Thật trùng hợp. Cụ nội, danh Phạm Đăng Hưng, ông nội danh Phạm Thế Ứng. Thông tin lăng mộ cụ Phạm Đăng Hưng, tên trùng tên cụ nội. Một xúc cảm ơn nghĩa tổ tiên, đăng lại hình ảnh này. Không gì ngoài nhớ tổ tiên xưa.Kiến trúc khu mộ thật đẹp, một miền đất Gò Công yêu dấu.
Đã có 13 người qua đời được xây lăng mộ tại đây trong khoảng thời gian từ năm 1811 đến đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, trong đó có mộ của Phạm Đăng Hưng được xây dựng từ năm 1825, là một kiến trúc tâm điểm, độc đáo với diện tích hơn 800m², cách nhà thờ khoảng 500 m phía bên phải. Tương truyền, ông Hưng được chôn ở tư thế ngồi và trong quan ngoài quách.
Mộ được xây dựng với kiểu kiến trúc hình bát giác mang dáng dấp của một chiếc mũ triều phục. Bốn trụ thấp cách điệu giữa búp sen và chiếc nón cùng biểu tượng đôi cá vượt vũ môn được đặt phía trước. Sau bức hoành phi là bốn con rồng ngự trị trên cao giương cặp mắt sáng quắc (hiện tại chỉ còn ba con, một con bên phải đã bị hư hỏng vì thời gian). Phía dưới là hình tượng ngũ lân (tượng trưng cho ngũ tước: công, hầu, bá, tử, nam; ngụ ý năm đời đều danh giá) khảm trai hình độc đáo (hiện con ba con đã bị hư hỏng nặng phần đầu và chân).
Đặc biệt nơi đây có đến hai nhà bia ghi lại công trạng của Phạm Đăng Hưng, với lý do sau:
Nhà Bia phía bên phải mộ được làm bằng đá cẩm thạch trắng (đá Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng) có khắc bia văn do Phan Thanh Giản soạn năm 1858. Nhưng khi di chuyển từ Huế vào đến Sài Gòn thì bị quân Pháp lấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé vừa bị nghĩa quân Trương Định chém chết 1860. Năm 1999, tấm bia này đã được chuyển về đây. Tính ra tấm bia đá mang tên hai người chết một Pháp một Việt này đã luân lạc đúng 140 năm (1859-1999).
Nhà bia phía bên trái mộ dựng tấm bia bằng đá hoa cương (đá Ganis) do vua Thành Thái sai làm năm 1899, sau khi tấm bia đầu đã bị quân Pháp chiếm đoạt. Nội dung tấm bia này giống y tấm bia trước.
-----------
Xem thêm
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét