Bộ phim Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân (Spring, summer, fall, winter… and spring). Được New York Times của Mỹ ví là một bộ phim đáng xem nhất của điện ảnh Hàn Quốc. Phim là cái nhìn triết lý nhân sinh sâu sắc về kiếp người qua cách kể chuyện dung dị, đời thường của đạo diễn. Mỗi câu chuyện về mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông đều có thể khiến người xem… lặng đi. Lặng đi trước câu chuyện cuộc đời, lặng đi trước âm thanh tinh tế, lặng đi trước những khuôn hình đẹp như tranh thủy mạc, lặng đi trước mỗi góc nhìn đầy tính điện ảnh của một đạo diễn xuất sắc.
Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân
Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân (phim Hàn Quốc) là một phim đạt cả hai bình diện: nghệ thuật và xiển dương (闡揚)(*) Phật pháp.
★ Về nghệ thuật, đây là bài thơ tuyệt vời kèm trong kỹ thuật "cận ảnh- gross plan", để diễn ý thay lời. Tài tử diễn xuất nhiều hơn đối thoại.
★ Về "pháp" - như nội dung trong năm phân đoạn đã ghi lại ở trên, không đơn giản là đạo diễn chỉ muốn nói về sự cám dỗ, sa lầy của con người về "ái dục". Dù trong một cuộc phỏng vấn của ai đó, Kim Ki-Duk đã trả lời khiêm tốn rằng, "Tôi chỉ muốn mô tả sự hỷ nộ ái ố trong cuộc sống của chúng ta qua bốn mùa, và qua cuộc đời của một nhà sư trong ngôi chùa ở Hồ Pusan vây bọc bởi thiên nhiên", cuốn phim còn chất chứa sự mênh mông và huyền diệu theo với bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật (Prajanaparamita Sutra). Nhưng hiểu Pháp thế nào qua một cuốn phim là sự tùy thuộc vào trí huệ, duyên ngộ Pháp của mỗi chúng sanh.
(*) 闡揚
Xiển dương
Xiển: Mở rộng và làm sáng tỏ ra. Dương: đưa lên cao.
Xiển dương là làm sáng tỏ và phát triển rộng ra.
Vì cuộc đời là như thế.
Blog Chị Ba Đậu
Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân là một bộ film hay, ít lời thoại nhưng truyền tải được một thông điệp khá xuất sắc. Tôi không dám bình film bởi tôi không thực hiểu hết hàm ý nó nhưng tôi chỉ ghi lại những cảm nhận của mình. Cuốn film cố ý mô tả sự hỷ nộ ái ố trong cuộc sống của chúng ta qua bốn mùa, và qua cuộc đời của một nhà sư – đó là theo lời của đạo diễn bộ film.
Cách đây hai tuần tôi tình cờ xem bộ film này. Tôi xem đi xem lại vài vẫn còn cái cảm giác hay, dù thực tình tôi chưa hiểu hết được tận tường. Fim được mở màng bằng một không gian rất yên tĩnh. Ngôi chùa nhỏ nằm giữa núi non sông nước, nơi có vị sư già và chú tiểu tu hành. Chi tiết đầu tiên đập vào mắt tôi là cái cồng chùa, trơ trọi, không tường không vách, với hai bức hình thiện ác hai bên.
Cộng thêm chi tiết cái cánh cửa ngăn giữa chánh điện và phòng ngủ. Cũng trơ trọi không tường không vách. Chỉ cánh cửa chổng chơ. Từ chỗ ngồi tụng kinh gõ mõ, vị sự già có thể nhìn thấy rõ chú tiểu đang nằm ngủ, Thế sao vị sư già vẫn phải đẩy cửa, bước qua để vào phòng đánh thức chủ tiểu con(??) Chi tiết này theo tôi chính là sự giữ giới. Dù không ngăn cách, dù có thể xông thằng vào phòng không cần mở cửa. Vị sư già nhất định giữ giới, đi cửa chính. Đúng đường. Dù không rào cản, dù chẳng ai ngăn. Tự vị sư ý thức việc nên giữ giới và tuân theo.
Ai đó đã có lần nhận xét, cái cảm nhận cứ mỗi vòng tuần hoàn ở cõi thế, cái ác trong con người lại tăng lên một chút. Dường như chú tiểu ở cuối film có những hành vi ác hơn chú tiểu lúc ban đầu. Tiếng cười dường như bớt trong trẻo hơn, dường như khô khan hơn và thiếu luôn những giọt nước mắt hối hận. Tôi cũng thấy như vậy.
Chú tiểu cuối phim ... "đến Xuân" có ác hơn? |
Trong film có một đoạn tôi còn thắc mắc. Tôi vẫn chưa hiểu rõ cảnh người đàn bà bịt mặt, mang con bỏ chùa nhưng lại bị chết cóng ngay chiếc hố do vị sư đào. Phải chăng đạo diễn muốn nói đến nhân quả? Nhân quả, có phải là do bà ta đem con bỏ lại chùa, nên phải chết để trả nợ trần gian. Nhưng tại sao bà phải chết? Ngay lúc vừa bỏ con? Lại chết do cái hố của vị sự? Có phải do cảm thấy mình là nguyên do của cái chết của bà, mà vị sư trung niên vác hòn đá leo núi, có phải là hình ảnh của sự xám hối do nghĩ mình chính là thủ phạm của cái chết kia??? Vòng tròn giữa nhân và quả, giữa thiện và ác cứ xoay cuồng không dứt?
Thiển nghĩ cái nặng do hòn đá đeo trên lưng, không nặng nề như cái nặng đeo đuổi trong tâm hồn. Trút bỏ hòn đá, có chắc trút bỏ được cái nặng mang canh cánh trong lòng? Trừ khi trút hết cái nặng trong lòng, mới mong sống thanh thản!
Tôi không dám chắc mình hiểu hết trọn bộ film cũng như hàm ý sâu sắc mà đạo diễn muốn truyền tải đến với người xem, nhưng những gì tôi lờ mờ hiểu được, tôi tin đây là một bộ film hay và đáng để nghiền ngẫm. Có rất nhiều chi tiết đáng nhớ trong bộ film cũng như có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc sau mỗi cảnh quay, sau mỗi nhân vật.
Riêng một điều tôi nhớ rõ nhất là cảnh vị sư già bình thản ngồi viết chữ trên sàn gỗ, khi hai viên cảnh sát đang chỉa súng về phía gã thanh niên mưu sát tội đồ. Gã thanh niên lăm lăm trong tay con dao sát thủ còn đẫm máu. Sư bình thản bảo người cầm súng bỏ súng, người cầm dao bỏ dao, khắc hết lên những con chữ mà vị sư đang viết mực còn chưa kịp khô kìa. Thay vì bắn nhau, chém nhau, gây thêm thù chuốc thêm oán, đẫm máu trên sân chùa, kẻ sức môi thì kẻ cũng bể trán. Tôi thích cách vị sư già dạy cho cả ba người thanh niên cách giữ bình tĩnh, trút giận trên những con chữ thay vì bắn xối xả vào nhau. Một cách trút bỏ những ‘negative energy’ mà không gây tổn thương đối phương.
Khi lòng thù hận lên cao ngất ngưỡng, con người thường chỉ nghĩ đến những điều mình nên làm để thõa mãn cảm giác nhất thời, nhưng như thế kểt quả vẫn sẽ hoài kẹt trong vòng xoay của tạo thế.
Tôi ngưỡng mộ sự bình thản của vị sư già. Tôi cho rằng ông bình thản nhờ sự trãi nghiệm. Phải qua bao nhiêu trải nghiệm ngài mới có thể thản nhiên với dòng xoáy của cuộc đời như thế.
Mình đã xem và cũng chưa thực sự hiểu hết phim này, nhưng mình thấy đây là 1 bộ phim hay mang nhiều triết lý phật giáo.
Trả lờiXóaCảm ơn bạn về những nhận xét.
Tôi rất thích lúc chú tiểu (khi đó là tội phạm) khắc bài kinh Bát Nhã lên thềm đá sân chùa. Viên cảnh sát đứng coi...
Xóa.
Cảm ơn Bạn.