Đàn bà với Valloton:
tạo vật đáng thèm và đáng sợ
Florelle Guillaume - Mở Ngoặc
dịch
Nguồn
Nguồn
Người ta dường như chỉ biết đến Vallotton (1865 – 1925) với những bức khắc gỗ châm biếm. Nhưng triển lãm mới đây về ông ở Grand Palais (từ 2. 10. 2013 đến 20. 1. 2014) đã hé lộ một họa sĩ lớn…
Vallotton hẳn phải chịu ơn tranh khắc. Chính tranh khắc (gravure) đã giúp ông chạm tới thành công, thoát khỏi sự bấp bênh. Tới Paris năm 17 tuổi, ghi tên theo học tại Academy Julian, chàng Thụy Sĩ trẻ trải qua thời kỳ đầu khó nhọc, trầy trật sống bằng những bức chân dung của mình , bằng những công việc nhỏ như phục chế tranh, viết vài bình luận triển lãm cho tờ La Gazette de Lausanne. (Trong hình: “Mon portrait” của Gemälde von Félix Vallotton, 1885)
“Nu
couche au tapis rouge” (Ngủ khỏa thân trên thảm đỏ), 1909
Dù cả đời Valloton không ngừng miêu tả những đường
cong cơ thể phụ nữ, nhưng đối với ông chúng mãi vẫn là bí ẩn. Trên toile, ông
tóm bắt, ông dò xét, lột quần áo và soi mói chúng ở mọi góc cạnh. Cái cơ thể
khác lạ hấp dẫn kia khiến ông vừa say mê vừa sợ hãi. Qua các bức tranh thị nữ
ông vẽ vừa phá cách vừa khiêu khích, đàn bà sở hữu đủ thứ: lúc thì lạnh lùng,
lúc thì gợi dục, lúc lại nguy hiểm, quyến rũ và mong manh… nhưng luôn luôn hấp
dẫn.
Valloton không
bỏ qua chủ đề khỏa thân tắm táp, một chủ đề khá “top” trong lịch sử nghệ thuật.
Theo chân các họa sĩ ấn tượng và nhóm Nabis, ông quan sát phụ nữ trong những cử
động riêng tư đời thường, nhưng thêm vào đó một chút lạ lùng, một chút hài
hước. Như cô gái tóc đỏ đang vấn tóc lên trong nhà tắm được miêu tả không
“happy”, dù trông rất hồng hào và đầy đặn.
“Femme
au bain se coiffant” (Người đàn bà vấn tóc khi tắm, 1897)
Hay bức Le Bain Turc (Nhà tắm Thổ
Nhĩ Kỳ) vẽ năm 1907, dù trong một khung cảnh khá quen thuộc, nhưng thể hiện rất
duyên dáng. Bức này có cảm hứng từ kiệt tác của Ingres mà ông đã chiêm ngưỡng
năm 1905, xúc động đến chảy nước mắt, nhân dịp tưởng nhớ danh họa tại Grand
Palais. Ông thú nhận với sự thán phục: “Chỉ riêng cách mà Ingres bo các đường
nét đã khiến tôi cảm nhận ngay sự ấm nóng của cơ thể nữ và sức nặng của bầu
vú”. Cũng vậy, bức Le bain Turc là sự triển khai các đường
cong khiêu khích từ da thịt cho tới nhục cảm đã bị đóng băng.
“Le
bain Turc”
Cũng như các họa sĩ Phục Hưng, Valloton cũng
khai thác tính gợi dục ở chủ đề ngủ khỏa thân. Tuy nhiên, năm 1897, bức Femme
nue assie dans un fauteuil rouge (Người đàn bà ngủ ngồi trên ghế bành
đỏ) bị loại ra khỏi định nghĩa về sự gợi cảm: da thịt bị nặng nề, cơ thể thì
gập khúc, ngực bị bẹp, còn cánh tay thì đơ thuỗn ra. Bức tranh này như một dạng
thử nghiệm cấp tiến, tổng hợp các kinh nghiệm của Nabis với màu sắc phẳng, các
đường bao đen, thiếu độ sâu, và sự đối lập giữa các đường cong và đường thẳng.
”
Femme nue assie dans un fauteuil rouge”
17 năm sau, bức Nu à l’écharpe verte (Khỏa
thân với khăn choàng xanh) cũng lấy tương phản mạnh giữa đỏ và xanh lá, nhưng
xử lý khỏa thân hoàn toàn khác. Dáng nằm uể oải giống các mỹ nhân trong tranh
cổ điển, đường nét rất Ingres nhưng phần trang trí lại khá đương đại và lông
nách thì phơi ra trắng trợn.
“Nu
à l’écharpe verte”
Những cặp đôi chơi đùa, nhảy múa hoặc chỉ nhìn
nhau chằm chằm xuất hiện thường xuyên trên các tác phẩm của Valloton. Vừa gợi
những lạc thú vừa gợi tính hai mặt của đàn bà. Trong bức Femmes nues
aux chats (Hai cô khỏa thân với mèo), vẽ thời vẫn còn ảnh hưởng phong
cách Nabis, gối nệm thì lộn xộn, phía sau thấy cả một góc nhà tắm, trông như
trong một nhà thổ. Hai cô gái, một tóc vàng một tóc nâu, trông như đang giải
trí một chút giữa hai đợt khách. Vào những năm 1910, việc hai người đàn bà với
nhau thế này còn gây mập mờ hơn nữa. Không khí ở đây nặng trĩu vì những thái độ
căng cứng nào đó; có cái gì đó không liên quan và cả sự đối lập giữa hai nhân
vật chính.
“Femmes
nues aux chats”
Cũng vậy, trong bức La blanche et la
noir (Cô trắng và cô đen) vẽ năm 1913, có khoảng cách giữa hai nhân
vật, nhưng tính hệ thống quen thuộc thì đã đảo chỗ: cô đen, mặc váy áo đeo
trang sức, điếu thuốc trên môi, ngồi nhìn soi xét cô trắng khỏa thân đang ngủ
ườn ra.
.
Đầu thế kỷ 20, Valloton vẽ liên tiếp những bức
tranh phi lý, lấy cảm hứng từ thần thọai Hy lạp mà ông tự do diễn dịch theo
phong cách Bocklin, một người thầy mà ông rất phục. Trong bức Roger
delivrant Angélique (Roger giải cứu Angélique), nguời đẹp ngủ mê mệt
trên cát, thờ ơ với trận chiến của Roger (người bảo trợ cô) với con rồng. Bị
chế nhạo, bị tuớc danh hiệu anh hùng, đàn ông ở đây bị coi như đồ chơi của đàn
bà.
“Roger
delivrant Angélique”
Trong bức Orphée dépecé, thậm chí
được cá nhân hóa bởi một đám các bà đang điên cuồng tấn công nhà thơ bằng những
móng vuốt, dây gai và đá. Biểu tượng, chuyển dịch, hài hước, hay băng hoại…
những hình ảnh lạ lùng này thời đó khiến người ta khó hiểu, nhưng cái nhìn của
thời đại chúng ta có thể nắm bắt ở đó tính châm biếm và thẩm mỹ mà ngày nay ta
có thể thấy ở các họa sĩ hậu hiện đại.
“Orphée
dépecé”
*
ps: phần lớn các bức tranh này đều thuộc các
sưu tập của bảo tàng hoặc tư nhân ở Thụy Sĩ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét