Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

hoa Bỉ Ngạn

Mùa hoa Bỉ Ngạn: Rực rỡ cùng lặng lẽ.

Bạn Chu Xuân Giao tả:
“Mùa hoa lại như đang rực cháy lên ở các bờ xôi ruộng mật, vào những ngày này, là hoa Bỉ Ngạn. Màu đỏ của Bỉ Ngạn. Rực rỡ. Lặng lẽ. Mà ngắm lâu từ xa, thì tự nhiên lại không thấy rực rỡ nữa, cũng không thấy lặng lẽ nữa. Tựa như thúc giục. Thế là chân liền bước nhanh nhanh.Một lúc sau, lại đi qua, nhìn nhanh, thì lại thấy rực rỡ lặng lẽ. Lặng lẽ đến rực rỡ thì đúng hơn chăng.”

Hai từ "rực rỡ và lặng lẽ" của bạn khi cảm nhận về loài hoa này thật chính xác.
Ta tìm hiểu về hoa nhé!



Loài hoa này lúc hoa nở thì không nhìn thấy lá, lúc có lá lại chẳng thể gặp hoa. Hoa và lá muôn đời chẳng thể nào gặp gỡ.

Mạn Đà La

Mạn Châu Sa

Hoa Bỉ Ngạn có hai loại là trắng và đỏ, trong đó phổ biến nhất là màu đỏ. Bỉ ngạn trắng còn được gọi là Mạn Đà La, bỉ ngạn đỏ có cái tên kiều diễm Mạn Châu Sa. Thời gian nở của loài hoa này cũng rất chính xác.



 

Bỉ Ngạn hoa loài hoa không thanh khiết như sen trắng, cũng không cao quý ngưỡng trời như vạn hoa chi vương Mẫu Đơn.






Hai mầu hoa, cùng ở bờ bên kia, nhưng một là ở Hoàng Tuyền, u uất, một lại là ở nơi Cực Lạc đẹp tươi. Mạc Đà La, chính là đóa Mạn Châu Sa đã bỏ đi chấp niệm, bỏ đi hận thù sâu sắc để trở lại màu trắng tinh khiết.

Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là xuân bỉ ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là thu bỉ ngạn. Hoa bỉ ngạn nở vào thu bỉ ngạn, thời gian rất chính xác cho nên mới gọi là hoa bỉ ngạn.

Trong một năm có 2 ngày mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo, vào thời điểm đó độ dài của ngày và đêm bằng nhau, đó là ngày xuân phân và thu phân. Bỉ ngạn nở hoa trùng với tiết thu phân. Đây cũng là thời gian mà theo lời dạy của Phật trong thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên. Với người Nhật, đây cũng là dịp họ đi thăm viếng sửa sang mồ mả của những người đã khuất. 

Trong dân gian người ta cho rằng bỉ ngạn là cửa ngõ để đi vào thế giới của những người đã chết, cũng có người lại nói rằng, vào những ngày người trần gian gặp người âm giới, bỉ ngạn là nơi trú ngụ của những linh hồn (tên gọi higanbana (彼岸花)cũng có nguồn gốc từ đó).



Tâm Kinh Bát nhã đã kết thúc loài hoa Mạn Thù Sa: Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, nhưng sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành thức cũng lại như thế. (sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.)
Hoa Bỉ Ngạn được tìm thấy ở Trung Quốc, sau đó là Nhật Bản. Ở Hoa Kỳ, Bỉ Ngạn phát triển ở Texas, Bắc Carolina và nhiều tiểu bang phía Nam khác.
--
Ở Nhật, tôi thấy người ta trồng thành những thung hoa, từng vạt hai bên đường đỏ rực yêu mị mỗi mùa sinh sôi bừng nở tựa như những cánh tay hướng đến những nơi lòng muốn khẩn cầu.



Nếu muốn một lần tận mắt chiêm ngưỡng nét đẹp của hoa Bỉ Ngạn, bạn có thể đến Đà Lạt. Đây được coi là vùng đất duy nhất của nước ta có loài hoa đặc biệt này.



Hoa Bỉ Ngạn tại Đà Lạt hầu hết được người dân du nhập về trồng vài năm gần đây. Do đó, nhanh chóng nhất, bạn nên đến Vườn hoa thành phố hay còn gọi là Công viên hoa thành phố để tìm kiếm. Ngoài ra, nếu để ý, bạn cũng có thể ngắm được những bụi hoa bỉ ngạn đẹp đến nao lòng ở men các con dốc.
Hoa Bỉ Ngạn ở Đà Lạt dần trở thành một dấu ấn riêng cho mảnh đất này, cùng hàng trăm loài hoa khác tô điểm cho vẻ đẹp của thành phố trên cao nguyên.



Trong Phật giáo, hoa Bỉ Ngạn còn được nhắc đến như loài hoa tượng trưng cho Thiên giới. Vì vậy, nhiều người cho rằng nhìn thấy hoa Bỉ Ngạn chính là bạn sẽ tránh được những ác nghiệp trong đời. 
Hoa Bỉ Ngạn có sự kết nối với đời sống tâm linh của người Châu Á, đi cả vào các tác phẩm thi ca, nhạc họa. Không ít người người chọn hình xăm hoa bỉ ngạn để khắc ghi lên da thịt vì yêu thích ý nghĩa và vẻ đẹp diễm lệ của loài hoa này.










Tại mỗi quốc gia, bỉ ngạn lại được diễn giải theo cách khác nhau. Trung Quốc: là sự ưu mỹ thuần khiết; Nhật Bản: là hồi ức đau thương; Triều Tiên: chỉ sự nhung nhớ về nhau.

Chàng có biết, tại sao ta là Mạn Đà La không?
Thật ra, Bỉ Ngạn Hoa có hai loại. Một, chính là ta, một đóa Mạn Đà La trắng trong thuần khiết, khôn vướng bận, chẳng chấp niệm. Còn một, chính là Mạn Châu Sa, một đó màu rực máu, đầy u uất, đầy chấp niệm, hận thù.
Cả hai, đều có tên gọi là Bỉ Ngạn, bởi vì, chúng đều mọc ở bờ bên kia. Mạn Châu Sa hoa, mọc ở bờ bên kia sông Tam Đồ, nơi Hoàng Tuyền, chứa đầy tử khí. Mạn Đà La, là đóa hoa dâng Phật, mọc ở nơi miền Cực Lạc.
Tuy nói cả hai cùng một tên, cùng tích, chúng gốc, nhưng lại hoàn toàn khác. Hai đóa hoa, cùng ở bờ bên kia, nhưng một là ở Hoàng Tuyền, u uất, một lại là ở nơi Cực Lạc đẹp tươi. Mạc Đà La, chính là đóa Mạn Châu Sa đã bỏ đi chấp niệm, bỏ đi hận thù sâu sắc để trở lại màu trắng tinh khiết.
PS. Những con đường và cánh đồng hoa Bỉ Ngạn tuyệt đẹp ở Nhật Bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét