Hình như đã từng có một thế giới người đẹp thời xưa, đã trở về
trời. Hình như đã có một thời, người sống cùng với tượng, trong cõi nào không
biết.
Tượng ở chùa Dâu. Tranh: TRẦN DUY
Đêm, chợ hoa Long Biên. Mưa xuân, gió thổi dạt
dào, đèn vàng buồn bã. Hoa cúc từng bó lớn sũng nước. Mấy chị hàng hoa áo mưa,
nón lá, mắt nhìn thăm thẳm. Trong ánh chớp, mây đêm phảng phất mầu khói hương.
Thấp thoáng những đôi mắt như mắt Phật Bà. Lại nhớ ngày nào còn trẻ đi làm phim
“Bí ẩn những pho tượng cổ”, cùng nhóm quay phim sống chung với tượng ở trong
chùa. Giữa chợ hoa đêm, tưởng như gặp lại hồn người xưa, chợt nhớ bâng khuâng
hình bóng người đẹp trong tượng cổ.
Tượng cổ phần lớn là những tượng Phật nhưng
trong số đó cũng có tượng những người nguyên mẫu là những người có thật trong
lịch sử, trong đời thường. Thế kỷ 18, trong các đình chùa, có khoảng ba triệu
pho tượng, một mật độ điêu khắc lớn bậc nhất thế giới. Đến nay, không biết còn
khoảng bao nhiêu?
Truyền thuyết Ghênh đẻ Khe nuôi. |
Bước qua ngưỡng cửa lối vào hậu cung chùa Dâu,
mờ tối, lốm đốm lửa hương trên các bệ thờ. Tượng Bà Đỏ, hệt như người thật, tóc
chải mượt hai bên, mặt hiền, thoáng nét nhăn nơi trán, miệng còn như đang muốn
nói điều gì. Tương truyền Bà xuất thân là một người đàn bà ở quê, khéo nuôi
con, làm vú nuôi cho Chúa Trịnh khi Chúa còn bé, khi mất, Bà được tạc tượng
phong làm Á thần.
Đối diện với tượng Bà là tượng một Á thần nữa,
tục gọi là Bà Trắng, không rõ huyền tích nhưng đẹp mê hồn, tấm thân để trần,
một tay giơ cao trước mặt, một tay hạ thấp gần đùi, cặp môi mọng đầy truyền
cảm. Người xưa đẹp mà gợi hồn đến như vậy, thật hiếm có!
Tượng Bà Đỏ |
Tượng Bà Trắng |
......
Tượng Ngọc Nữ chùa Dâu.
Tượng Ngọc Nữ chùa Dâu.
Tượng Ngọc Nữ vấn khăn, bưng cơi trầu thoáng như
hình bóng những người đẹp đất quan họ thời xưa hiện về, “váy Đình Bảng buông chùng
cửa võng”, xiêm áo dường như còn phảng phất mùi hương thầm lặng.
.....
Tượng thờ vua Lê Thần Tông bên các bà vợ. Bộ tượng này hiện được thờ ở chùa Mật Sơn (Đại bi Tự), Thanh Hóa. Theo văn bia "Mật Sơn Đại Bi Tự" thì vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) vào cuối đời, năm Cảnh Trị 9 (1671) đã cho dựng ở núi Mật Sơn ngôi chùa Đại Bi để thờ vua cha Lê Thần Tông và các bà Hoàng hậu cùng phi tần của vua cha.
Các Bà Hoàng thời xưa là những người đàn bà đẹp
đoan trang, hiền thục, ít có người tinh quái, sắc sảo. Chùa Mật - Thanh Hóa thờ
Vua Lê Thần Tông và các Bà Hoàng vợ Vua. Các Bà đều hiền, vẻ mặt thật thà, kể
cả Bà Hoàng người Hà Lan cũng không có vẻ gì là một “bà đầm” nước ngoài. Thế sự
phong trần, xiêm y, áo mão cũng phai mờ những nét vàng son lộng lẫy. Các Bà vẫn
chung thủy ngồi cùng với tượng Đức Vua, trên bệ thờ cũ kỹ, mấy trăm năm nay ở
chùa làng.
Chùa Lý Triều Quốc Sư |
Chùa Lý Triều Quốc Sư |
Chùa Lý Triều Quốc Sư |
...........
Tượng Bà Chúa Mụa xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên |
Tượng Bà Chúa Mụa bằng đá phủ sơn trong một ngôi
đền ở Hải Dương có nét đẹp kiêu sa hiển hách, khác với vẻ đẹp của pho tượng
cung phi ở chùa Bút Tháp, nom giản dị, hiền lành, vẻ như cam phận.
Tượng quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ ở chùa Bút Tháp - ảnh Thu Tứ |
....
Công Chúa Lê Thị Ngọc Duyên, pháp danh Diệu Tuệ, người đã cùng Thái Hậu Ngọc Trúc từ bỏ nơi cung cấm về đây tu hành.... |
Tượng chân dung Quận chúa Lê Thị Ngọc Duyên,
trong khói hương mờ ảo, nom trẻ trung, hiền hậu, thoảng nét thơ ngây với chiếc
mũ dường như quá rộng, đặt một cách hồn nhiên trên khuôn mặt đẹp, làm người ta
dễ gần.
Một buổi chiều mùa đông, sương mù bao phủ cánh
đồng, đi qua những thửa ruộng rau cải đang trổ hoa vàng, ghé vào làng Dinh
Hương, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, giật mình trước tượng đá một người hầu
gái, đôi bàn chân đất, ngập trong lá khô, tưởng như người này mình đã gặp ở
đâu, trong cõi thật hay cõi ảo? Năm 1985, làm phim “Vũ nữ Trà Kiệu” ở Mỹ Sơn,
cũng có một cảm giác như thế, trước những phù điêu tượng Apsara còn lại giữa
thung lũng hoang tàn.
Hình như đã từng có một thế giới người đẹp thời
xưa, đã trở về trời. Hình như đã có một thời, người sống cùng với tượng, trong
cõi nào không biết. Hình như… nếu không, sao đến giờ vẫn còn bâng khuâng nhớ
những người đẹp trong tượng cổ?…
NSND ĐÀO TRỌNG KHÁNH
---------
Tượng chân dung vua Lê Thần Tông và các bà vợ (niên đại tk XVII)
Bộ tượng này hiện được thờ ở chùa Mật Sơn (Đại bi Tự), Thanh Hóa. Theo văn bia "Mật Sơn Đại Bi Tự" thì vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) vào cuối đời, năm Cảnh Trị 9 (1671) đã cho dựng ở núi Mật Sơn ngôi chùa Đại Bi để thờ vua cha Lê Thần Tông và các bà Hoàng hậu cùng phi tần của vua cha. "Trong chùa có tượng Phật Di Đà, tượng Hộ Pháp. Bên trái có tượng vua Lê Thần Tông, tượng Đoan Từ Thuần Mỹ thái hoàng thái hậu, tượng Y Đức Phong Mỹ hoàng thái hậu và 4 bà phi tần. Năm 1932 họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung thăm chùa Mật, thấy "Tượng vua Lê Thần Tông ngồi giữa, chung quanh là sáu bà vợ vua, mỗi bà một bệ mà bà nào cũng nghiêm chỉnh cả". Ba mươi năm sau quay trở lại, họa sĩ cho biết: "Bây giờ những tượng đó vẫn còn, chùa bị máy bay oanh tạc hồi đầu kháng chiến đã cháy mất nhẵn nhụi, nhưng những pho tượng được nhân dân bảo vệ đem vào để trong hang đá nay vẫn còn. Mặt phấn của tượng đã bị tô lại một cách tai hại, nhưng nó vẫn cho ta thấy một cách rõ ràng tại sao các cụ lại trau chuốt nó ở những nơi nhất định, tại sao đầu tượng lại to như vậy, chân lại ngắn, lưng lại sơ sài và thẳng sừng sững như vậy". Hiện nay tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đang trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thật Vệt Nam. những tựợng còn lại đang thờ ở chùa Mật sơn. Đây có thể coi là nhữnng tượng chân dung đẹp của thời Lê Trịnh và cũng là tư liệu quý đê nghiên cứu vê nghệ thuật điêu khắc tạo hình và phục trang của thời kỳ này.
Bộ tượng trước và sau khi bị sơn lại
Tượng bà Hoàng phi người Hà Lan
Tượng 1 bà phi người dân tộc thiểu số
Tượng Chiêu nghi Lê Thị Ngọc Hoàn
Tượng Hoàng hậu Nguyễn Thị Ngọc Bạch
Tượng Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Hậu
Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc
Tượng vua Lê Thần Tông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét