Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

The Water Diviner

Olga Kurylenko và Russell Crowe trong phim The Water Diviner

The Water Diviner là một bộ phim Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ thuộc thể loại lịch sử chiến tranh của Russell Crowe. Phim đưa ta quay về thời điểm năm 1919 diễn ra sau "trận chiến Gallipoli" và theo chân một người nông dân Úc trên hành trình tìm kiếm 3 người con bị mất tích của mình.
Xem phim hồi hộp, xúc động, cảnh quay đẹp và chân thực.
Mến yêu Olga Kurylenko trong nhân vật, chồng chết trong chiến tranh Hi lạp – Thổ nhĩ kỳ (Đại chiến I). Đôi mắt sáng, gò má cao, thiện cảm. Trong phim có câu nói của cô, đại ý: Người đàn ông là của gia đình và những đứa con.
Chiến tranh luôn thật tàn khốc  Đoạn cuối phim khi 2 người nhìn nhau, cốc cafe cảm tưởng bình yên rồi mà phần typing cuối phim nghẹn lại: "Thế chiến thứ nhất l (1914-1918) có 37 triệu người thương vong, trong đó hơn 8 triệu người hoàn toàn mất tích... phim dành tặng những người mất tích và không trở về..."
PS. Trận chiến  Gallipoli.

Ðế quốc Ottoman Turkey vào thời cực thịnh của thế kỷ 16-17 đã chiếm một lãnh địa rộng lớn, có đến hơn 5 triệu cây số vuông, kéo dài suốt từ Trung Á sang đến tận Morocco. Biên giới Ottoman chỉ dừng lại ở cực Tây Phi Châu nhờ vào biển Atlantic Ocean. Suốt hàng bao thế kỷ, đất nước Thổ Nhĩ kỳ nằm vào vị trí nối liền hai biển lớn Black Sea (Hắc Hải), Aegean Sea và nối vào biển Ðịa Trung Hải. Ðây cũng là biên giới giữa hai lục địa Châu Âu và Châu Á, đường phân chia hai châu lục địa này từ Black Sea chạy dọc theo eo biển Bosporus (qua thành phố Istanbul) qua biển Marmara kéo dài đến bán đảo Gallipoli rồi nối vào biển Aegean Sea. Có lẽ người ta sẽ không biết đến bán đảo Gallipoli nhỏ bé ấy nếu không xảy ra một trận chiến nổi tiếng của Thế ChiếnI tại vùng bán đảo này. Là một trong 10 trận chiến đẫm máu nhất của lịch sử chiến tranh thế giới.
Chiến dịch Gallipoli còn gọi là Trận Gallipoli, kéo dài từ tháng 4 tới tháng 12 năm 1915, do quân Đồng minh Anh-Pháp, phát động nhằm chiếm thủ đô của Đế chế Ottoman.
Được xem là chiến dịch đổ bộ lớn nhất và tham vọng nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc tấn công thất bại với thiệt hại nặng nề cho cả hai phía. Thảm họa Gallipoli của liên quân đã thể hiện sự ngu xuẩn của chiến tranh, khi các chỉ huy bất lực đẩy những người lính dũng cảm đến những cái chết vô ích. Đại thắng này mang lại vinh quang cho tướng Thổ Mustafa Kemal Pasha, khiến ông trở thành một vị anh hùng bách thắng của người Thổ. Trong khi ấy, thảm họa này được coi là một đòn giáng nặng nề vào phe Entente ở vùng Balkan.

Bán đảo Gallipoli này rất đẹp vì bán đảo này không lớn lắm, bề ngang chỉ rộng khoảng 6km, còn bề dọc chỉ hơn 70km chạy dọc theo eo biển Dardanelles. Ðứng ở eo biển Dardanelles, từ bờ bên này người ta có thể thấy được bờ bên kia hay nói một cách văn vẻ hơn “đứng bên Âu Châu du khách có dịp nhìn thấy phần Tiểu Á của Á Châu.
Ðầu thế kỷ 20, Thế Chiến I đã xảy đến với nhân loại. Ðế quốc Hồi Giáo Ottoman sau hơn 600 năm thống trị đang trên đà suy tàn. Người ta đã ví đế quốc này như “con bệnh thoi thóp” nằm bên các “bác sĩ Âu Châu” ra tay chẩn bệnh chữa trị. Dĩ nhiên cách chữa trị hay nhất của các vị bác sĩ này là họ đem ra “mổ xẻ con bệnh” và chia chác cho nhau. Thuở ấy, các đế quốc Anh-Pháp-Nga là những đồng minh của nhau. Họ hẹn nhau đến Constantinople (ngày nay là Istanbul) thủ đô của Turkey để “mổ xẻ” chia chác nhau biên giới cuối cùng của đế quốc Ottoman. Ðế quốc Nga đi từ biển Hắc Hải đến, đế quốc Anh và Pháp sẽ vượt qua eo biển Dardanelles để cùng nhau hội tụ chữa bệnh cho đế quốc Ottoman.
Tầu chiến Anh tham gia chiến dịch đẫm máu Gallipoli.
Ðế quốc Anh lúc đó rất mạnh, họ điều quân của các thuộc quốc bao gồm Australia, New Zealand, India, Newfoundland, United Kingdom, cộng với quân đội của Pháp. Vì đế quốc Ottoman lúc đó đang thua khắp mọi nơi và cũng vì quân đội của cả Anh lẫn Pháp đều trang bị vũ khí tối tân hơn quân Thổ Nhĩ Kỳ nên các tướng lãnh của Anh và Pháp đều rất tự tin và nghĩ rằng họ sẽ vượt qua bán đảo Gallipoli để vào eo biển Dardanelles rất dễ dàng.


Ngày 25 tháng 4 năm 1915, chiến dịch Gallipoli bắt đầu. Quân đội của đế quốc Anh-Pháp có trên 500,000 quân, phía bên Ottoman có hơn 300,000 quân. Tuy nhiên, cuộc chiến mà đế quốc Anh và Pháp tưởng dễ nuốt đó hoàn toàn lại không dễ dàng như họ nghĩ. Những trận đánh khốc liệt trên một bán đảo nhỏ hẹp, quân đế quốc Anh-Pháp đổ bộ và cố gắng tiến lên từng tấc đất, đánh cận chiến với nhau và hàng hàng lớp lớp binh lính của cả hai bên nằm chết bên nhau. Tuy nhiên, sau những trận cận chiến như thế, họ (quân lính của cả hai bên) cũng đã để lại những hình ảnh đẹp, rất-là-con-người khi những người lính đó không còn nghĩ đến bộ quân phục họ đang mặc. Chính Tướng Casey của Australia viết trong báo cáo của ông đã có những người lính Turkey dìu người thương binh Anh đến nơi quân Australia đóng. Nhưng cũng có rất nhiều hình ảnh làm người ta rơi lệ khi biết những binh lính trẻ Thổ được lệnh ra trận không phải để tấn công quân địch (vì họ đâu có đủ vũ khí để mà chiến đấu) mà họ ra trận để mà chịu “chết cho quê hương” họ.

Mustafa Kemal Pasha, vị đại tá chỉ huy quân Thổ, là một vị chỉ huy gan dạ và thông minh. Ông biết nếu bán đảo Gallipoli thất thủ là đất nước ông sẽ mất. Bằng mọi giá ông và quân binh Thổ phải giữ vững Gallipoli. Khi thấy các binh lính Thổ hoảng sợ chạy trốn, ông nổi tiếng với câu ra lệnh bất hủ, “Tôi không ra lệnh cho anh em đến đây tấn công, tôi kêu gọi anh em đến đây để chết cho quê hương. Lúc chúng ta ngã xuống, sẽ có những người khác đến thay thế.” Có lẽ nhờ thế mà quân Thổ đã giữ vững được bán đảo Gallipoli.
Trận Gallipoli không phải chỉ là một trận đánh cứu chữa được “con bệnh thoi thóp” Turkey mà còn là một trận đánh oai dũng nhất trong lịch sử của dân tộc Thổ. Họ đã ngăn chận sự đổ bộ của liên quân đế quốc Anh-Pháp lên bán đảo Gallipoli. Sự lui quân của liên quân đế quốc nói lên sự thất bại của Anh-Pháp. Mustafa Kemal đem lại niềm tin và hy vọng cho quốc gia ông.
Sau khi Ðế chế Ottoman suy tàn và thua trận trong Ðệ Nhất Thế Chiến, dân tộc Thổ Nhĩ kỳ đã vùng dậy và hình thành phong trào quốc gia dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Pasha. Qua chiến dịch Gallipoli, ông trở nên nổi tiếng và giành lại độc lập cho đất nước và thành lập nước Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 năm 1923. Ông được dân Turkey gọi là Kemal Ataturk (Người Cha của Turkey).
Còn liên quân đế quốc Anh-Pháp sau hơn tám tháng rưỡi tấn công, sự thiệt hại nhân mạng quá cao nên buộc Anh và Pháp lui binh bỏ cuộc. Sau trận chiến, thanh danh của Winston Churchill của đế quốc Anh bị hoen ố. Nhưng điều đó không đau đớn bằng, chỉ ít lâu sau Australia và New Zealand tuyên bố là hai quốc gia tự trị, không vâng theo lời của mẫu quốc Anh nữa. Những binh sĩ Australia và New Zealand (được gọi tắt là ANZAC Australia New Zealand Army Corps) đã nằm an nghỉ tại Gallipoli không phải là ít.
Không gian bán đảo Gallipoli nếu có những nỗi buồn là cơ duyên như thế. Ba mươi sáu địa điểm chung quanh bán đảo là những cứ điểm chiến trận xảy ra và cũng là nơi mà quân lính hai bên nằm xuống quá nhiều. Trận chiến Gallipoli với hơn 800,000 quân hai bên tham chiến, các trận đánh diễn tiến chỉ hơn 34 tuần mà con số thương vong của cả hai bên lên đến khoảng 500,000 binh sĩ. Ai là người chịu trách nhiệm về con số thương vong này! Nói cho cùng, trong tất cả mọi cuộc chiến, các người chiến binh của cả hai phía đều không có người chiến binh nào thắng hay bại. Sự điên rồ và lợi ích của các người lãnh đạo đã hướng dẫn họ đến sự hận thù căm phẫn giết lẫn nhau. Ðế quốc thì có bao giờ thèm ngó ngàng gì đến nhân mạng của các binh lính, họ chỉ cần đạt được mục đích mà họ tự vẽ ra cho chính cá nhân, đảng phái, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan của họ.
Trong trận chiến Gallipoli (Thế chiến I) diễn ra ngày 19/5/1915 giữa quân Đồng minh và Đế chế Ottoman (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), xác của hàng nghìn lính Thổ và ANZAC (Australia và New Zealand) bị bỏ lại giữa chiến trường. Do sự nóng nực của mùa hè, các thi thể càng thối rữa nhanh hơn và bốc mùi hôi thối khắp nơi. Ngày 24/5, 2 bên tham chiến quyết định thực hiện lệnh ngừng bắn để thu dọn các xác chết. Vì thế, lính Đồng minh và Thổ có cơ hội làm việc cùng nhau để chôn cất người chết. Từ những kẻ thù không đội trời chung, họ dần cảm phục sự dũng cảm của nhau và trở thành bạn bè. Họ thậm chí còn trao đổi những vật kỷ niệm để chúc nhau may mắn. Khi công việc thu dọn người chết kết thúc, các binh sĩ lại tiếp tục đối đầu đẫm máu trên chiến trận. Ảnh: Listverse.

Hình ảnh Olga Kurylenko và Russell Crowe, Dylan Georgiades về phim The Water Diviner.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét