Mộng thất
Giấc
mộng đâu chỉ là cảnh tượng hư ảo?
Mọi người thường nói “mộng ảo”,
cho rằng giấc mộng đa phần là cảnh tượng hư ảo. Nhưng có người trong giấc mộng
lại nhìn thấy người hay việc gì đó hết sức thực tại, sau đó sự việc còn ứng
nghiệm trên thực tế.
Sự việc như vậy cũng được
ghi chép trong các thư tịch cổ, tuy xem có vẻ rất kỳ lạ nhưng lại khai mở tư
duy con người ở các góc độ khác nhau, cung cấp phương thức tư duy khác nhau để
tìm hiểu về giấc mộng.
Sách “Thái Bình quảng ký” có
chép một chuyện giấc mộng thú vị sau.
Thời Đường có một người Biện
Châu tên là Trương Sinh. Do gia cảnh bần hàn, để mưu sinh, ông tạm biệt vợ đi đến
vùng phía bắc sông Hoàng Hà làm công. Xa cách 5 năm ông mới trở về Biện Châu.
Hôm đó trên đường trở về Biện
Châu, đúng lúc chập choạng tối. Đến khi ông ra khỏi thành Trịnh Châu thì trời
đã tối đen. Để kịp đường, Trương Sinh đã cưỡi lừa đi đường tắt theo con đường
mòn. Bỗng nhiên, ông thấy giữa đám cỏ có ánh đèn, có 5, 6 người đang ngồi đó uống
rượu. Trương Sinh trong lòng thầm nghĩ: “Người nào sao muộn thế này rồi mà còn
hứng thú uống rượu?”.
Đến
khi ông ra khỏi thành Trịnh Châu thì trời đã tối đen.
(Ảnh minh họa:
epochtimes.com)
Ông bèn xuống lừa bước đến,
muốn xem rõ ngọn ngành. Ông bước lên 10 bước chân, nhìn kỹ, thấy vợ mình lại
đang ở trong đám đó, hơn nữa còn cười cười nói nói với những người kia, không
khí rất vui vẻ.
Trương Sinh vội vàng ẩn mình
giữa những cây bạch dương, lặng lẽ quan sát bọn họ.
Lúc đó, một người râu ria rậm
rạp nâng ly rượu nói: “Xin phu nhân hát cho chúng tôi một bài”.
Vợ Trương Sinh xuất thân từ
gia đình thế gia, từ nhỏ đã học thi thư, cũng đã viết nhiều văn chương rất hay.
Thế là vợ Trương Sinh hát rằng: “Thương thay cỏ xác xơ, xào xạc nghe thống thiết.
Phu quân ra đi không trở lại, đêm nay sầu thương tóc như sương tuyết”.
Người râu rậm đó nói: “Cảm tạ
phu nhân đã hát cho chúng tôi. Tôi xin chúc phu nhân một ly”.
Sau khi uống xong, ông ta
chuyển ly rượu đến tay một thiếu niên gương mặt trắng trẻo. Chàng thiếu niên
cũng mời vợ Trương Sinh hát thêm một bài. Vợ Trương Sinh nói: “Hát một bài đã
là quá lắm rồi, sao có thể hát thêm bài nữa đây?”
Người râu rậm cầm đôi đũa
lên nói: “Cầm ly rượu lại đây, ai từ chối hát thì phạt một ly”.
Vợ Trương Sinh không biết
làm thế nào, đành phải hát một bài rằng: “Mời chàng ly rượu, chàng chớ chối từ,
hoa trên cành cong rụng, nước chảy chẳng trở về. Chớ cậy tuổi thiếu thời, tuổi
trẻ được bao lâu?”
Sau khi uống xong, ông ta
chuyển ly rượu đến tay một thiếu niên gương mặt trắng trẻo. (Ảnh minh họa:
epochtimes.com)
Tiếp theo, ly rượu lại chuyển
đến tay một người áo tía, ông ta cũng nâng ly rượu đến mời vợ Trương Sinh hát.
Vợ Trương Sinh trong lòng rất không vui, chần chừ mãi mới mở miệng hát rằng:
“Oán khuê phòng trống vắng, ngày thu đã hoàng hôn. Phu quân không thư tín, ngóng
trông bóng nhạn qua”.
Ly rượu lúc này chuyển đến
tay người áo đen, ông ta cũng mời vợ Trương Sinh hát. Vợ Trương Sinh hát liền
3, 4 bài, đã không cất nổi giọng nữa, lặng lẽ chẳng nói năng gì. Người râu rậm
thấy vợ Trương Sinh từ chối hát liền rót cho cô một ly rượu. Vợ Trương Sinh
khóc, chậm rãi uống, rồi hát cho người áo đen rằng: “Gió đêm ào ào, sương ướt cỏ
trước sân. Phu quân đi mãi không về, sao biết khuê phòng ngậm khóc”.
Khi ly rượu chuyển đến tay
thiếu niên áo xanh, anh ta nói đêm đã khuya rồi, sắp chia tay rồi, hy vọng vợ
Trương Sinh lại hát một bài. Vợ Trương Sinh lại hát rằng: “Đom đóm xuyên bạch
dương, gió sầu trên cỏ vắng. Cứ ngỡ trong mơ chơi, sầu thương đường cố viên”.
Tiếp theo ly rượu chuyển đến
tay vợ Trương Sinh, người râu rậm hát một bài hát rằng: “Trước hoa nay tương ngộ,
bên hoa lại tiễn đưa. Sao nói ở trong mộng, đời người là mộng mơ”.
Trong khi hát, ly rượu lại
chuyển đến tay người áo tía, ông ta vẫn muốn mời vợ Trương Sinh hát một bài. Vợ
Trương Sinh nghe rồi cúi đầu không nói, người râu rậm thấy vậy lại muốn phạt cô
uống rượu.
Trương Sinh trông thấy vậy,
trong lòng bốc lửa giận dữ, thuận tay nhặt mảnh ngói dưới chân nhằm người râu rậm
ném, ném trúng ngay vào đầu ông ta. Tiếp theo, Trương Sinh lại ném một mảnh
ngói nữa, lần này lại trúng trán vợ. Đúng lúc ấy, tất cả nhóm người bỗng nhiên
lặng lẽ vụt biến mất. Trương Sinh thấy vậy cảm thấy vô cùng kinh ngạc kỳ lạ,
ông cho rằng vợ ông đã qua đời rồi, cứ thế dọc đường về khóc lóc thảm thiết,
cho đến tận khi trời sáng thì về đến nhà.
Vợ
Trương Sinh nghe rồi cúi đầu không nói, người râu rậm thấy vậy lại muốn phạt cô
uống rượu. (Ảnh minh họa: new.qq.com)
Về đến cổng nhà, Trương Sinh
vội vàng hỏi: “Phu nhân hiện giờ ở đâu?”.
Trương Sinh rời nhà đã 5
năm, 5 năm nay luôn bặt vô âm tín. Người nhà bỗng nhiên thấy Trương Sinh trở về,
ai nấy đều vui sướng bất ngờ, ào tới đón tiếp ông.
Gia bộc trả lời: “Nương tử ở
trong nhà, chỉ là đêm qua đau đầu ghê gớm, vẫn đang nghỉ ngơi”.
Trương Sinh vội vàng vào
trong phòng, hỏi vợ nguyên nhân đau đầu.
Vợ ông nói: “Đêm qua thiếp mộng
thấy mình đến một bãi cỏ, ở đó có 5, 6 người, bọn họ luân phiên mời rượu thiếp.
Mỗi người còn muốn thiếp hát một bài. Thiếp nhớ tổng cộng đã hát 6, 7 bài. Có một
người râu rậm liên tiếp chuyển ly rượu, chuốc rượu thiếp. Thiếp vừa uống ly thứ
2 thì bỗng nhiên có một mảnh ngói bay đến, mảnh ngói thứ 2 bay trúng vào trán
thiếp, vì vậy thiếp giật mình tỉnh giấc. Sau khi tỉnh dậy thấy đầu bắt
đau”.
Lúc này Trương Sinh mới biết,
cảnh tượng đêm qua ông nhìn thấy, hóa ra là cảnh tượng trong giấc mộng của vợ
ông.
(Nguồn: Quyển 282 sách “Thái
Bình quảng ký – Mộng thất”)
***
‘Mộng ảo’ hư hư thực thực
khiến người ta cũng phải cảm thấy kỳ lạ. Phải chăng, ‘giấc mộng’ không chỉ đơn
thuần là một giấc mơ đẹp hay một cơn ác mộng mà người ta vừa trải qua trong giấc
ngủ, mà đó cũng chính là những cảnh tượng thật đang xảy ra ở một nơi khác, tại
một không gian khác. Đây vẫn là điều bí ẩn xưa nay của con người.
Theo
Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiến
Thiện biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét