi họ. Những hương phấn còn thừa, thì chia ra, không dùng để cúng tế, tránh lãng phí. Đàn bà ở các phòng nếu còn rỗi thì cho học vá may, bện giày cỏ đem bán..., một thôi một hồi nữa.

 

Hoa Đà

Một số người đời sau xem thường chuyện này. Lục Cơ người đời Tấn, nói có phần văn vẻ, uyển chuyển: "Tình cảm sướt mướt, lưu luyến nơi khuê phòng", "thương vợ còn nuối tiếc, hận cuối đời mới hiểu" ("Điếu Nguỵ Vũ đế văn"). Tô Đông Pha thì chẳng khách khí gì, bất luận là ai, chỉ cần "không sợ khi lâm nạn, tươi cười trước cái chết" mới xứng là anh hùng. Như Tháo, trước lúc chết còn khóc lóc, "lưu luyến thê thiếp, chia hương bán dép" là thế nào? Vì vậy, Tô Đông Pha nói toẹt luôn: "Bình sinh gian dối, lúc chết mới thật". Ý tứ trong "Khổng Bắc Hải tán" rất rõ ràng: "Đừng thấy Tào Tháo lúc thường, giở trò, ra vẻ ta đây là anh hùng hào kiệt mà nhầm, thực chất là kẻ gian hùng, tới lúc chết mới thòi đuôi!".

 

Tô Đông Pha là nhà văn tôi thích nhất, nhưng với lời bàn cao siêu trên, tôi không dám đồng tình. Tào Tháo bệnh chết, không bị lôi ra chặt đầu ngoài pháp trường, vậy ông muốn người ta "lâm nạn không sợ" như thế nào? Tào Tháo không kêu trời kêu đất, khóc lóc không muốn chết, sao không phải là anh hùng? Người xưa nói: "Khẳng khái xông vào cái chết, dễ, ung dung chết vì nghĩa lớn, khó". Tào Tháo tuy không chết vì nghĩa lớn, nhưng đã chết một cách ung dung. Có thể sáp xếp nhiều việc hậu sự, đó là biểu hiện của sự ung dung. Đúng vậy, so với mấy lời khẳng khái, hào hùng trước lúc chết của nhiều nhân vật anh hùng thì bản "Di lệnh" của Tào Tháo chẳng anh hùng chút nào, giống hệt như mấy lời của người dân bình thường, chẳng ra gì. Nhưng tôi cho rằng đó mới thật là Tào Tháo. Tào Tháo là người, không phải là thần. Tháo vốn là người bình thường, không phải (cũng không muốn) là "thánh nhân" siêu phàm thoát tục. Hơn nữa, với thân phận địa vị như vậy mà dám công khai bộc lộ cái "phàm phu tục tử" ra ngoài, không che che giấu giấu, ra vẻ ta đây, thì đó là chỗ hơn người, là bản sắc anh hùng của Tào Tháo: Ta là người tục, các ngươi sẽ thế nào đây! Ta nghĩ sao nói vậy, thích gì làm nấy, các ngươi sẽ thế nào đây? Theo tôi, so với những bản "di chúc" đầy giọng quan lại, đầy khẩu hiệu chính trị thì "Di lệnh" của Tào Tháo chân thật hơn nhiều, đáng quý hơn nhiều. Ngược lại, Tô Đông Pha giỏi giang, ít nhiều đã lòi đuôi là kẻ dung tục.

 

Đương nhiên, Tô Đông Pha nói cũng đúng "Bình sinh gian dối, lúc chết mới thật". Có điều giữa chúng ta và Tô, sự hiểu biết và đánh giá về "chân tính" không giống nhau. Theo tôi đó là nhân tính. Tào Tháo không phải là cố máy giết người hay phù hiệu chính trị, Tào Tháo là người, một người có máu thịt, có tư tưởng tình cảm. Nếu nói, lúc thường vì nhu cầu đấu tranh chính trị, Tào Tháo không thể không che giấu nội tâm của mình (tức là "bình sinh gian dối"), vậy, trước lúc chết còn gì phải nghi kỵ nữa (tức là "lúc chết, lời nói mới thật". "Lời thật" trước lúc lâm chung của Tào Tháo nói lên sự quyến luyến cuộc sống, tình thương nhớ những người thân.

 

Tào Tháo nam chinh bắc chiến, cả đời trên lưng ngựa, cuộc sống thường ngày với gia đình không nhiều, nên đã gìn giữ nhiều tình cảm đặc biệt với người thân. Có vậy, trước lúc lâm chung Tào Tháo mới nói: Cá đời ta đã làm nhiêu việc, không hê phái hối hận ta chưa không phải với ai, duy có một việc khi xuống cửu tuyền, nếu Tử Tu đến đòi mẹ, ta không biết phải trả lời ra sao. Tử Tu là Tào Ngang, con cả của Tào Tháo. Mẹ đẻ của Tào Ngang là Lưu phu nhân mất sớm, Tào Ngang được Đinh phu nhân - người không sinh nở được nuôi dưỡng. Đinh phu nhân coi Ngang như con đẻ. Về sau Tào Ngang chết trận, Đinh phu nhân khóc lóc thảm thiết, vừa khóc vừa chửi, còn trách móc Tháo: "Con thiếp bị giết, ông không hề quan tâm". Tào Tháo bực bội, sai đưa họ Đinh về nhà ngoại. Cho nên trước lúc qua đời, Tào Tháo mới nói vậy.

 

Thực ra thì Tào Tháo cũng đã làm hết sức mình, Tháo đích thân đến nhà mẹ đẻ Đinh phu nhân đón bà, nhưng Đinh phu nhân ngồi trước khung cửi dệt vải, không động đậy, cũng không đếm xỉa đến Tào Tháo. Tào Tháo đến bên, để tay lên lưng phu nhân, giọng nói nhẹ nhàng: "Chúng ta cùng ngồi xe về nhà được không?". Đinh phu nhân không màng trả lời. Chẳng còn cách nào khác. Tào Tháo đành phải chia tay với phu nhân. Với tính nóng nảy, bạo ngược hung hãn, Tào Tháo làm được như vậy thực không đơn giản. Hơn nữa, không muốn để Đinh phu nhân phải đơn chiếc, Tào Tháo đã bằng lòng để Đinh phu nhân cải giá. Đinh phu nhân không chịu, cha mẹ phu nhân cũng không dám. Đương nhiên là không dám, dù có dám gả thì cũng chẳng ai dám lấy.

 

Trước lúc lâm chung, Tào Tháo còn việc nữa chưa an tâm, là việc đứa con nhỏ Tào Cán. Lúc Tào Cán ba tuổi thì mẹ đẻ Trần Cơ qua đời, bây giờ Cán mới năm tuổi. Vì vậy, Tào Tháo mới có di lệnh riêng cho Tào Phi: "Nó ba tuổi mất mẹ, năm tuổi mất cha, lại mệt cho ngươi rồi". Vì có đạo di lệnh, hơn nữa, lúc lập tự Tào Phi lại được mẹ đẻ Tào Cán giúp đỡ, nên sau này đối với Tào Cán, Tào Phi cũng có vài phần "huynh trưởng như cha". Lúc Tào Phi lâm chung, lại gửi Tào Cán cho Minh đế Tào Duệ. Tào Duệ đối với Tào Cán cũng khá, có phần ân sủng hơn, phong tới chức Triệu vương. Lục Cơ có lời bàn về chuyện này: "Đau lòng thay. Mới tự mình gánh vác cả thiên hạ, mà nay phải gửi gắm đứa con yêu cho người khác". Một người có thể gánh vác cả thiên hạ, lúc lâm chung đành phải gửi con yêu cho người khác (dù "người khác" cũng là con mình), nói ra thì đây là điểm khiến mọi người phải thương cảm, nhưng đây đúng là chân tình của một con người.

 


Hình minh họa Trương Liêu
từ Tam Quốc Diễn Nghĩa thời nhà Thanh

Thực tình thì con người là rất yếu đuối, vĩ nhân cũng thế thôi.

 

Ngài Lỗ Tấn từng nói: "Vô tình chưa hẳn là hào kiệt thực, thương con, sao không phải trượng phu?". Tào Tháo thương con, Hạng Vũ biệt Cơ, họ đều là những người có tình và đều là hào kiệt thật, là đại trượng phu.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét