Những cuộc điện đàm cuối cùng
Tác giả: theo Tổng hợp
(ANTG)
Sau khi Ngô Đình Diệm, Ngô
Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn lần lượt bị hạ sát theo những cách khác nhau, nhóm tướng
lĩnh tham gia cuộc đảo chính ngày 1.11.1963 lẫn người Mỹ đều tìm cách đổ vấy tội
cho nhau.
KD: Đọc kỹ cả ba kỳ, mới thấy tác giả khai thác tính cách của ông Ngô Đình Diệm, coi như là góp phần vào sự thất bại của Triều đình họ Ngô. Một tính cách gia trưởng, độc đoán, phong kiến, ưa nịnh (ôi, nghe sao quen quen)
Cho dù vật đổi sao dời, thì tính cách “gia trưởng, độc đoán , phong kiến” vẫn còn in đậm dấu ấn “đen” trong cách cai trị XH của người Việt
Mà như vậy thì số phận dân tộc Việt còn lênh đênh lắm
Khi còn làm việc, mỗi lần mình vào Sài Gòn, bạn mình đều đưa mình đến Nhà thờ Cha Tam (Q.5- SG), nơi ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã chạy đến đó, lánh nạn, nhưng rồi cuối cùng đã bị giết chết bởi lực lượng đảo chính. Mình thường đến đó, ngắm nhìn các giáo dân đến Nhà thờ cầu nguyện, ngắm nhìn cuộc sống và nghĩ về nhân tình thế thái, về dâu bể đời người …
Con người có số phận. Dân tộc cũng có số phận chăng?
———-
Người Mỹ nói, họ không muốn
anh em họ Ngô phải chết. Nhóm tướng lĩnh đảo chính lại khăng khăng: “Chúng tôi
không liên quan đến cái chết của gia đình ông Ngô Đình Diệm”.
Kỳ cuối bài viết này chủ yếu
tập trung vào việc lý giải vai trò của người Mỹ trong cái chết của anh em nhà họ
Ngô.
Đại sứ Mỹ Cabot Lodge và Ngô
Đình Diệm.
“Tuần
trăng mật” đã kết thúc
Ngày 2.1.1963, quân đội của
Ngô Đình Diệm thua trận tại chiến trường Ấp Bắc Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền
Giang). Đây là thất bại đầy đau đớn khiến người Mỹ không thể chấp nhận. Theo
tài liệu thu thập được cho thấy, quân Việt Nam Cộng hòa đông hơn gấp 4 lần phía
Cộng sản, với sự yểm trợ của thiết giáp và máy bay trực thăng, thế nhưng vẫn bị
đánh cho tơi tả.
Sau lần thảm bại này, ngày
25.2, lần đầu tiên Tổng thống J.Kennedy nghĩ về một kế hoạch rút quân Mỹ khỏi
Việt Nam Cộng hòa. Tin này khiến Ngô Đình Diệm có cảm giác bị phản bội. Quan hệ
giữa Việt Nam Cộng hòa và Washington đầy căng thẳng. Cả Ngô Đình Diệm lẫn người
Mỹ đều bắt đầu xét lại mối quan hệ từ trước đó.
Cố vấn Tòa đại sứ John
Mackelin, cấp báo về Bộ Ngoại giao Mỹ như sau: “Việc căng thẳng này có thể gây
hậu quả tai hại cho chúng ta với ông Ngô Đình Diệm hơn cả một phản ứng công
khai”. Cuối tháng 3, ông Ngô Đình Nhu bắt tay vào kế hoạch ngăn chặn đảo chính
do Mỹ sắp đặt.
Thế nhưng, không gì có thể
ngăn chặn được sự sụp đổ của Việt Nam Đệ nhất Cộng hòa, hàng loạt biến cố xảy
ra tính từ tháng 4.1963 trở đi chỉ là giọt nước làm tràn ly. Bởi về đối nội,
gia đình ông Ngô Đình Diệm bị chống đối khắp nơi. Còn về đối ngoại, Mỹ muốn một
sự thay thế người đứng đầu Việt Nam Cộng hòa.
Một tình tiết rất đáng chú
ý, ngày 29.8.1963, vào thời điểm cao trào của sự mâu thuẫn giữa chính quyền Sài
Gòn và Washington, Tổng thống Pháp Charles De Gaulle, lên tiếng kêu gọi hai miền
Nam – Bắc tham dự một hội nghị hòa bình, thống nhất và trung lập.
Ông Diệm không mặn mà lắm với
lời kêu gọi này. Ông Nhu lại tiếp tục bắn tín hiệu cho người Mỹ: “Nếu các ông
ngưng ủng hộ chúng tôi, thì chắc chắn sẽ có một chính phủ trung lập xuất hiện để
gạt bỏ sự ảnh hưởng của các ông”. Ông Nhu đã phạm sai lầm, tín hiệu này của ông
càng khiến người Mỹ quyết tâm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Ngày 30.10.1963, phụ tá Ngoại
trưởng Mỹ Roger Hilsman gửi đến Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn một bức mật thư mà ông
này gọi đó là “Hoàng hôn của các thần linh”.
Trong bức mật thư này có đoạn:
“Chúng ta cần khuyến khích nhóm đảo chính chiến đấu đến cùng và phá tan Dinh Độc
Lập (nếu cần) để đạt được thắng lợi. Điều kiện cho gia đình họ Ngô là đầu hàng
vô điều kiện, vì nếu không họ sẽ tìm cách gạt bỏ được lực lượng đảo chính lẫn sự
ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Nếu gia đình họ Ngô bị bắt sống, vợ chồng ông Nhu phải
nhanh chóng bị tống xuất sang Pháp hay bất cứ nước nào muốn nhận họ. Riêng ông
Diệm, tùy thuộc vào ý muốn của các tướng lĩnh tham gia đảo chính”.
Theo McCone, Giám đốc CIA thời
đó, “Tổng thống Kennedy luôn nhấn mạnh, không được đối xử với ông Diệm cách nào
tệ hơn là… lưu đày”.
Một tiết lộ khác của tướng
Taylor: “Tổng thống đang họp và nhận được tin hai anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô
Đình Nhu đã bị hạ sát. Tổng thống đứng phắt dậy, chạy vọt ra khỏi phòng họp.
Khuôn mặt Tổng thống lúc đó lộ ra vẻ xúc động và choáng váng mà tôi chưa từng
thấy bao giờ”.
Tôi không hề tin cố Tổng thống
J.Kennedy lại xúc động đến vậy khi nghe tin ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị
bắn chết. Người Mỹ là những người diễn kịch giỏi. Mọi thứ biến động đều do họ
giật dây nhưng bất cứ lúc nào họ đều mang khuôn mặt của một kẻ vô can.
Tài liệu cho thấy, sau khi anh
em họ Ngô bị bắn chết, ngày 2.11.1963, Bộ Ngoại giao Mỹ có chỉ thị cho Lãnh sự
Mỹ ở Huế, rằng: “Cần phải cho Ngô Đình Cẩn tị nạn nếu sinh mạng của ông ta bị
nguy hiểm do bất cứ phía nào”.
Tiếp đến, ngày 4.11, Bộ Ngoại
giao tiếp tục gửi điện hỏa tốc cho Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nhắc lại: “Cần phải
tránh việc hãm hại ông Ngô Đình Cẩn bằng mọi giá. Chúng ta phải tận dụng mọi
phương tiện của chính chúng ta để đưa ông ấy rời khỏi miền Nam Việt Nam, nếu cần
thiết thì đưa luôn mẹ của ông ấy đi”.
Ngày 5.11, tức là chỉ sau 1
ngày Bộ Ngoại giao Mỹ có công điện hỏa tốc gửi Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, tướng Đỗ
Cao Trí xuất hiện trước Lãnh sự quán Mỹ ở Huế, nói ngắn gọn: “Các ông
giao Ngô Đình Cẩn cho chúng tôi, nếu không chúng tôi sẽ không đảm bảo sự an
toàn cho Lãnh sự quán”.
Sau khi xin lệnh của
Washington, phía Lãnh sự quán Mỹ đã giao Ngô Đình Cẩn cho tướng Trí, kèm theo lời
đề nghị: “Các ông có quyền xét xử, nhưng không được phép xử tử ông ấy”. Chính Đại
sứ Mỹ Cabot Lodge cũng trấn an Washington rằng: “Ông Cẩn sẽ không bị xử tử”. Thế
nhưng, ngày 22.4.1964 Ngô Đình Cẩn đã bị chính quyền mới kết án tử hình và bị xử
bắn vào ngày 10.5.1964.
Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu
và Ngô Đình Cẩn đều bị sát hại bởi nhóm đảo chính, bởi cả nhóm tướng lĩnh đảo
chính lẫn người Mỹ đều sợ vào ngày mà gia đình họ Ngô có thể lật ngược thế cờ.
Người Mỹ không muốn để lại hậu họa. Bởi họ thừa sức biết, Ngô Đình Diệm năm
1963 đã không còn là Ngô Đình Diệm của những năm trước đó. Ông Diệm thời điểm
1963, như một con hổ đã bị tước hết vuốt lẫn cắt gọn nanh.
Người hạnh phúc nhất sau cái
chết của anh em họ Ngô chính là Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, Cabot Lodge. Cabot Lodge
trước khi sang Sài Gòn đã rất muốn thay thế Ngô Đình Diệm. Thậm chí, cái chết của
anh em họ Ngô cũng được Cabot Lodge đón nhận rất hân hoan. “Việc ông Diệm và
ông Nhu bị bắn chết, là ngoài ý muốn của các tướng lĩnh tham gia đảo chính. Hơn
nữa đây chỉ là chuyện không may, bởi không ai có thể giữ hết được trật tự khi đảo
chính xảy ra”. (Báo cáo của Cabot Lodge gửi Washington sau ngày 1.11.1963).
Cabot Lodge còn minh chứng
cho thói cáo già của mình, ông đã nhận lời với linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng
Đại học Huế rằng: “Tôi sẽ làm mọi cách để ông Cẩn không bị khép án tử hình. Lời
tôi hứa với Cha hôm nay cũng là lời tôi hứa với Đức Giáo hoàng. Vậy bây giờ,
trước mặt Cha tôi xin nhắc lại lời hứa đó”.
Kết quả, ai cũng đã biết,
Ngô Đình Cẩn vẫn bị bắn chết
Sự
tuyệt vọng của Ngô Đình Diệm
Trở lại thời khắc rạng sáng
ngày 1.11.1963, sau một thời gian mật đàm với Conene – nhân viên cấp cao của
CIA, tướng Dương Văn Minh quyết định cho nhóm đảo chính tấn công Dinh Độc Lập.
Lực lượng phòng vệ ở Dinh nhanh chóng thất thủ, anh em Diệm-Nhu tháo chạy khỏi
Dinh Độc Lập về ẩn náu tại Nhà thờ Cha Tam (Nhà thờ St Francis Xavier) ở khu Chợ
Lớn.
Tại đây, Tổng thống Ngô Đình
Diệm chính thức phát đi tín hiệu đầu hàng nhóm đảo chính. Trước khi chạy sang
Nhà thờ Cha Tam, khi quân đảo chính đang bao vây Dinh Độc Lập, cả ông Diệm và
ông Nhu đều rất bình tĩnh. Thậm chí, ông Nhu còn trấn an ông Diệm rằng cứ yên
tâm, sẽ có một cuộc “phản – đảo chính” kiểu như Trần Thiện Khiêm và Huỳnh Văn
Cao từng làm vào tháng 11.1960.
Niềm tin của ông Nhu chủ yếu
dựa trên hai kế hoạch Baravo 1 và Bravo 2 đã được ông giao cho tướng Tôn Thất
Đính, Tổng trấn Sài Gòn – Gia Định thực hiện khi xảy ra chính biến. Nhưng, cái
đau của anh em ông Diệm là đều không nhìn thấy rõ tướng Đính lại là người nằm
trong nhóm tướng lãnh cầm đầu cuộc đảo chính.
Cảnh sát dã chiến trên đường
phố Sài Gòn, năm 1963.
Đến khi phát hiện ra sự thật,
ông Diệm không còn cách nào khác là dựa vào niềm hy vọng cuối cùng là cái uy của
một Tổng thống, người từng hất cẳng Bảo Đại, tống cổ Nguyễn Văn Hinh, dẹp loạn
Bình Xuyên, trấn áp các giáo phái ở miền Nam, loại bỏ các đối thủ chính trị sừng
sỏ lên làm Tổng thống, nhằm thương thuyết một cuộc ra đi trong danh dự với nhóm
tướng lãnh cầm đầu.
Ông ta đã chủ động gọi cho
tướng Trần Văn Đôn, cánh tay mặt của tướng Dương Văn Minh để thương lượng.
“- Tướng lĩnh các anh đang
làm cái gì vậy?
– Thưa cụ, chúng tôi đã đề
nghị với cụ nhiều lần rằng cụ cần cải cách chính sách theo nguyện vọng của nhân
dân, nhưng đã không được cụ quan tâm. Bây giờ, đã đến lúc quân đội phải đáp ứng
nguyện vọng của nhân dân. Mong cụ hiểu cho chúng tôi.
– Tại sao chúng ta không ngồi
lại với nhau để nói chuyện? Chúng ta sẽ bàn về cái mạnh và cái yếu của chế độ.
Từ đó, tìm ra con đường nhằm củng cố lại chế độ.
– Có lẽ đã quá muộn để ngồi
lại. Và việc bàn luận là không còn cần thiết nữa, thưa cụ!
– Chưa bao giờ là muộn cả.
Do đó, tôi mời tất cả các anh đến dinh để cùng bàn những vấn đề. Và cuối cùng,
đưa ra một giải pháp khiến cả hai phía đều thỏa mãn.
– Thưa cụ, tôi phải hỏi ý kiến
của những người khác xem sao”.
Sau cuộc điện đàm với tướng
Đôn, ông Diệm đã phần nào mường tượng được mình không còn là người nắm quyền lực
tối thượng trong nền Đệ nhất Cộng hòa.
16h30’ ngày 1.11.1963, tức
buổi chiều ngày đảo chánh. Ông Diệm gọi điện thoại cho Đại sứ Mỹ Cabot Lodge.
...
“- Một đơn vị quân đội đang
làm loạn. Và thông qua ông Đại sứ, tôi muốn biết thái độ của người Mỹ về vấn đề
này ra sao?
– Xin lỗi Tổng thống, tôi
không nắm được thông tin đầy đủ về chuyện này để trả lời Tổng thống. Tôi có
nghe tiếng súng nổ ở đâu đó, nhưng rất tiếc tôi không nắm chắc chuyện gì đang xảy
ra.
Hơn nữa, thưa Tổng thống hiện
tại đang là 4 giờ 30 phút sáng theo giờ của đất nước chúng tôi. Do đó, Chính phủ
Mỹ không thể kịp thức dậy để bày đỏ quan điểm nào đó vào lúc này.
– Nhưng ông cũng phải có một
số ý kiến rõ rệt chứ. Dẫu sao, hiện tại tôi cũng đang nắm quyền tối cao tại đất
nước này. Tôi đã cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình. Tôi muốn một thái độ
hành xử đúng đắn vào lúc này, điều mà trách nhiệm và ý thức luôn đòi hỏi ở tôi.
Tôi luôn tin tôi đã làm đúng bổn phận của mình.
– Chắc chắn ngài đã làm đúng
bổn phận của ngài, thưa Tổng thống. Như tôi đã nói với ngài sáng nay, tôi ngưỡng
mộ sự dũng cảm cũng như sự đóng góp to lớn của ngài dành cho đất nước ngài.
Không ai có thể phủ nhận những gì ngài đã làm. Nhưng thú thật, hiện tại tôi
đang lo cho sự an toàn của ngài.
Tôi có một báo cáo cho biết
những người chịu trách nhiệm tình hình hiện nay sẵn sàng cấp cho ngài và em của
ngài giấy thông hành an toàn rời khỏi đất nước nếu như ngài từ chức. Ngài đã từng
nghe nói đến việc này chưa?
– Không, tôi không biết. Ông
Đại sứ có số điện thoại của tôi chứ?
– Vâng, tôi có. Nếu ngài cần
đến tôi về những chuyện liên quan đến vấn đề an toàn sinh mạng của ngài, thì
ngài hãy gọi điện thoại cho tôi bất cứ lúc nào.
– Cảm ơn ông, tôi đang cố gắng
thiết lập lại trật tự.
– Biết không thể trông chờ từ
“người bạn” Mỹ nữa, Tổng thống Diệm quay số của tướng Đôn, để tiếp tục thương
thảo.
...
“-Các anh nghĩ gì về đề nghị
của tôi?
– Thưa cụ, chúng tôi đã trao
đổi kỹ cùng nhau theo đề nghị của cụ. Nhưng rất tiếc, chúng tôi không tìm ra điểm
chung giữa hai phía để có thể ngồi vào bàn đàm phán với cụ. Tôi nghĩ, cụ cùng
ngài cố vấn (tức Ngô Đình Nhu), nên rời khỏi đất nước…”.
Đó là tất cả những gì Tổng
thống Ngô Đình Diệm có thể nói với thuộc cấp của mình, trước khi hai anh em ông
Đại úy Nhung bị sát hại
————-