CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ? (KỲ 15)
Tác giả: Nhật Tuấn
NHÀ THƠ BẰNG VIỆT
Tôi không quen ông Bằng Việt, cũng chưa một
lần “diện kiến”, bởi lẽ tôi và ông là hai giai tầng khác nhau.
Ông là con gia đình cách mạng, từ Huế sau khi
ra Bắc, cụ thân sinh thoát ly lên Việt Bắc tham gia kháng chiến, mẹ tham gia
hội phụ nữ, bởi vậy sau ngày Đảng, chính phủ về Hà nội, ông được đi Liên xô học
luật. Còn tôi là học sinh “Hànội tạm chiếm”, những năm 60 khó vào đại học, phải
đi lao động Tây Bắc, phấn đấu thành “thanh niên tích cực lao động XHCN”. Nếu
ông là công dân hạng nhất thì tôi hạng ba, bởi vậy khó gặp nhau.
Tuy nhiên cũng có lần tôi vinh dự được ông nói
tới. Đó là vào năm 1979, nhà thơ Nông Quốc Chấn về làm GĐ NXB Văn học thay nhà
phê bình Như Phong.
Sếp cũ vừa đi, sếp mới chưa về tôi đã “vạ
miệng” làm sếp mới nổi trận lôi đình ký quyết định chuyển tôi lên Cao Bằng công
tác. Vì tính chất “trù úm” quá rõ, tôi cương quyết chống lệnh không nhận quyết
định.
Lúc đó nhà văn Nguyên Ngọc mới về làm Bí thư
Đảng đoàn Hội nhà văn lóc cóc đạp xe lên Vụ tổ chức Bộ văn hóa xin chuyển tôi
về tổ sáng tác, nhà văn Đào Vũ cũng xin tôi về báo Văn Nghệ… Thật hiếm khi nào
Hội nhà văn “bệnh vực” hội viên mình tích cực như vậy. Tuy nhiên mọi can thiệp
đó chỉ làm sếp mới nổi giận đùng đùng: “Vận động… anh Nhật Tuấn vận động, lôi
kéo Hội nhà văn…” và khăng khăng không rút lại quyết định.
Những ngày đó chuyện này thành cửa miệng tại
các cơ quan xuất bản, báo chi. Tại NXB Tác phẩm mới, vào một buổi sáng nhà văn
Nguyễn Khải kể chuyện này, nghe xong nhà thơ Bằng Việt buông một câu lạnh tanh:
“Đi Cao Bằng thì có gì phải làm rối chuyện lên
thế ?”.
Lập tức Nguyễn Khải trỏ mặt Bằng Việt mắng:
« Vậy mai anh đi nhá !“. - Tất nhiên nhà
thơ cười hề hề.
Nhà thơ Bằng Việt hồi trẻ rất đẹp trai, nho
nhã như nhà giáo, nói chuyện nhỏ nhẹ, có duyên làm nhiều cô chết mệt nên “tình
sử” cũng phong phú có khi còn hơn Vũ Quần Phương. Tuy nhiên, chuyện đó cứ
để trong dân gian, chưa nói tới. Thường thường, bác sĩ bỏ nghề y sang làm thơ
thì chỉ được lộc thơ, riêng Bằng Việt bỏ nghề luật vẫn ăn lộc cả “lộc thơ” lẫn
“lộc quan” là thứ “nghề luật” góp phần. Ông đã từng giữ chức Phó chủ tịch
Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, một chức to ở cái thành phố oai nhất nước. Nghe
nói khi hay tin nhà thơ làm Phó Chủ tịch HĐND TP, dân oan kéo đến xin gặp ông
nhiều lắm khiến tan sở ông phải “chuồn” cửa sau. Chuyện đó thời nay là chuyện
thường ngày ở cửa quan, ngày xưa cha ông nói “quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”,
chắc nay phải đổi thành “quan thấy … dân kiện như lươn thấy rắn”. Câu này chỉ
có nghĩa quan giống như lươn tiết chất nhờn lủi mất mỗi khi gặp dân oan chứ
tuyệt nhiên không dám ví dân là… rắn.
Ngoài chức bên chính
quyền, nhà thơ Bằng Việt còn làm Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn VN. Chủ
tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội
Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Cùng với nhà thơ Hữu
Thỉnh, ông là một trong hai hạt giống đỏ của Đảng trên mặt trận quản lý và lãnh
đạo giới nhà văn, nhà thơ vốn là thành phần phức tạp nhất trong giới trí thức.
Chẳng thế mà bất kỳ cuộc hội thảo thơ nào ở xứ ta, hai ông đều tới cầm càng hội
nghị.
Mang trọng trách Đảng tin
cậy vậy, Bằng Việt phải “mẫu mực” cho giới cầm bút noi theo, nghĩa là suốt từ
thủa cho ra lò “Bếp lửa”, ông đã làm không biết bao nhiêu thơ:
Những gương mặt - Những
khoảng trời (Some
faces and pieces of sky; 1973) - Đất sau mưa (1977)- Khoảng
cách giữa lời (1984) - Cát sáng (1985) - Bếp lửa -
Khoảng trời (Tập thơ) (1986) - Phía nửa mặt trăng chìm (1995)
- Ném câu thơ vào gió (Tập thơ; Flying a verse with the
wind; 2001)- Thơ trữ tình (2002) - Thơ Bằng Việt (Tập
thơ), (2003)…
Làm nhiều vậy nhưng thơ
ông tuyệt nhiên không một chút “tà khí” tức “bàng thống”, “phi chính thống” như
nhà văn Huy Phương đã tổng kết:” tuyệt nhiên không nghe một tiếng thở dài”.
Ngược lại, đôi khi thơ ông còn quá đà “mácxit hơn cả Đảng”.
Trong bài thơ “Rượu của
Nguyễn Cao Kỳ" có một chai rượu ông này gửi tới. Tất cả mọi người đều uống
kể cả một ông tướng công an, trừ một anh lính phòng không:
“Đám đông ồn ào của chúng
tôi cứ uống
Anh bạn chỉ ngồi im, cũng
chẳng nói thêm gì,
Và bữa rượu bỗng dưng
thành đắng đót”
Khơi ra chuyện này, người
ta thấy nhà thơ có vẻ thông cảm với anh lính “thù Mỹ ngụy muôn đời muôn kiếp
không tan”, cứng ngắc hơn cả chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng.
Chính vì “phò chính
thống”, nhà thơ phải”tỉnh táo” như Y Nguyên phỏng vấn Bằng Việt trên báo Thanh
Niên.
“Thường thì người sáng
tác ít khi “tỉnh” để có thể phân tích một cách rành rẽ về quá trình sáng tạo
của mình, nhưng ông thì ngược lại, tỉnh táo, thận trọng, khôn ngoan...”
Kết luận vậy thì đau cho
nhà thơ biết bao. Tuy nhiên chính vậy nên ông nhận được khá nhiều
giải thưởng:
“Giải nhất về thơ của Hội
Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968)
“Giải thưởng dịch thuật
văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982.”
“Giải
thưởng Nhà nước về văn học (do Chủ
tịch nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001)”
“Giải thưởng thơ của Hội
nhà văn Việt Nam (2002)
“Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ
"Ném câu thơ vào gió"
"Giải thành tựu trọn
đời" của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX”
Tuy làm “ thơ cung đình”
nhưng không phải Bằng Việt không có thơ hay. Từ “Bếp lửa” còn tỏa nóng đến tận
bây giờ tới những bài thơ tình lãng mạn một thời được chép trong sổ tay nhiều
cô cậu sinh viên tổng hợp và sư phạm văn, được sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ
thuật điệp ngữ, ẩn dụ và nhân cách hóa:
“Sương nơi ấy như triền
mây trắng đặc
anh vẫn chờ em trắng một
bến sương.
(Nơi Một Thủa Mùa Xuân
Còn Ở Ðó)
”Anh vẫn đợi một buổi em
về thay áo,
đợi một niềm vui sắc nhọn
như mũi kim.”
(Tình Em Ðẹp Mãi Một Bài
Thơ)
Nói anh nghe cuộc tình
nào đã lỡ.
con đường nào nức nở
tiếng mưa rơi!
(Nét Buồn Mang Dấu Vết
Thời Gian)
Tuy nhiên tính lãng mạn
“kiểu Pautopski” nhạt dần theo tuổi tác, thơ Bằng Việt ngày càng đậm tính
“suy tưởng triết học” , có thể do con người “luật học” trong ông đã lên tiếng.
“Ngày
sống vội, tuần sống vội, năm sống vội
Tuổi hoa niên, trung niên, kế tiếp tuổi già
Chong chóng quay, rút cuộc được gì?
Được chuyển động – làm bù nhìn của gió…”
(Nhớ
Trịnh)
Các nhà văn ta, về cuối
đời như Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Mạnh… hoặc cuối chức như Nguyễn Khoa Điềm… thường
“tái nhận thức” tức “nhận thức lại” để xí xóa đi phần nào “tính Đảng” quá đà
trước đây. Bằng Việt cũng vậy, trong Hội thảo thơ ở Hải Phòng, ông nhắc
các nhà thơ không thể thoát lý xã hội:
“Tôi nghĩ, đã là một
thành viên, đồng cam cộng khổ với cộng đồng loài người, thì nhà thơ không thể
thoát ra khỏi xã hội, vì vậy, khó có thể tuyệt đối hóa thiên chức của thơ mà
chỉ nói đến thiên nhiên thôi sao?”
Tuy nhiên cái yếu tố “xã
hội” trong thơ ông không mang những trăn trở, vấn nạn lớn của dân tộc mà
lại lại giống như Y Nguyên đã phỏng vấn:
”Người ta vẫn nghĩ thi
sĩ thường lãng đãng, vẩn vơ trên mây trên gió, nhưng ông lại rất cập nhật thời
sự. Cập nhật đến độ có thể biến những cái tưởng như không thơ thành thơ, như
chuyện ô nhiễm môi trường khu du lịch sinh thái, chuyện xây cầu vượt, chuyện
cấm đăng ký xe máy, chuyện làm phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long...?”
Mới đây hồi tháng 8-
2011, ông phát biểu trên mạng một câu động trời:
“Nếu không tha bổng cho Cù Huy Hà Vũ
thì đấy là một sự ngu xuẩn”
Tất nhiên nếu cán bộ
thường nói ở bàn nhậu thì chẳng sao, nhưng đây hẳn một ông “quan văn” cỡ bự.
Nghe nói sau đó cán bộ an ninh đã gặp ông. Tất nhiên nhà thơ sẽ giải thích cho
nhà an ninh vì sao phát biểu vậy. Chắc đồng chí an ninh đã quán triệt tình thế
của nhà thơ đứng giữa Đảng và dân không thể không thông cảm với lời phát biểu
của ông Chủ tịch Hội LH VHNT Hà nội. Có thể thấy Bằng Việt cũng như thơ ông
luôn bị kéo co giữa một bên là nàng thơ và một bên là đồng chí chính trị viên.
Trên blog của mình, nhà
thơ Thủy Hướng Dương có kể lại cuộc nhậu sau ngày Bằng Việt trúng cử Chủ
tịch Hội LHVHNT Hànội, nhà thơ có ứng tác:
“Anh biết anh là người
đến muộn
Bia uống vừa xong, bưởi
vẫn còn thèm
Em đừng nghĩ là anh thất
bại
Bia anh còn liếm được nữa
là em!”
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến
có mặt lúc đó đề nghị đổi chữ” bia” thành chữ “thơ”:
“Thơ anh còn liếm được
nữa là em…”
Vậy là “thơ anh” quá… sạch…,
sạch đến nỗi có thể … liếm được. Tới đây chợt nhớ bài “Mùa sạch” của thi sĩ
Trân Dần :
“Anh vẫn tìm em qua phòng
triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng
sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng
sạch…”
Nay thì xin them: “thơ sạch”.
Nhà thơ Xuân Sách đã dựng chân dung Bằng Việt:
“Nhen lên một bếp lửa
Mong soi gương mặt người
Bỗng cơn giông nổi đến
Mây che một khung trời
Đất sau mưa sụt lở
Mầu mỡ trôi đi đâu
Còn trơ chiếc guốc võng
Trăng mài mòn canh thâu.”
16-2-2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét