Tác giả: Nhật Tuấn
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Sang năm 2003 lại một vụ “cấm sách” dưới triều ông Nguyễn Khoa Điềm. Lần này động trời hơn vì tác giả bị cấm lại là ông nhà văn nổi tiếng ca ngợi cách mạng: Nguyễn Khải, lúc đó là Phó Chủ tịch Hội nhà văn VN, đại biểu quốc hội khóa 8. Hơn thế, cuốn sách đã đăng nhiều kỳ trên tạp chí Nhà văn, nhưng đến khi in thành sách thì lại… cấm phát hành. Thực ra cuốn “Thượng đế thì cười” chẳng chửi Đảng cũng không bôi đen chế độ, nó chỉ có mỗi tội kể chuyện đại biểu quốc hội … ngủ gật.
Chương 22, Nguyễn Khải huỵch toẹt chuyện
quốc hội:
“Trong suốt một nhiệm kỳ Quốc hội khoá 8 hắn
chỉ phát biểu có một lần về những điều bổ sung cho Luật Báo chí. Hắn đề nghị
Quốc hội xem xét cho ra báo tư nhân và nhà xuất bản tư nhân để đảm bảo quyền tự
do ngôn luận, tự do xuất bản của một xã hội văn minh. Hắn vừa ngồi xuống thì bà
T. cũng là đại biểu của thành phố Hồ Chí Minh, nguyên là một nữ luật sư danh
tiếng của Sài Gòn trước đây, một thượng nghị sĩ trong phe đối lập với chính
quyền Thiệu, đứng lên phản đối liền. Bà nói, đại ý, rằng hắn chưa từng sống
trong xã hội tư bản nên mới ngộ nhận là ở đó có tự do báo chí! Không có đâu!
Danh nghĩa là báo của tư nhân nhưng nguồn tài trợ thường xuyên để nuôi sống nó
luôn luôn là của các tổ chức chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp đầy quyền lực… Bà
vừa dứt lời tiếng vỗ tay đã vỡ ra vang dội và kéo dài khắp hội trường.
Ông chủ quyền lực bắt đầu ghét hắn từ ngày ấy, đã muốn đuổi hắn ra khỏi cơ quan
quyền lực từ ngày ấy.
Rồi hắn lại ngủ gật nữa. Trong những phiên họp
tranh cãi sôi nổi về một từ, một câu trong những điều luật bổ sung của Bộ luật
Hình sự, thì hắn ngủ gục, đầu vẫn ngay, lưng vẫn thẳng nhưng đầu óc đã trống
rỗng, mờ mịt, người ngồi cạnh phải hích nhẹ hắn mới bừng tỉnh. Một ông nghị gật
như các báo vẫn chế giễu các ông nghị bản xứ thời Pháp thuộc…”
Sách in xong bị cấm phát hành nhưng cũng còn may không bị đốt như “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn, sau một năm nằm kho, cấp trên mới ra điều kiện muốn “giải tỏa” cuốn sách thì phải cắt bỏ cái đoạn “đại biếu quốc hội ngủ gật”.
Nguyễn Khải tâm sự:
“Tôi thấy đoạn kể chuyện ngủ gật ở Quốc hội
cũng chỉ là chuyện nói vui, còn nhiều chuyện khác có ý nghĩa hơn, chỉ vì đoạn
này mà cuốn sách không thể tới được tay bạn đọc thì cũng tiếc nên tôi đồng ý
cắt một trang. Anh em bảo thế là không hay, cái ông Khải này lúc nào cũng nhân
nhượng. Thật sự tôi thấy điều ấy cũng không phải là quan trọng nhất, cắt bỏ đi
cũng chả ảnh hưởng gì đến quyển sách.”
Trong mấy ngày giáp tết Ất Dậu, ông Nguyễn
Khoa Điềm làm một việc xưa nay một ông Trưởng ban văn hoá tư tưởng của
Đảng chưa bao giờ làm là tới tận nhà riêng chúc tết một số… nhà báo. Và
cũng trong một cuộc Hội thảo về công tác phê bình lý luận, tháng 11 năm
2004 tại Hà Nội ông Nguyễn Khoa Điềm có những phát biểu mới mẻ xưa nay
các ông Trưởng ban văn hoá tư tưởng của Đảng chưa dám nói bao giờ.
Nói thế nào thì nói, qua những hành động đó
người ta thấy một sự cải thiện hình ảnh ông trùm văn hoá văn nghệ Việt Nam xưa
nay vốn vẫn bị coi là một “ông kẹ” luôn luôn cầm roi uốn nắn tư tưởng
khắp bàn dân thiên hạ.
Ấy vậy rồi xảy ra một việc động trời chưa từng
thấy “trên mặt trận văn hoá và tư tưởng”. Một nhà “phê bình lý luận “ nổi tiếng
Mao-ít ở TP Hồ Chí Minh là Giáo sư Trần Thanh Đạm, trên tạp chí “Văn” số Tết
Ất Dậu của Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh đã viết một bài nảy lửa đả phá một
số quan điểm mới mẻ của ông Nguyễn Khoa Điềm làm người đọc bật ngửa về sự mạo
phạm cấp trên, cả gan vuốt râu hùm, công khai phê phán lãnh đạo Đảng ngay trong
dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng.
Ngay trong phần mở đầu dài dòng đầy những
nguyên tắc mácxít cứng nhắc, ông Trần Thanh Đạm đã khen xỏ đồng chí Trưởng ban
văn hoá tư tưởng:
”Diễn giả (tức NKĐ) không chỉ nói lên các ý
kiến của mình với tư cách một nhà thơ, một người nghệ sĩ, ngoài các tư tưởng
có tính cách chỉ đạo, còn có những ý tưởng riêng có tính cách cá nhân… làm
bài phát biểu bớt đi tính áp đặt mà tăng thêm tính gợi mở, khuyến khích suy
nghĩ và thảo luận…”
Thực ra đã là lãnh đạo Đảng trên bất cứ trận
địa nào, khi phát biểu trước quần chúng lúc nào cũng phải mang tính cách
huấn thị và chỉ được nói những quan điểm của Đảng mà thôi, sao “đồng chí” dám
phá lệ gài “ý kiến cá nhân” vào đó ? Thật là một câu phê bình chết người đối
với lãnh tụ Đảng và chính vì lo cho Đảng, vì “bảo vệ Đảng” nên một quần chúng
cách mạng như Giáo sư Trần Thanh Đạm phải “thí mạng cùi” nhảy ra vạch trần “
những ý kiến cá nhân sai trái” của đồng chí Trưởng ban tư tưởng văn hoá để bảo
vệ đường lối mác xít của Đảng. Tinh thần của Giáo sư Trần Thanh Đạm thật
dũng cảm ghê gớm chưa?
Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Khoa
Điềm thẳng thắn thừa nhận:
“Đúng là lý luận văn học của ta còn nhiều bất
cập và thiếu hụt. Do hệ thống lý luận văn học này được sản sinh trong môi
trường của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây…”
Trần Thanh Đạm cãi lại thủ trưởng :
“Đúng là lý luận văn học của chúng ta trước
đây chịu ảnh hưởng của các thành tựu lý luận văn học từ các nước xã hội chủ
nghĩa (trước hết là Liên xô)… song nói rằng lý luận văn học của ta sản sinh ra
trong môi trường đó thì chỉ đúng có một phần…”
Rồi ộng ta cho rằng:
“Nền lý luận văn học của
ta… sản sinh ra từ đường lối lý luận và thực tiễn của cách mạng dân tộc , dân
chủ và xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ 1930 và sớm hơn, từ đầu thế kỷ 20, thể hiện
trong các văn kiện của Đảng: Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Tố Hữu qua
các đại hội văn nghệ và đại hội nhà văn, các tác phẩm lý luận của các nhà văn,
nhà thơ lớn của chúng ta trong thế kỷ 20 như: Hải Triều, Tố Hữu, Nguyễn Đình
Thi, Chế Lan Viên, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh… và các nhà lý luận ưu tú khác …”
Trưng ra các cây đa cây
đề trong “nền phê bình lý luận cách mạng” theo cái lối mang ngoáo ộp ra doạ con
nít, Trần Thanh Đạm có ý hạch tội rằng nói như Nguyễn Khoa Điềm thì còn đâu là
tính sáng tạo và tính độc lập tự chủ của Đảng ta xưa nay vẫn được tuyên truyền
rầm rĩ ra cả thế giới nữa.
“Hệ thống lý luận văn học
của ta do phải tập trung cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội mà phần nào bỏ quên
hoặc tránh đi những đặc trưng văn học, những vấn đề rộng lớn của văn chương và
của con người …”
Ông Trần Thanh Đạm dám
lên giọng “xách mé”:
“Có lẽ khó quan niệm một
chủ nghĩa xã hội gì mà văn học lại bỏ quên hoặc tránh né các vấn đề rộng lớn
của văn chương và con người ?… Một chủ nghĩa xã hội như vậy còn xứng đáng được
gọi là chủ nghĩa xã hội được hay không?… Thực tế nước ta mới quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, còn phải “tập trung cho giải phóng dân tộc, đánh thắng đế quốc
xâm lược không thể phát triển và xây dựng một nền văn học như trong hoà bình”… thế
nhưng nói rằng chúng ta né tránh hoặc bỏ quên các vấn đề đó thì không đúng…”
Táo tợn hơn, Trần Thanh
Đạm phê phán sếp lớn:
“Tôi cho rằng lý giải các
yếu kém thiếu hụt của lý luận văn học chúng ta như diễn giả đã làm là có phần
hời hợt, sơ lược, chủ quan, không trên cơ sở một nhận thức lịch sử thật
chu đáo, thận trọng…”
rồi cả doạ nạt:
“Kết cục của diễn biến
hoà bình trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá là bạo loạn lật đổ trên lĩnh vực chính
trị xã hội. Những người cầm cờ , cầm lái không thể mơ hồ trong nhận thức của
mình…”
Quả thực xưa nay , chưa
ai dám công khai dạy dỗ “lãnh đạo Đảng “ trên phương tiện báo chí của Đảng nặng
nề thế này. Trong bài phát biểu của Nguyễn Khoa Điềm có một luận điểm khá mạnh
dạn, mới mẻ:
“Lâu nay trong quan hệ
giữa nội dung và hình thức chúng ta chỉ chú trọng những mặt nội dung mà xem nhẹ
yếu tố hình thức, như vậy là chúng ta mới đề cập mặt xã hội của văn chương mà
chưa thấy yếu tính của văn học là ngôn ngữ nghệ thuật …”
Sự thực, đây là một sự
thừa nhận rất đáng biểu dương đối với một nhà lãnh đạo văn hoá văn nghệ cộng
sản. Tuy nhiên đối với các lý luận gia “mác xít đến chiều” như Trần Thanh Đạm
thì sự thừa nhận đó là đi chệch đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng cần kéo còi
báo động:
“Diễn giả đã “vơ đũa cả nắm”
khi dùng đại từ “chúng ta” ở đây, nếu nói “một số người trong chúng ta “thì còn
nghe được. Đó là những kẻ cơ hội,
giáo điều , thậm chí ngu dốt trong văn học nghệ thuật …”
Ô hô, nói vậy khác nào chửi sếp lớn là cơ hội,
giáo điều, ngu dốt ?
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét