Sau khi thỏa thuê vũng vẫy biển Tuy Hòa đoàn đi thăm Tháp Nhạn trước bữa ăn. Cái háo hức của tâm trạng thăm địa danh đầu tiên trong hành trình khiến mọi người đều râm ran bàn tán.
Cầu Hùng Vương bắc qua sông Đà Rằng |
Trong lịch
sử, người Việt chỉ cần 200 năm để vượt sông Thu Bồn, Đồng Nai, MêKông và đi đến
tận cùng đất mũi Cà Mau. Nhưng chúng ta phải mất 400 năm mới vượt qua bờ sông
Gianh để có thêm châu Ô, châu Lý và mở ra một lộ trình mở đất nhọc nhằn.
- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân
đánh Chăm Pa đến tận đèo Cả. Tuy nhiên sau đó Lê Thánh Tông chỉ
sát nhập vùng đất từ đèo Hải Vân tới đèo Cù Mông (phía bắc
Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt. Vùng đất Phú Yên vẫn thuộc quyền quản lý của Chăm
Pa với tên gọi Ayaru.
- Năm
1611, Nguyễn Hoàng sát nhập Ayaru
vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi Phú Yên. Tên gọi nầy do chúa Nguyền Hoàng đặt với ước nguyện về một miến đất
trù phú, thanh bình trong tương lai.
2. Tháp Nhạn
Tượng Bà trong tháp Nhạn |
Phú Yên với 9 đơn vị hành chính, có có 5 nơi chủ yếu đồng bằng. Một ngọn núi nằm giữa lòng thành phố bên một con sông lớn là điều kỳ lạ. Tháp Nhạn là thắng cảnh tiêu biểu nơi đây, cũng như sông Đà Rằng vậy, nên chứa nhiều huyền tích. Như Huyền thoại bà chúa khai sáng người Chăm; việc xây dựng ngọn tháp trên núi Nhạn của ông Lương Văn Chánh giao tranh với quân Chiêm Thành. (như kiểu ông Đùng bà Đùng gẫy gánh ra hai hòn núi - để lý giải việc núi giữa đồng bằng). Có giải thích rằng tên núi Nhạn vì nơi đây xưa có nhiều chim nhạn, tôi không tin lắm vì có lần nghe tên Lũng Cú mạn Hà Giang vì trên núi có nhiều cò, cú... hơ hơ...
Tháp Nhạn tên gọi trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là tháp KơHmeng. Phải chăng cuộc xâm chiếm của người Việt tạo lên sự di cư liên tục chủa người Chăm lên vùng Cheo Reo và hợp với dân bản địa thành nhóm tộc mới Anak Jarai, mà tên tháp vẫn còn ghi lại theo tiếng Jarai vậy.
Xe 45 chỗ lên tận khu chân tháp. Trời đêm, mọi người mải mê chụp cái rực rỡ của kiến trúc Chăm trong ánh sáng chiếu từ chân tháp. Có mỏm núi cao bên cạnh, tôi lên thấy có tượng Phật Bà bên ngôi miếu của một gia đình cung dựng. Thấy kiến trúc này không hòa hợp lắm. Tín ngưỡng Chăm có chăng chỉ đôi chút hòa với Phật giáo Nam tông Khmer.
Núi Nhạn (ảnh sưu tầm) Phía trái là đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Phú Yên |
Tượng Phật Bà trên núi Nhạn |
Tháp Nhạn, nhìn từ quán Sông Ba. |
đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Phú Yên (nhìn từ quán Sông Ba) |
May mà 14 năm đó cánh đồng lúa Tuy Hòa vẫn tươi xanh.
đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Phú Yên Ảnh sưu tầm trên internet |
Về quán Sông Ba bên Đà Rằng ăn cơm tối, ngắm sông. Tiêu chuẩn ăn 130k/ bữa. Hải sản Tuy Hòa thật tươi ngon.
Nơi miền Trung vào trong nớ, những người bán vé số, đồ ăn thêm, hát rong không bao giờ bị chủ quán rầy la. Khác với Bắc nhiều lắm, tửng tưng quay đi khi họ đến bên bàn.
Chợt nhớ những lần lũ lụt ngoài ni, chỉ một người trưng cái hòm bên chợ, người người bỏ tiền vô. Hồn nhiên như nghĩa vụ.
Người hát rong bên quán Sông Ba. |
Sông Đà Rằng về đêm- bên quán Sông Ba. |
Tháp Nhạn là nơi Hội văn nghệ Phú Yên tổ chức các đêm thơ. Cùng với các đêm thơ của tỉnh Quảng Ninh. Đêm thơ Tháp Nhạn Phú Yên và Đêm thơ Quảng Ninh gợi ý để Hội nhà văn VN tổ chức ngày thơ Rằm tháng Giêng.
Trả lờiXóaCảm ơn bác có một thông tin thú vị. Em tiếc là thăm bưn đêm nên không chụp đặc tả được các điêu khắc.
XóaEm cũng được đi du lịch "tại chỗ" nhờ đọc blog của Thầy, lại biết thêm nhều câu chuyện từ Thầy. Hay quá Thầy ạ.Cám ơn Thầy. Thích cuộc sống của Cô, Thầy quá.
Trả lờiXóaCảm ơn rất nhiều khi em chia sẻ. viết để nhớ những ngày đi qua nơi ấy. Mến thương cái nhọc nhằn cằn cỗi và đầy sức sống của Phú Yên. Cái tên đất không yên như tên gọi, giầu về đất về người, nép mình ẩn giữa hai con đèo heo hút.
Xóa